Nhãn là loại quả quen thuộc với chúng ta vào mùa hè. Vậy công dụng của quả nhãn với sức khỏe con người như thế nào và dùng bao nhiêu thì đủ là câu hỏi của nhiều người. Nhãn là một loại trái cây được nhiều người ưa chuộng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng sẽ gây nhiều tác dụng phụ nếu bạn không biết ăn đúng cách. Hiện nay công dụng của quả nhãn đã và đang được mọi người khai thác và sử dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp da, kéo dài tuổi thanh xuân cho chị em phụ nữ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả quen thuộc này.
Công dụng của quả nhãn với sức khỏe con người như thế nào
* Tổng quan về nhãn
Nhãn cùng họ với cây vải, chôm chôm, là cây á nhiệt đối và nhiệt đới. Nhãn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, quả nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khô hay đóng hộp.
Cây nhãn có thể cao to từ 10 – l5m (nhãn Bắc). Còn ả trong Nam nhãn da bò có thể cao từ 6-7m (ố Vinh Châu, Sóc Trăng). Nhản lồng thường cao từ 3 - 4m. Ở Tiền Giang nhãn ra hoa từng chùm to, thường là hoa đực và hoa lưỡng tính. Trong đó, hoa nhãn có năm cánh, có màu trắng vàng. Gần đây với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đã giúp cho một số giống nhãn ở Tiền Giang ra hoa cho quả 2 vụ/năm, nhất là giống nhãn lổng.
Thành phần hóa học trong 100g quả nhãn: Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g (3,5 oz); Năng lượng 251 kJ (60 kcal); Cacbohydrat 15.14g; Chất xơ thực phẩm 1.1g; Chất béo 0.1g; Chất đạm 1.31g; Threonine 0.034g; Isoleucine 0.026g; Leucine 0.054g; Lysine 0.046g; Methionine 0.013g; Phenylalanine 0.030g; Tyrosine 0.025g; Valine 0.058g; Arginine 0.035g; Histidine 0.012g; Alanine 0.157g; Aspartic acid 0.126g; Glutamic acid 0.209g; Glycine 0.042g; Proline 0.042g; Serine 0.048g; Thiamine (B1) 0.031mg; Riboflavin (B2) 0.14mg; Niacin (B3) (2%) 0.3mg; Vitamin C 84mg; Canxi 1 mg; Sắt 0.13mg; Magiê 10mg; Mangan 0.052mg; Phốt pho 21mg; Kali 266mg; Kẽm 0.05mg
* Công dụng của qủa nhãn với sức khỏe con người
+ Chống căng thẳng mệt mỏi: Theo y học cổ truyền Trung Hoa, long nhãn phơi khô hoặc sấy có tác dụng chống căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và ngăn chặn sự mất trí nhớ.
+ Trị suy nhược thần kinh: Bỏ long nhãn sấy vào xoong, đổ nước vào sắc, để nguội uống sẽ có tác dụng chống suy nhược thần kinh (một loại rối loạn thần kinh, do mệt mỏi, ốm yếu, đau nhức và kiệt sức).
+ Giàu vitamin C: Nhãn giàu vitamin C giúp đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.
+ Chống mất ngủ: Những người khó ngủ hoặc thường xuyên mất ngủ, nếu thường xuyên ăn long nhãn sấy sẽ cải thiện đáng kể. Lý do là khi nhãn đi vào cơ thể nó giúp cơ thể tăng cường hấp thụ các chất sắt.
+ Cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu.
+ Chống đau dạ dày: Theo Dân Việt, nước ép từ nhãn có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, chứng mất trí nhớ. Cách làm là bạn có thể bóc lấy cùi nhãn, ép lấy nước uống hoặc ngâm cùi nhãn với chút đường trong vài tuần, sau đó lấy nước cốt hòa với nước lọc và uống dần.
+ Tốt cho lá lách: Ăn nhãn giúp kích thích lá lách và bệnh đau tim khỏe mạnh hơn. Vì nó giúp máu tuần hoàn tốt và tạo cảm giác dễ chịu đối với hệ thần kinh gần lách và tim.
+ Làm đẹp tóc: Hạt của nhãn có chứa hợp chất với tên gọi là saponin nên rất tốt cho tóc. Do vậy mà có thể sử dụng thay nước gội đầu.
+ Tốt cho tuyến tụy: Ăn nhãn cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các bệnh ở tuyến tụy, sự thèm chất ngọt và tốt cho các cơ quan sinh sản của phụ nữ.
+ Giúp cầm máu: Khi bạn bị chảy máu, lấy hạt nhãn giã nhỏ và đắp lên vết thương mỗi ngày một lần. Vết thương sẽ nhanh chóng liền da.
+ Trị thận hư: Cách dùng là lấy khoảng 500g long nhãn ngâm với 1 lít rượu. Để khoảng nửa tháng là có thể dùng được. Mỗi tối uống khoảng 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ sẽ cải thiện bệnh tình.
+ Giúp mắt và răng miệng khỏe mạnh: Nhãn có khả năng tăng cường sức khỏe cho mắt, trị nướu răng, và có thể chống lại đau họng.
+ Tăng tuổi thọ: Từ lâu, nhãn cũng được biết đến là trái cây giúp nhanh lành vết thương và tăng cường sống thọ. Nó giúp chống lại các phân tử gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ các tế bào không bị tổn thương. Hơn nữa chúng cũng giúp hạ thấp nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và tăng lượng tế bào sinh sản ở phụ nữ.
+ Nhãn tăng cường sức khỏe xương khớp: Ngoài Vitamin C ra thì hàm lượng chất đồng có trong quả nhãn cũng không phải thấp. Đặc biệt người lớn khi về già thì hàm lượng đồng cần thiết càng nhiều hơn để hỗ trợ xương chắc khỏe. Trong 100 gam nhãn tươi thì sẽ cung cấp khoảng 19% khoáng chất đồng. Nhưng nếu như trong 100 gam nhãn khô thì hàm lượng khoáng chất đồng chiếm đến 90%, một con số quả tuyệt với cho những người nằm trong độ tuổi trung niên.
* Những lưu ý khi ăn nhãn
+ Gây nóng trong: Ăn quá nhiều nhãn vào mùa hè có thể khiến cơ thể sinh nhiệt, gây nóng trong, nổi mụn trứng cá.
+ Có thể gây động thai: Theo các chuyên gia sức khỏe, phụ nữ mang thai có sức khỏe yếu, hay nóng trong người hoặc bị táo bón, miệng đắng, không nên ăn nhãn, đặc biệt khi mang thai 7-8 tháng. Loại quả này có thể gây nóng trong, đau bụng, chảy máu, thậm chí gây động thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.
+ Tăng cân, đường huyết: Nhãn chứa hàm lượng đường khá cao, do vậy, ăn nhiều nhãn có thể làm tăng lượng đường cho cơ thể, gây tăng cân. Tiêu thụ 300 g nhãn tương đương với 1,5 bát cơm bạn ăn mỗi ngày. Ngoài ra, ăn nhiều nhãn một lúc làm tăng lượng đường trong máu đột ngột, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường không nên hoặc hạn chế ăn nhãn.
+ Người bệnh tăng huyết áp hạn chế ăn: Theo các chuyên gia y học cổ truyền cho biết, người mắc bệnh tăng huyết áp, kiêng hoặc hạn chế ăn trái cây ngọt như xoài, mít, nhãn… đây là tính ấm nên thường gây nóng trong.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả nhãn với sức khỏe con nguời như thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm được về công dụng của quả nhãn và có cách dùng hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả ổi với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận