Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm hiện nay. Vậy dấu hiệu của ung thư phổi là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Ngày nay công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho môi trường bị ô nhiễm, hóa chất độc hại tràn lan và khói thuốc... là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi. Trong giai đoạn đầu, ung thư phổi thường không gây ra những triệu chứng rõ ràng nên dễ bị bỏ qua gây ảnh hưởng lớn đến việc điều trị. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu của ung thư phổi là gì và cách phòng bệnh ra sao.
* Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn.
* Dấu hiệu của ung thư phổi
+ Đau vai: Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.
+ Đờm có lẫn máu: Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt, ngay cả khi lượng máu đó rất ít hoặc nhạt màu. Nếu bạn gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn.
+ Thường xuyên bị nhiễm trùng: Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-Quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.
+ Bất thường ở các mô vú: Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua điều này, vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung thư ở bộ phận khác gây ra.
+ Thở nặng nhọc: Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn.
+ Ho nhiều: Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi... có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn, dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời.
+ Giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân: Trong bất kì trường hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục... thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.
+ Đau ngực: Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý. Ngoài đau ngực ra, đau và mỏi ở các ngón tay cũng có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi.
* Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi
+ Các yếu tố vốn có của cơ thể (cơ địa): Những người có tiền sử gia đình có bệnh ung thư phổi di truyền, chức năng miễn dịch kém cũng làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến các bệnh về phổi.
+ Bị bệnh phổi mãn tính: Những người mắc bệnh phổi mãn tính, chẳng hạn như bệnh lao, phổi silic, bệnh bụi phổi có khả năng rơi vào các trường hợp mắc ung thư cao. Ngoài ra, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, vảy tế bào bình thường trong quá trình diễn tiến của bệnh có thể phát triển thành ung thư.
+ Hút thuốc lá: Những người hút thuốc lâu dài có thể khiến cho các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vảy trồi lên biểu mô. Qua thời gian, những vảy ung thư biểu mô tế bào này phát triển dần lên thành ung thư, từ những tế nào nhỏ lớn dần lên. Mặc dù những người hút thuốc không có tiền sử bệnh ung thư phổi nhưng hút thuốc chính là cách gây ra ung thư tuyến phổ biến hơn. Thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói phát tán ra chất gây ung thư.
+ Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra ung thư phổi: Theo WHO, mỗi năm có khoảng 223.000 ca tử vong vì ung thư phổi do ô nhiễm không khí. Mặc dù cơ quan đứng đầu về y tế thế giới nhận định, các trường hợp mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí ít hơn so với hút thuốc lá, nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ cao. Những ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy, do cháy rừng, các điều kiện tự nhiên… thường sản sinh ra khói gây ô nhiễm như nitrogen oxide, hay các bụi trong không khí… Chúng gây ra các bệnh bụi phổi hay ung thư phổi.
+ Khí radon gây ung thư phổi: Một trong những loại khí gây ra căn bệnh nghiêm trọng này mà ít được để ý đến là khí radon, đây là một chất khí phóng xạ tự nhiên ở trong lòng đất, phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Loại khí này không thể nhìn hay ngửi thấy mà chỉ có thể phát hiện được bằng các dụng cụ đo đạc chuyên nghiệp. Một đặc điểm dễ nhận ra của loại khí này là giải phóng khi mặt đất bị nứt. Khi nền nhà có vết nứt hay tạo thành các lỗ tiếp xúc với đất, chính là môi trường thuận lợi để khí radon thoát ra. Theo nghiên cứu khí radon là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến ung thư phổi ở Mỹ, có khoảng 12% các ca tử vong vì ung thư phổi có liên quan đến tiếp xúc với khí radon.
+ Các yếu tố nguy cơ khác: Còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi như tiền sử gia đình có người ung thư phổi, nhất là những người thuộc quan hệ cận huyết; sử dụng nguồn nước có nhiễm asen… Hiện nay còn rất nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh ung thư phổi mà khoa học đang đi tìm câu trả lời như trong nhóm những người không hút thuốc, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi cao hơn so với nam giới hay ở ung thư tuyến - một loại của bệnh ung thư phổi thường xảy ra ở người không hút thuốc…
* Cách phòng bệnh ung thư phổi
Điều đầu tiên là không được hút thuốc lá và tránh xa nơi có khói thuốc. Hãy chọn môi trường làm việc an toàn. Ngoài khói thuốc lá, khói dầu nhà bếp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi bởi một số thành phần có trong dầu thực vật khi chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư. Bạn cần hạn chế tối đa khói dầu cả trong bếp gia đình.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày hãy chú ý ăn những thực phẩm có chứa vitamin A, D, đồng thời ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Bên cạnh đó cần chú ý luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày để cơ thể có sức đề kháng tốt.
Đặc biệt, cần chú ý khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những căn bệnh nguy hiểm. Cuối cùng, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực vì điều này ảnh hướng rất nhiều không chỉ đến sức khỏe mà cả tinh thần của chính chúng ta.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu dấu hiệu ung thư phổi là gì và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Những người đang bị ung thư phổi nên tham khảo những loại thuốc phòng và chữa ung thư sau:
>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận