Ung thư là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay, khiến cho nền y học cũng phải đau đầu. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, không riêng một số người nhất định. Thực chất, ung thư bị gây ra do những tế bào vốn dĩ bình thường trong cơ thể, vì một nguyên nhân nào đó mà bị đột biến và trở nên ung thư hóa. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết dấu hiệu nhận biết ung thư như thế nào và cách phòng tránh ra sao.
* Ung thư là gì?
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Hiện có khoảng 200 loại ung thư. Không phải tất cả các khối u là ung thư ngoài ra còn có khối u lành tính không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Có thể dấu hiệu và triệu chứng bao gồm một khối u, chảy máu bất thường, ho kéo dài, không giải thích được giảm cân, và một sự thay đổi trong đại tiểu tiện. Hiện nay có khoảng hơn 100 bệnh ung thư.
Việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây ra 22% số ca tử vong vì ung thư. Ngoài ra còn 10% do béo phì, kém ăn, lười vận động và uống rượu quá mức. Các yếu tố khác bao gồm một số bệnh nhiễm trùng, tiếp xúc với bức xạ và ô nhiễm môi trường. Ở các nước đang phát triển, gần 20% bệnh ung thư là do nhiễm trùng như viêm gan B, viêm gan C và nhiễm trùng papillomavirus ở người. Cũng có khoảng 5-10% bệnh ung thư là do di truyền.
Nhiều loại ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách không hút thuốc, duy trì cân nặng khỏe mạnh, không uống quá nhiều rượu, ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm nhất định, không ăn quá nhiều thịt chế biến và thịt đỏ và tránh phơi nắng quá nhiều. Phát hiện ung thư sớm rất có ích, nhất là với ung thư cổ tử cung hay ung thư đại tràng. Ung thư thường được điều trị bằng một số kết hợp của xạ trị liệu, phẫu thuật, hóa trị, và liệu pháp đích. Cơ hội sống còn phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ của bệnh khi bắt đầu điều trị. Ở trẻ em dưới 15 tuổi ở chẩn đoán tỷ lệ sống sót 5 năm ở các nước phát triển trung bình khoảng 80%. Đối với bệnh ung thư ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trung bình 5 năm là 66%.
* Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư
+ Mệt mỏi mãn tính: Mệt mỏi mãn tính là một sự mệt mỏi cùng cực mãi không hết và ngủ nhiều. Khi ung thư nặng hơn, tình trạng này có thể trở nên phổ biến hơn và thường là dấu hiệu của một hệ thống miễn dịch quá tải.
+ Giảm cân: Hầu hết mọi người bị ung thư sẽ bị giảm cân bất ngờ. Mất 5kg hoặc nhiều hơn mà không có lý do có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Điều này xảy ra thường xuyên nhất với ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản hoặc phổi.
+ Đại, tiểu tiện ra máu: Đi tiểu ra máu cũng có thể là do bị trĩ nhưng cũng là dấu hiệu của ung thư ruột kết. Đi tiểu ra máu có thể là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhưng cũng phải nghĩ đến thận, ung thư bàng quang. Do vậy, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra một cách kỹ càng.
+ Vấn đề về cổ họng và miệng: Đau họng dai dẳng, ho, khàn tiếng, khối u trong cổ họng, khó nuốt có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hầu họng, thanh quản hoặc thực quản. Ho ra máu, nhiệt miệng và trên lưỡi có thể là bạch sản. Đây là một khu vực tiền ung thư là do sự kích thích thường xuyên và thường gây ra do hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá.
+ Biến đổi bất thường ở vùng vú: Những bất thường ở vùng vú như: đau, chảy dịch, chảy máu ở núm vú, có vệt đỏ hoặc dày lên... đó là những cảnh báo quan trọng, dù không phải tất cả các trường hợp đều là ung thư vú, bạn cũng nên đến bác sĩ để chụp nhũ ảnh, MRI hoặc làm sinh thiết để được loại trừ hoặc chẩn đoán bệnh ung thư vú sớm.
+ Sốt định kỳ: Sốt là dấu hiệu khá phổ biến với bệnh ung thư, nhưng nó thường xảy ra sau khi nó đã bắt đầu di căn. Gần như tất cả những người bị ung thư sẽ bị sốt tái phát tại một số điểm, đặc biệt là khi bệnh ung thư bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể đối với hệ miễn dịch. Sốt là một dấu hiệu sớm của một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu và ung thư hạch.
+ Nuốt khó: Cảm cúm thông thường, trào ngược dạ dày thực quản do tăng tiết dịch vị hoặc khi bạn sử dụng một số thuốc… sẽ làm bạn khó nuốt, vướng vùng hầu họng... Nhưng nếu triệu chứng trên không biến chuyển tốt khi bạn đã điều trị bằng các thuốc antacid thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Nuốt khó cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng, ung thư thực quản…
+ Đầy hơi, trướng bụng: Khi bạn bị stress, rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống, bạn có thể bị căng trướng bụng, đầy hơi... nhưng nếu triệu chứng này nếu không thuyên giảm kèm theo bạn bị mệt mỏi, đầy hơi, đau lưng thì nên kiểm tra ngay. Phụ nữ thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng cũng là dấu hiệu cần phải nghĩ đến là ung thư buồng trứng... cần đến bác sĩ để được khám nghiệm tìm nguyên nhân.
+ Thay đổi da: Không chỉ là biểu hiện của bệnh ung thư da, những thay đổi khác nhau trên da có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư khác. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phản ánh trên da bao gồm: Da bị tối màu, da vàng, đỏ hoặc viêm da, da có vảy khô, những thay đổi về mụn, nốt ruồi, tàn nhang hoặc thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng hoặc mất đường nét của chúng, vết thương hở mãi không lành.
+ Thay đổi thói quen bài tiết, chức năng bàng quang và tiêu hóa: Khó khăn trong việc đi tiểu, táo bón, tiêu chảy mãn tính, đau bụng, chảy máu trực tràng hoặc tiết niệu hoặc phân sẫm màu có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt và một số bệnh ung thư khác. Vấn đề định kỳ về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng và khó chịu ở bụng tất cả có thể là dấu hiệu của ung thư.
+ Đau: Đau thường xuyên là dấu hiệu của viêm dai dẳng và các vấn đề về hệ thống miễn dịch. Cả hai đều có thể có tố tiền ung thư nếu không khắc phục thích hợp. Đau đầu mãi không hết có thể là dấu hiệu của một khối u não, đau lưng dai dẳng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư ở đại tràng, trực tràng, buồng trứng. Đừng chủ quan về những vấn đề này, đau do ung thư có thể có nghĩa là nó đã lây lan từ nơi nó bắt đầu.
+ Xuất huyết âm đạo bất thường: Ra máu bất thường ở âm đạo mà không phải ở chu kỳ kinh nguyệt, ra máu sau quan hệ tình dục hoặc dịch âm đạo có máu... có thể nghĩ đến u xơ tử cung, do tác dụng ngoại ý của một số thuốc ngừa thai... nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung, âm đạo. Nếu bạn đã mãn kinh nhưng vẫn xuất huyết bất thường thì đây chính là dấu hiệu bạn cần phải đến bệnh viện khám ngay.
+ Xuất hiện một hoặc nhiều cục nhỏ trong ngực, tinh hoàn hoặc các hạch bạch huyết: Nhiều bệnh ung thư có thể được cảm nhận ngay qua da. Đặc biệt là ở vú, tinh hoàn và các hạch bạch huyết. Một hoặc nhiều lần xuất hiện các cục nhỏ là một dấu hiệu cảnh báo và có thể dễ dàng cảm nhận được thông qua việc tự kiểm tra. Một số trường hợp ung thư vú có biểu hiện như da đỏ hoặc dày lên chứ không phải là một khối u.
* Cách phòng bệnh ung thư
+ Hạn chế uống rượu: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguy cơ ung thư tăng theo hàm lượng rượu được tiêu thụ. Uống rượu là yếu tố gây rủi ro đối với nhiều loại ung thư, như khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, vú.
+ Hoạt động và kiểm soát cân nặng của bạn: Quá cân và béo phì có liên quan đến một số loại ung thư. Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng cơ thể khoẻ mạnh cùng với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Ăn nhiều hoa quả và rau có tác dụng phòng chống ung thư. Ngược lại, ăn nhiều thịt màu đỏ và có chất bảo quản có thể làm tăng ung thư trực tràng.
+ Đi tầm soát ung thư: Một số loại ung thư có thể sớm được phát hiện trước khi xuất hiện các triệu chứng. Vì thế, thường xuyên tự kiểm tra (như da và vú) và đi tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện và điều trị sớm một số loại ung thư. Song không phải tất cả các loại ung thư có xét nghiệm tầm soát. Vì vậy, bạn hãy nói với bác sỹ của bạn về các phương pháp hiện có và phương pháp nào hữu ích cho bạn.
+ Tránh viêm nhiễm: Các tác nhân gây viêm nhiễm là nguyên nhân gây ra 22% trường hợp tử vong do ung thư ở các nước đang phát triển và 6% tại các nước phát triển. Viêm gan siêu vi B và C gây ung thư ở gan và nhiễm virus paplilloma ở người gây ra ung thư cổ tử cung. Vì vậy, bạn hãy hỏi bác sỹ của mình về các phương án tiêm phòng. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
+ Không hút thuốc: Hút thuốc là yếu tố rủi ro lớn nhất gây tử vong vì ung thư trên thế giới có thể phòng tránh và là nguyên nhân gây ra khoảng 22% trường hợp tử vong do ung thư mỗi năm. Ngoài hút thuốc, nhai thuốc lá hay hít thuốc cũng có thể dẫn tới ung thư. Thậm chí hút thuốc thụ động do hít phải khói thuốc trong môi trường cũng được khoa học chứng minh là nguyên nhâng ây ra bệnh ung thư phổi ở những người lớn không hút thuốc.
+ Tránh các nguồn gây ô nhiễm: WTO cho biết ô nhiễm môi trường gồm không khí, nguồn nước và đất cùng với các hoá chât gây ung thư là nguyên nhân gây từ 1 đến 4% các ca ung thư. Sự phơi nhiễm với các chất gây ung thư còn có thể xảy ra thông qua thực phẩm bị nhiễm các hoá chất như aflatoxin hay dioxin. Ô nhiễm không khí trong nhà từ đốt than làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ở những phụ nữ không hút thuốc.
+ Chọn đúng liều lượng hấp thụ ánh nắng: Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và cũng là một trong những loại ung thư có thể ngăn ngừa. Hãy tránh ánh nắng mặt trời khi tia cực tím từ mặt trời cao. Bức xạ UV từ mặt trời thường phát ra mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Hãy phòng tránh bằng đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính dâm và bôi kem chống nắng. Các thiết bị tắm nắng gây phóng xạ UV nhân tạo (như giường tắm nắng) hiện nay cũng được phân loại có khuynh hướng gây ra ung thư cho con người.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu dấu hiêuj nhận biết bệnh ung thư như thế nào và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Những người đang bị ung thư nên tham khảo những loại thuốc phòng và chữa ung thư sau:
>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận