Công dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe con người như thế nào?

Tinh dầu tràm được nhiều người sử dụng để đuổi muỗi, bôi vết muỗi đốt, kiến cắn. Vậy công dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe con người như thế nào. Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành của cây tràm trà hoặc cây tràm gió. Loại tinh dầu này có chứa chất khử trùng kháng khuẩn tự nhiên, nên có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Việc dùng tinh dầu này là một cách chữa trị khá phổ biến và đặc biệt hữu ích đối với các bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của tinh dầu tràm.

Công dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe con người như thế nào

Công dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe con người như thế nào?

1. Tổng quan về tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm tồn tại dưới dạng hợp chất lỏng và rất dễ bay hơi. Do được chiết xuất chủ yếu từ thân, lá hoặc rễ của các loài thực vật, nên đặc tính của chúng thường có mùi thơm tự nhiên và rất dễ chịu.

Tinh dầu tràm được chia làm ba loại:

Tinh dầu tràm dạng thô: thành phần của chúng có thể chứa các thành phần của cây thảo dược và một số tạp chất, do trong quá trình chiết xuất chưa trải qua công đoạn tinh chế, tức là lọc và tách.

Tinh dầu tràm nguyên chất (tinh dầu tinh khiết): chứa thành phần 100% các hợp chất dễ bay hơi từ cây thực vật, tuyejt đối không có sự pha trộn hoặc bổ sung các thành phần khác.

Tinh dầu tràm không nguyên chất: có thể là tinh dầu thô hoặc tinh dầu nguyên chất đã trải qua quá trình pha trộn.

Trong những thời gian gần đây, tinh dầu được biết đến rộng rãi hơn nhờ vào các tác dụng tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe, cụ thể là các liệu pháp chăm sóc từ thiên nhiên, chăm sóc da, tinh thần và một số các ứng dụng hữu ích khác.

+ Bộ phận sử dụng: Lá và phần ngọn, thu hái vào đầu mùa hạ, phơi hay sấy khô. Tinh dầu. Còn dùng vỏ thân.

+ Đặc điểm thực vật: Cây bụi thấp, cao khoảng 0,5 m hoặc cây gỗ to, cao 10-12 m. Thân thẳng có vỏ ngoài mềm, xốp, màu trắng xám, dễ bong thành từng mảng mỏng. Cành hình trụ, ngọn non có lông dày màu trắng bạc. Lá mọc so le, dày và cứng, hình mác thuôn, gốc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4-8 cm, rộng 1-2 cm, lúc đầu có lông mềm màu trắng, sau nhẵn, hai mặt cùng màu, cuống lá ngắn, có lông.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bông, lá bắc hình mác, sớm rụng, hoa màu vàng ngà, tụ tập 2-3 cái trên cụm. Đài hình trụ, có lông mềm, 5 răng, sớm rụng, tràng 5 cánh, nhị rất nhiều, hàm liền ở gốc thành 5 bó đối diện với lá đài, bầu ẩn trong ống đài. Quả nang, gần hình cầu, cụt ở đầu, đường kính 4 mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc gần hình trứng.

Mùa hoa quả: Tháng 3-5.

+ Phân bố: Ở Việt Nam, Tràm gió mọc tập trung trong các quần thể cây bụi ưa sáng, trên các dải đồi thấp khô cằn ở Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa - Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Ở một số vùng đồi thấp sâu trong lục địa như Chí Linh – Hải Dương, Ba Vì… đôi khi cũng gặp cây Tràm.

+ Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu, flavonoid.

Tinh dầu lá Tràm chứa 14-65% 1,8-cineol tùy theo tuổi cây, thổ nhưỡng và các điều kiện khác. Các thành phần khác là 3,5-dimethyl-4,6-d-O-methylphloroacetophenon, pinen, terpineol, nerolidol, benzaldehyd, valeraldehyd.

Tinh dầu Tràm thu thập ở Long An có 34 thành phần, trong đó có α-pinen, β-pinen, limonene, 1,8-cineol, p-cymen, linalool, β-caryophylen, terpinen-4 -ol, α-humulen, aloaromadendren, δ-maalen, α-terpineol.

Ngoài ra, trong cây Tràm còn có flavonoid, tannin. Các flavonoid trong lá Tràm là kaempferol, quercetin, myricetin, myricitrin, quercitrin, miquelianin và quercetin-3-O-xyloglucosid.

Công dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe con người như thế nào

2. Công dụng của tinh dầu tràm

+ Công dụng của tinh dầu tràm giúp trị mụn: Dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm 2 lần mỗi ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đối với các vùng da thường dễ bị mụn như trán, mũi và cằm thì nên thoa trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bạn đang bị mụn trầm trọng, hãy nhỏ 3 – 4 giọt tinh dầu tràm vào sữa rửa mặt và kiên trì sử dụng hàng ngày.

+ Dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn: Do có tính kháng khuẩn mạnh nên loại tinh dầu này có khả năng giết chết các vi trùng độc hại, ngăn ngừa các vi trùng gây ra các bệnh nguy hiểm như nhiễm tụ cầu. Nhờ đó loại tinh dầu này giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

+ Tăng cường sức khỏe: Ngoài tính kháng khuẩn mạnh, tinh dầu tràm trà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, nó có tách dụng giúp bảo vệ bé tránh khỏi nhiều căn bệnh khác nhau.

+ Dầu tràm trà có tác dụng giúp vết thương nhanh lành: Ngoài việc chữa lành những vết thương, dầu tràm trà còn giúp giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh ở trẻ nhỏ, bảo vệ trẻ khỏi những nhiễm trùng có hại. Việc cho bé dùng loại tinh dầu này sau khi mắc phải các bệnh như: mụn nhọt, trái rạ (thủy đậu), phát ban và các bệnh nhiễm trùng khác có tác dụng giúp làm mờ sẹo. Nhờ tính năng kích thích sự tuần hoàn máu, loại tinh dầu này giúp cải thiện lưu thông máu ở vùng bị thương, thúc đẩy việc chữa lành, làm tăng tốc độ phát triển của các tế bào và mô mới.

+ Dầu tràm trà có tác dụng long đờm, trị ho hiệu quả: Bạn hãy cho trẻ dùng loại tinh dầu này khi bé bị cảm lạnh, ho, ngạt mũi, viêm phế quản và các vấn đề sức khỏe khác để giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể thoa dầu lên ngực bé trước khi bé ngủ hoặc nhỏ vài giọt lên gối của bé. Ngoài ra, bạn có thể dùng massage chân bé, giúp giữ ấm cơ thể khi bé bị cảm lạnh.

+ Dầu tràm trà có tác dụng kích thích tiết mồ hôi: Trẻ sơ sinh có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe do sự tích tụ chất độc trong cơ thể. Tinh dầu tràm trà hoạt động như một chất kích thích, giúp cơ thể đổ mồ hôi, làm sạch các lỗ chân lông, loại bỏ chất độc, làm giảm lượng nước và muối dư thừa trong cơ thể bé.

+ Giảm ngứa, sưng đau do côn trùng gây ra: Để giảm các triệu chứng ngứa, sưng đau do muỗi, côn trùng gây ra cho bé, bạn thoa một ít tinh dầu này lên vết thương. Bên cạnh đó để tránh cho bé khỏi bị muỗi đốt, hãy thoa lên những phần da hở của bé bằng tinh dầu đã được pha loãng.

+ Dầu tràm trà có tác dụng giảm đau: Nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh, loại tinh dầu này giúp giảm thiểu triệu chứng bong gân, đau cơ bắp, đau nhức ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu vào máy xông nhằm giúp thư giãn tinh thần. Nếu bé bị đau bụng do co thắt dạ dày, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào ly nước nóng và cho bé xông. Nếu đang cho con bú mà bị nhiễm lạnh khiến tay chân đau nhức, tê mỏi, bạn hãy massage bằng dầu tràm trà sẽ giúp giãn cơ, giảm tình trạng co cứng.

+ Tinh dầu tràm có tác dụng trị cảm lạnh, cảm cúm: Do sở hữu tính kháng khuẩn cao nên chúng rất có ích trong việc điều trị cảm lạnh, ho, sốt,... Chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu để xông mũi, các cơn cảm lạnh tự động chấm dứt. Xông tinh dầu tràm có tác dụng giúp điều trị cảm là một biện pháp tốt giúp tránh phụ thuộc vào thuốc Tây. Thích hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh.

+ Tinh dầu tràm có tác dụng giúp hạ sốt nhanh: Thoa tinh dầu trực tiếp bên ngoài và giữ cơ thể thông thoáng sẽ giúp hạ sốt nhanh. Cách này giúp giữu ấm cơ thể rất tốt. Phù hợp khi đang bị sốt nhưng vẫn phải ra đường hoặc trong thời tiết giá lạnh.

+ Tác dụng của tinh dầu tràm điều trị suy hô hấp: Xông tinh dầu tràm có tác dụng giúp điều trị suy hô hấp rất hiệu quả. Khi cảm thấy khó thở, tức ngực, hít vào thở ra khó khăn nên hít vào một ít hương dầu tràm. Sau đó bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thở nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Người bị suy hô hấp nên phòng sẵn một chai dầu tràm trong mình, lúc cần thiết thì lấy sử dụng.

+ Tác dụng của tinh dầu tràm trị viêm xoang: Người bị viêm xoang luôn cần một chai tinh dầu để dùng khi cần. Xịt tinh dầu tràm có tác dụng giúp cánh mũi thông thoáng, khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Thay vì dùng những chai xịt mũi bằng hóa chất, hãy để sẵn một chai tinh dầu tràm thiên nhiên ở trong người.

+ Tác dụng của tinh dầu tràm giảm đau răng: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bông gòn, đưa vào chỗ răng đau và cắn chặt lại. Sau 10-15 phút nhả ra sẽ thấy hết đau răng. Cách này được các mẹ hay dùng để trị cho con nhỏ. Vừa an toàn, vừa hiệu quả mà không phải lạm dụng thuốc Tây.

+ Tác dụng của tinh dầu tràm đuổi muỗi, thanh lọc không khí: Tác dụng của dầu tràm giúp đuổi muỗi, ruồi, côn trùng rất hay. Trước khi vào phòng ngủ hoặc mắc màn nên xịt trước khoảng 10 phút. Sẽ không còn con côn trùng nào dám lởn vởn xung quanh bạn nữa.

+ Công dụng của tinh dầu tràm giúp giảm đau xương khớp: Tinh dầu tràm có tác dụng giảm đau hay như rượu thuốc. Thoa chúng lên chỗ đau nhức rồi xoa bóp nhẹ giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, khi bị căng cơ cũng nên sử dụng nó để các cơ được thư giãn, bớt đau nhức.

+ Kích thích tuần hoàn máu: Dầu tràm trà có tác dụng kích thích sự tuần hoàn máu, tiết hormone và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng.

Công dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe con người như thế nào

3. Cách sử dụng tinh dầu tràm an toàn, hiệu quả

Sau đây là một số cách sử dụng tinh dầu tràm cơ bản vừa an toàn lại hiệu quả, mời các bạn tham khảo:

Thoa tinh dầu hai bên thái dương, xương ức, xương sống,...

Xông trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ,...

Xông, hít, ngửi dầu tràm vào vùng mũi họng.

Tắm nước ấm có pha thêm vài giọt tinh dầu tràm.

Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình trong khoảng 10-20 phút để giúp cơ thể thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.

Nhỏ 2 giọt tinh dầu vào cốc nước ấm rồi dùng dung dịch này súc miệng 2 lần/ ngày sẽ chống hôi miệng, viêm lợi.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của tinh dầu tràm với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của hạt sen với sức khỏe con người như thế nào?

>>> Công dụng của hạt lanh với sức khỏe con người như thế nào?

>>> Cây lạc tiền có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Viết bình luận