Vải là loại quả rất quen thuộc với chúng ta, gần như ai cũng đã từng ăn vải, nhưng không phải ai cũng biết công dụng của quả vải. Công dụng của quả vải với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Quả vải là loại trái cây phổ biến, được yêu thích trong mùa hè. Vải giàu vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magiê... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả vải với sức khỏe con người.
Công dụng của quả vải với sức khỏe con người như thế nào
* Tổng quan về quả vải
Vải là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc; tại đó người ta gọi là (bính âm: lìzhī, Hán-Việt: lệ chi), phân bố trải dài về phía nam tới Indonesia và về phía đông tới Philippines (tại đây người ta gọi nó là alupag).
Vải là cây thường xanh với kích thước trung bình, có thể cao tới 15–20 m, có lá hình lông chim mọc so le, mỗi lá dài 15–25 cm, với 2-8 lá chét ở bên dài 5–10 cm và không có lá chét ở đỉnh. Các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm.
Quả là loại quả hạch, hình cầu hoặc hơi thuôn, dài 3–4 cm và đường kính 3 cm. Lớp vỏ ngoài màu đỏ, cấu trúc sần sùi, không ăn được nhưng dễ dàng bóc được. Bên trong là lớp cùi thịt màu trắng mờ, ngọt và giàu vitamin C, có kết cấu tương tự như của quả nho. Ở giữa quả là một hạt màu nâu, dài 2 cm và đường kính cỡ 1-1,5 cm. Hạt - tương tự như hạt của quả dẻ ngựa - có độc tính nhẹ và không nên ăn. Quả chín vào giai đoạn từ tháng 6 (ở các vùng gần xích đạo) đến tháng 10 (ở các vùng xa xích đạo), khoảng 100 ngày sau khi cây ra hoa.
+ Thành phần hóa học trong quả vải: Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) có:
Năng lượng 276 kJ (66 kcal); Cacbohydrat 16.5 g; Chất xơ thực phẩm 1.3 g; Chất béo 0.4 g; Chất đạm 0.8 g; Vitamin C 72 mg; Canxi 5 mg; Magiê 10 mg; Phốt pho 31 mg;
* Công dụng của quả vải với sức khỏe con người
+ Phòng chống ung thư: Loại trái cây này chứa chất flavonoid giúp chống lại căn bệnh chết người như ung thư. Nó còn chứa flavones, quercitin và kaemferol là các hợp chất cực mạnh làm giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Trái vải có đặc tính ấn tượng giúp phòng chống ung thư vú.
+ Ngăn ngừa bệnh tim: Vải giúp bình ổn huyết áp và nhịp tim, do đó giúp chống lại đột quỵ và bệnh tim mạch. Một cốc nước vải mỗi ngày giúp nhịp tim trở lại bình thường. Vải còn chứa lượng polyphenol cao thứ hai trong các loại hoa quả giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Chất chống oxy hóa có trong quả vải cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm lại sự tiến triển của bệnh thoái hóa võng mạc và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
+ Hỗ trợ tiêu hóa: Vải giúp hệ tiêu hóa khỏe, làm sạch dạ dày, giúp ăn ngon miệng và chữa chứng ợ nóng cũng như cũng như cảm giác nóng dạ dày. Vải cũng giúp tăng cường mức năng lượng trong cơ thể và góp phần mang lại sức khỏe cho cả gia đình bạn. Hạt vải có chứa các chất làm se được sử dụng để chữa trị các bệnh đường tiêu hóa và giúp cơ thể đào thải giun đường ruột. Trái vải còn chứa chất xơ hòa tan giúp kiểm soát các vấn đề gặp phải ở đường ruột và giữ dạ dày khỏi các hợp chất độc cũng như giúp làm sạch ruột kết.
+ Giúp xương khỏe mạnh: Vải là nguồn cung dồi dào phốt pho và ma giê hỗ trợ xương chắc khỏe và các chất khoáng dẫn truyền như đồng và mangan giúp cải thiện tình trạng giòn xương. Cùng với đó, kẽm và đồng tăng cường hiệu quả của vitamin D, làm tăng sự hấp thụ can xi đồng nghĩa với việc duy trì sức khỏe của xương.
+ Vitamin C: Đây là loại vitamin mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được. Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể tăng cường khả năng đề kháng các nhân tố gây bệnh truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm gây ra viêm nhiễm. Quả vải rất tốt cho ai đang bị sốt, cảm lạnh, hay viêm họng. Vải cũng hỗ trợ tiêu hóa giúp nhận được dưỡng chất tối đa cho cơ thể. Vitamin C tốt cho làn da, bộ xương và các mô cơ. Do đó nó là loại vitamin cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta.
+ Oligonol: Oligonol là một loại polyphenol trọng lượng phân tử thấp dồi dào trong trái vải. Oligonol có các đặc tính chống oxy hóa và chống virus cúm. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ làn da khỏi tia UVA có hại. Oligonol làm giảm mỡ sâu, tăng cường lưu thông máu cạnh sườn, giảm mệt mỏi sau tập luyện, tăng cường sức chịu đựng cũng như giảm nếp nhăn và tàn nhang trên khuôn mặt.
+ Vitamin B: Vải là nguồn cung các hợp chất vitamin B như thiamine, riboflavin, niacin và folate. Những loại vitamin này giúp cơ thể trao đổi chất carbonhydrate, protein và chất béo. Nó cũng chứa hàm lượng Beta carotene cao giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng gan cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
+ Giảm cân: Quả vải có hàm lượng calorie thấp, không chứa chất béo bão hòa hay cholesterol và giàu chất xơ, rất cần thiết đối với ai đang muốn giảm cân.
+ Cải thiện làn da: Vải giúp nuôi dưỡng làn da, giảm sự phát triển của mụn. Trái vải cũng giúp da mịn màng hơn. Vải là nguồn cung vitamin C tuyệt vời và các dưỡng chất khác cần thiết cho làn da của bạn.
+ Chống lão hóa: Làn da của bạn bắt đầu trở nên lão hóa khi bạn có tuổi. Ô nhiễm môi trường, tia UV và khói bụi cũng làm lão hóa sớm làn da hơn so với tự nhiên. Các gốc tự do khiến làn da bị lão hóa. Vì trái vải rất giàu vitamin C giúp chống lại gốc tự do. Nó cũng chứa oligonol chống lão hóa và giảm nám da. Do đó, ăn vải hay dùng vải làm mặt nạ dưỡng da rất hiệu quả giúp các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn hay tàn nhang biến mất.
+ Chống lại các gốc tự do: Trái vải chứa hàm lượng chất chống oxy hóa như vitamin C, hợp chất của vitamin B và flavonoid cao. Những chất chống oxy hóa này bảo vệ cơ thể khỏi stress gây ra bởi ô nhiễm và tia UV. Các gốc tự do được tạo ra từ các phân tử bị oxy hóa và chúng đảo ngược chức năng của tế bào để tạo thành tế bào ung thư. Các chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do này, do đó bảo vệ tế bào da khỏi bị tổn thương. Bằng cách này, quả vải có thể bảo vệ chúng ta khỏi bệnh ung thư da hay viêm nhiễm.
+ Các dưỡng chất nuôi dưỡng làn da: Vải giàu các chất thân thiện với làn da như thiamin, niacin và đồng. Thiamin hỗ trợ cơ thể trao đổi chất béo và protein giúp da khỏe mạnh. Niacin thúc đẩy mức độ hydrat trên da trong khi đồng, với liều lượng rất nhỏ giúp đẩy nhanh việc hồi phục làn da bị tổn thương. Tất cả những lợi ích này khiến cho vải trở thành siêu trái cây cho làn da đẹp.
+ Duy trì mái tóc khỏe mạnh: Tất cả chúng ta đều khao khát một mái đầu khỏe mạnh với suối tóc dài óng ả. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều sống còn để có suối tóc khỏe mạnh vì nó giúp cung cấp oxy và các dưỡng chất để nuôi dưỡng nang tóc. Vải với các dưỡng chất vitamin C, niacin và thiamin có lợi cho sức khỏe mái tóc của bạn.
* Những lưu ý khi ăn vải
+ Do vải có thể tăng cường khả năng miễn dịch, do đó có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những căn bệnh này, hãy thận trọng khi ăn vải, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
+ Gây dị ứng: Vải có thể gây phản ứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt...
+ Gây nóng trong người: Ăn quá nhiều vải có khả năng gây nóng trong, làm mất sự cân bằng của cơ thể, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng...
+ Tiểu đường: Nhiều chuyên gia cho rằng ăn quá nhiều vải sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt làm trầm trọng bệnh ở những người bị tiểu đường do vải có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Những người này chỉ nên ăn ít hơn 6-7 quả vải mỗi lần.
+ Phẫu thuật: Do tác dụng giảm lượng đường trong máu, nhiều chuyên gia lo ngại vải có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngừng ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả vải với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả ổi với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của cam với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả nhãn với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận