Đậu xanh là thực phẩm thường được dùng trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Nó cũng được sử dụng trong nhiều món bánh đặc sản của Việt Nam. Vậy đậu xanh có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Trong số những loại đậu sử dụng thường ngày, có lẽ đậu xanh được nhiều người sử dụng nhất bởi dễ kiếm, sử dụng trong nhiều mục đích và mang lại phong phú lợi ích. Tác dụng của đậu xanh khi dùng như món ăn, bài thuốc cung cấp chất xơ, nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, magie, mangan và vitamin A, K, C... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem đậu xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người.
Đậu xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người?
1. Tổng quan về đậu xanh
Cây đậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học Vigna radiata (L) là cây đậu đỗ quan trọng đứng hàng thứ ba sau đậu nành và đậu phụng (2 loại cây công nghiệp ngắn ngày).
Đậu xanh (Vigna radiata) thuộc loại cây thân thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 lá chét, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.
+ Nguồn gốc: Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á , phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu xanh được trồng nhiều ở các quốc gia như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Inđônexia; hiện nay đã được phát triển tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở Châu Úc, lục địa Châu Mỹ.
+ Đặc điểm thực vật học cây đậu xanh:
- Rễ: Gồm 1 rễ cái và các rễ phụ. Đất xốp thoáng rễ có thể mọc sâu đến 40 cm, nhờ đó cây chịu hạn tốt hơn. Rễ đậu xanh chịu hạn khá nhưng chịu úng rất kém, nhất là cây còn nhỏ ( 0 – 25 ngày sau gieo). Từ 15 ngày sau khi gieo, rễ đã có nốt sần hữu hiệu cho cây.
- Thân: Cao 40 – 80 cm. Chiều cao thân phụ thuộc giống và cách trồng. Trong điều kiện bón phân, chăm sóc tốt, đậu càng cao cây cho năng suất càng tốt ( nếu không bị đỗ ngã).
- Lá: Khi mới mọc, cây có 2 lá đơn nhỏ, sau đó là các lá kép. Mỗi lá kép có 3 lá đơn. Các lá ở ngọn cần thiết để nuôi trái và hột nên phải được chăm sóc kỹ để ngừa sâu bệnh. Hai lá đơn đầu tiên dễ bị dòi đục thân tán công nên cũng cần xịt thuốc kịp lúc.
- Hoa: Từ 18 – 21 ngày sau khi gieo, đậu xanh đã bắt đầu có nụ hoa nhưng nụ còn rất nhỏ, nằm khuất trong vảy nhỏ ( gọi là mỏ chim ) ở các nách lá. Nụ hoa phát triển từ các chùm hoa, có 16 – 20 hoa nhưng thường chỉ đậu 3 – 8 trái. Hoa nở từ 35 – 40 ngày sau khi gieo.
- Trái: Từ lúc nở, trái bắt đầu phát triển và chín sau 18 – 20 ngày. Trái non màu xanh, nhiều lông tơ, khi chín có màu nâu đen hay vàng và ít lông.
- Hạt: Các giống thường có hạt màu xanh mỡ ( bóng ) hay mốc( có những giống hạt vàng, nâu hay đen), 1000 hạt nặng 30 – 70 g. Các giống hạt xanh bóng, có trọng lượng 1000 hạt nặng hơn 55 (g) thích hợp để xuất khẩu. Hạt đậu xanh có nhiều giá trị dinh dưỡng. Trong 1 hạt có 24 % protein, 2 – 4 % chất béo, 50 % đường bột, nhiều sinh tố B và P.
+ Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đậu xanh: Đậu xanh là một loại cây thực phẩm ngắn ngày có khả năng thích ứng rộng trên nhiều vùng, miền khác nhau, thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 65- 70 ngày.
Tại miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đậu xanh có thể canh tác trong 3 vụ chính là Hè Thu (tháng 5 – 8), Thu Đông (tháng 5 - 11), Đông Xuân (giữa tháng 11 - 2).
+ Sinh trưởng của đậu xanh gồm 4 thời kỳ sau:
* Thời kì mọc: Nếu gặp điều kiện thuận lợi, đậu xanh có thể mọc đều khoảng 3 - 4 ngày sau gieo. Hạt đậu xanh nhỏ (Trọng lượng 1.000 hạt chỉ đạt 50 - 65 g) nên hạt nảy mầm nhanh và thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện hút nước của hạt.
Hạt mọc, khi xuất hiện 2 lá đơn mọc đối (lá đầu tiên là 2 lá đơn mọc đối, các lá sau là lá kép có 3 lá chét). Đậu xanh là cây ưa ấm, nhiệt độ thích hợp cho đậu nảy mầm phải trên 200C, độ ẩm đất khoảng 75 - 80%.
* Thời kì cây con: Từ khi mọc đến khi cây bắt đầu có hoa là khoảng 30 – 35 ngày. Ở giai đoạn đầu, đậu xanh cần dinh dưỡng (N, P, K) để hoàn thiện thân lá và bộ rễ, giai đoạn khoảng trên dưới 30 ngày (trước và sau ra hoa) cây đậu xanh có thể tự dưỡng nhờ vi khuẩn cố định đạm ở nốt sần.
Sự hình thành nốt sần: bắt đầu từ khi cây đậu đã hình thành lá chét, cho đến khi ra hoa (khoảng 20 -30 ngày sau gieo) là nơi cố định đạm, nhờ có nốt sần, đậu xanh không cần bón nhiều phân đạm. Cần tác động các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, phòng trừ sâu bệnh tạo điều kiện cho nốt sần hình thành sớm và nhiều.
Thời kì cây con đậu xanh sinh trưởng chậm. Các biện pháp kỹ thuật canh tác tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi và nhất là cần phải tránh sâu bệnh làm chết cây sẽ làm giảm mật độ cây thu hoạch do đó làm giảm năng suất.
* Thời kì ra hoa - thu lần 1: Thời gian khoảng 20 ngày: Quá trình nở hoa: Đậu xanh có thời gian ra hoa kéo dài và không có đợt hoa rộ rõ rệt như ở lạc và đậu tương. Thời gian ra hoa kéo dài và quả phát dục nhanh (từ khi hoa nở đến quả chín chỉ khoảng 15 - 17 ngày) nên đậu xanh phải thu nhiều lần - đây là nhược điểm của đậu xanh vì công thu hoạch cao.
Vị trí hoa và quả đậu xanh: Hoa đậu xanh mọc thành chùm hoa tự, mỗi hoa tự có thể có 10 - 15 hoa, nhưng chỉ đậu khoảng 2 - 5 quả chín cho thu hoạch. Hoa tự mọc ở nách lá. Những giống cải tiến hiện nay có đặc điểm quan trọng là: cuống hoa tự ở vị trí thấp dài hơn cuống hoa tự ở vị trí cao nên các hoa và quả đậu xanh tạo thành tầng quả vượt lên trên tầng lá. Đặc điểm này rất có lợi cho chăm sóc và thu hoạch.
Sinh trưởng thân lá: Thời kì này, cùng với quá trình ra hoa, kết quả là sự sinh trưởng mạnh của các bộ phận sinh dưỡng (cây tăng nhanh chiều cao thân và cành do đó số lá, diện tích lá cũng tăng nhanh). Lượng chất khô tích luỹ trong thời kì này là lớn nhất, cho nên thời kì này cũng đòi hỏi nhiều dinh dưỡng nhất cho cây phát triển.
* Thời kì thu hoạch: Từ thu lần 1 đến thu hết: Thời gian khoảng 10 - 20 ngày. Thời gian của thời kì này phụ thuộc vào số lần thu hái và khoảng cách giữa 2 lần thu. Các giống địa phương thường phải hái ngay khi chín, nếu thu hái không kịp quả dễ bị tách vỏ, văng hạt nên thường phải thu hái hàng ngày hoặc cách 1 ngày (cách nhật).
Giống cải tiến thường có vỏ quả dầy, khi chín khó tách vỏ hơn nên khoảng cách giữa 2 làn thu khoảng 3 - 5 ngày. Đặc điểm này đã giảm nhiều công thu hái. Kéo dài thời gian thu hoạch và tăng số lần thu hái là một khâu kĩ thuật cơ bản tăng năng suất đậu xanh.
Muốn tăng số lần thu hái, cần phải duy trì bộ lá xanh. Nếu bộ lá tàn sớm thì sẽ giảm số lần hái, thời gian này bị rút ngắn và sản lượng các lần hái sau cũng kém.
2. Đậu xanh có tác dụng gì?
+ Ngăn ngừa các bệnh về tim: Đậu xanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim do hàm lượng flavonoid khá cao. Flavonoid là chất chống oxy hóa polyphenolic thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả. Chúng có khả năng chống oxy hóa kèm theo đặc tính chống viêm nhất định. Qua quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học cho biết đậu xanh giúp chống huyết khối, ngăn ngừa cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch.
+ Phòng chống ung thư đại tràng: Bạn có biết đậu xanh chứa nhiều lipid, glucid, protid có lợi cho việc chống oxy hóa. Phần nhân hạt màu vàng chứa chất coumestrol - một loại polyphenol có tác dụng chống các gốc tự do gấp 50 lần vitamin E và 20 lần vitamin C. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng đậu xanh hay các chế phẩm đều có lợi cho việc ngăn ngừa polyp tiền ung thư thường dẫn đến ung thư ruột.
+ Nâng cao khả năng tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao của đậu xanh tác động tích cực đến hệ tiêu hóa của bạn. Nhiều loại chất xơ có thể làm tăng quá trình tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột, giảm căng thẳng trên đường ruột. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tích cực giữa việc tăng lượng chất xơ giúp giảm vấn đề khó tiêu thức ăn.
+ Kiểm soát đường huyết, biến chứng của bệnh tiểu đường: Đậu xanh sở hữu nguồn flavonoid và carotenoids khá dồi dào. Flavonoid chứa các chất chống oxy hóa cơ bản như quercetin và kaempferol. Trong khi đó catechin đã được chứng minh làm giảm mức độ nghiêm trọng trong các trường hợp đột quỵ.
+ Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch: Tác dụng chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch trong đậu xanh đã được biết đến từ lâu. Chất chống oxy hóa là các hợp chất có lợi trong cơ thể chúng ta tìm kiếm các gốc tự do nguy hiểm và loại bỏ chúng khỏi hệ thống của chúng ta trước khi chúng có thể gây bệnh hoặc tổn thương mô.
+ Cải thiện thị lực: Một lượng caroten được tìm thấy trong đậu xanh có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng - nguyên nhân gây giảm thị lực và chức năng mắt. Lutein và zeaxanthin được tập trung tại điểm vàng trên mắt đóng vai trò chính trong việc ngăn chặn mọi áp lực đối với hoạt động bên trong của mắt.
+ Giúp xương chắc khỏe hơn: Bạn có biết đậu xanh là một nguồn cung cấp vitamin K phong phú. Ngoài ra một khoáng chất khác là canxi được tìm thấy trong đậu xanh cũng không thể thiếu trong việc ngăn ngừa thoái hóa xương và loãng xương. Silicon không phải là khoáng chất phổ biến và hàm lượng không nhiều. Tuy nhiên, đậu xanh là một nguồn silicon tuyệt vời, giúp tái tạo xương và sức khỏe xương nói chung.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động đường tiêu hóa: Bạn có biết tác dụng của đậu xanh trong 110 g, cơ thể có thể hấp thu được 15% lượng chất xơ hỗ trợ việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Đậu xanh thuộc nhóm thực phẩm mang lại nguồn chất xơ tốt cho sức khỏe. Bằng cách bảo đảm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, chúng ta có thể giảm bớt các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trĩ, loét dạ dày và bệnh trào ngược axit.
+ Tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai: Nguồn axit folic dồi dào đóng vai trò chính trong việc phát triển tế bào thai nhi theo các giai đoạn tuổi. Nồng độ axit folic trong cơ thể phụ nữ đảm bảo sự phát triển bình thường của thai trong tử cung, đặc biệt trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
+ Phòng chống, hỗ trị điều trị bệnh gout: Hàm lượng chất xơ có trong đậu xanh tham gia tích cực vào việc chuyển hóa protein nên giảm hình thành, tích tụ axit uric - nguyên nhân gây nên bệnh gout. Tính kháng viêm của loại thực vật này với hoạt chất flavonoid làm ức chế sự phát triển của thoái hóa khớp, giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, đau khớp do căn bệnh gout gây ra.
+ Giúp thanh nhiệt, giải độc: Thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na... tác dụng giải độc, hạ sưng phù, điều hòa tạng phủ, trị ung nhọt, vừa bổ vừa mát. Đông y từ lâu đã xem đậu xanh như một nguyên liệu, phương thuốc trong việc làm mát cơ thể.
+ Giảm lo âu, căng thẳng, chống trầm cảm: Thành phần của đậu xanh có chứa folate và chất chống oxy hóa như carotenoids và flavonoids tham gia tích cực vào quá trình giảm căng thẳng, stress và trầm cảm cho con người. Tác dụng của đậu xanh với sức khỏe tâm thần đã được khẳng định.
3. Một số món chè ngon từ đỗ xanh
+ Chè đậu xanh nước cốt dừa: Ngày hè nắng nóng ăn một chén chè đậu xanh nước cốt dừa thanh mát, vừa giải nhiệt vừa cung cấp thêm dưỡng chất và năng lượng cho cả ngày tràn đầy hứng khởi. Đậu xanh trong chè được ninh cho mềm mịn, lẫn với bột báng, bột khoai và phổ tai giòn giòn, ăn vào vừa có cảm giác bùi bùi, dai dai. Với cách làm đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn.
+ Chè đậu xanh nha đam: Nha đam và đậu xanh đều có tác dụng làm mát và thanh lọc cơ thể, nếu kết hợp hai nguyên liệu này lại sẽ cho ra một thành phẩm vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng. Đậu xanh bùi bùi còn nha đam lại giòn tan trên đầu lưỡi, nước chè ngọt thanh vừa phải, đây quả là món chè không thể thiếu trong những ngày nắng nóng.
+ Chè đậu xanh phổ tai: Chè đậu xanh phổ tai có cách làm đơn giản nhưng thành phẩm cho ra vô cùng thơm ngon, đậu xanh ngọt mềm, phổ tai giòn giòn thanh mát. Nếu muốn cảm giác mát lạnh hãy cho thêm đá vào chè, món chè này thanh nhiệt cơ thể cực tốt đấy!
+ Chè đậu xanh đánh: Đổi gió một chút với món chè đậu xanh đánh nhuyễn, với vị đậu xanh bùi bùi được đánh đến nhuyễn mịn, rất lạ miệng. Hòa quyện với hương vị thơm ngon của nước cốt dừa béo ngậy, ăn kèm với hạt đậu phộng rang hay dừa bào sợi giòn giòn, chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích mê.
+ Chè đậu xanh nguyên hạt: Chè đậu xanh nguyên hạt rất dễ nấu, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến khi hoàn thành món ăn chỉ tốn một ít thời gian, nhưng thành phẩm cho ra vô cùng đáng mong đợi. Vị ngọt thanh của nước đường và sự bùi béo của đậu xanh khi ăn vào khiến cơ thể cảm nhận ngay sự mát mẻ sảng khoái từ bên trong cơ thể.
+ Chè bí đỏ đậu xanh: Bí đỏ và đậu xanh đều là hai nguyên liệu rất tốt cho cơ thể, khi kết hợp với nhau sẽ cho ra món chè có màu cam vàng bắt mắt, lại vô cùng thơm ngon. Với vị bùi bùi từ đậu xanh và vị béo ngậy của bí đỏ cùng nước cốt dừa, khi cho vào miệng sẽ cảm nhận được các viên bí đỏ mềm dẻo cực kỳ lạ miệng. Món chè này có thể dùng nóng hoặc lạnh đều ngon hết sẩy.
+ Chè sầu riêng đậu xanh: Những ngày nắng nóng nếu có một ly chè sầu riêng đậu xanh thì còn gì bằng. Đậu xanh có tác dụng thanh mát cơ thể, quyện với mùi thơm béo đặc trưng của sầu riêng, cho thêm ít đá viên và một vài hạt đậu phộng rang, nhâm nhi cùng với gia đình thì thật tuyệt vời.
+ Chè hoa cau (chè táo xọn): Chè hoa cau không chỉ thơm ngon mà còn đẹo mắt, với màu vàng tươi bắt mắt của đậu xanh, cùng với mùi hương thoang thoảng của vani và lá dứa. Khi ăn vào sẽ cảm nhận được đậu bùi, thơm và mềm mịn, nước chè có vị ngọt thanh, quyện với vị béo của nước cốt dừa. Đây sẽ là món chè khiến cả nhà mình mê mẩn đấy!
+ Chè đậu xanh hạt sen: Chè đậu xanh hạt sen chẳng những thơm ngon bổ dưỡng với đậu xanh mềm mịn kết hợp hạt sen bùi ngậy, được nấu kỹ trong nước cốt dừa ngọt lịm. Thêm vào vài viên đá, món chè này sẽ cực kỳ thích hợp cho những ngày nắng nóng để giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.
+ Chè bắp đậu xanh: Chè bắp luôn được yêu thích bởi mùi vị thơm ngon đặc trưng từ nguyên liệu chính đem lại, kết hợp với đậu xanh sẽ càng thêm hấp dẫn. Chè bắp đậu xanh được nấu kỹ trong nước đường ngọt thanh mát, bắp và đậu quyện lại mềm mịn sền sệt, thêm một chút nước cốt dừa là đã hoàn thành món chè tuyệt vời này.
+ Chè khoai lang đậu xanh: Sự kết hợp giữa khoai lang và đậu xanh sẽ tạo thành món chè vừa đẹp mắt vừa có mùi vị đặc trưng, thơm ngon khó cưỡng. Khoai và đậu xanh đều được ninh nhừ trong nước chè đậm đặc, vị ngọt vừa phải, càng thêm mát lạnh sảng khoái nếu ăn kèm với một vài viên đá.
+ Chè kê đậu xanh: Chè kê đậu xanh là sự kết hợp giữa vị ngọt thanh cùng với vị bùi bùi của đậu xanh sánh mịn và hạt kê dẻo dẻo ngon tuyệt. Tới đây là món chè đã ngon lắm rồi những sẽ càng tuyệt vời hơn nữa nếu ăn kèm với bánh đa kê đấy!
+ Chè kho đậu xanh: Chè kho đậu xanh nghe có vẻ lạ lẫm nhưng thật ra có cách làm đơn giản không mấy cầu kỳ, rất thích hợp xuất hiện trong mâm cúng hay các bữa tiệc gia đình. Món chè sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng tự nhiên của đậu, đậu xanh mềm mịn quyện với vị thơm béo của nước cốt dừa, hương thơm đặc trưng của vani càng làm cho món chè kho hấp dẫn mọi người xung quanh.
+ Chè lục tàu xá: Chè lục tàu xá là một món chè vừa thơm ngon lại còn tốt cho hệ tiêu hóa, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Món chè là sự kết hợp giữa vị ngọt thanh từ nước dừa và đường phèn cùng với vị thơm béo của nước cốt dừa, không những thế vị đăng đắng từ vỏ quýt cắt sợi chắc chắn sẽ làm chúng ta thấy thỏa mãn với món chè giải nhiệt này.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem đậu xanh có tác dụng gì với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Đậu nành có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Viết bình luận