Cam là thứ qủa quen thuộc trong cuộc sống mà ai cũng từng ăn, nhưng không phải ai cũng biết công dụng của nó. Công dụng của cam với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nước cam vắt giàu vitamin C tự nhiên tác dụng giải khát, bổ sung vitamin C cho cơ thể, tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi, mát gan, giải độc, đẹp da, tốt cho người biểu tiểu đường, huyết áp,… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về những công dụng của cam với sức khỏe con người.
Công dụng của cam với sức khỏe con người như thế nào
* Tổng quan về quả cam
Cây cam đã được biết đến từ rất lâu khoảng 2200 năm trước công nguyên ở Trung Quốc nhưng một số người lại cho rằng cây cam có nguồn gốc từ dãy Himalayas (Ấn Độ). Cam được trồng rất phổ biến ở Ấn Độ, sau đó lan rộng về phía đông, và đến cả vùng Đông Nam Á. Vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, cây cam được đưa đến Châu Âu và nó lan ra tới cả vùng Địa Trung Hải. Sau đó, cây cam được Columbus mang đến Châu Mỹ. Những năm sau đó, những người làm vườn ở Châu Mỹ và Châu Âu đã đem cây cam đến Châu Úc và Châu Phi. Ngày nay cây cam được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Cam được trồng rộng rãi ở những nơi có khí hậu ấm áp, và vị cam có thể biến đổi từ ngọt đến chua. Cam thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, thường bị vứt đi nhưng có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Nó cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài cùng của vỏ có thể được dùng làm "zest" để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin.
Cây gỗ nhỏ có dáng khoẻ, đều; thân không gai hay có ít gai. Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó. Quả gần hình cầu, đường kính 5--8cm, màu vàng da cam tới đỏ da cam; vỏ quả dày 3-5mm, khó bóc; cơm quả quanh hạt vàng, vị ngọt; hạt có màu trắng. Cây ra hoa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1-2, có quả vào tháng 10-12.
Bộ phận dùng: Quả, kể cả dịch quả và vỏ quả; hoa - Fructus et Flos Citri Sinensis. Lá và vỏ cây cũng được dùng. Ở Trung Quốc, người ta dùng quả chưa chín của Cam chanh cũng như quả xanh của cây Toan chanh - Citrus aurantium L., làm thuốc gọi là Chỉ thực - Fructus Aurantii Immaturus.
* Thành phần trong quả cam
Trong Cam tươi có nước 87,5%, protid 0,9%, glucid 8,4%, acid hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, calcium 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Quả là nguồn vitamin C, có thể tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200-300 mg trong 100g vỏ khô.
Trong lá và vỏ quả xanh có l-stachydrin, hesperdin, aurantin, acid aurantinic, tinh dầu Cam rụng (petitgrain). Hoa chứa tinh dầu Cam (neroli) có limonen, linalol, geraniol. Vỏ quả chứa tinh dầu mà thành phần chính là d-limonen (90%), decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, dl-terpineol, alcol nonylic, còn có acid butyric, authranilat metyl và este caprylic.
* Tác dụng của cam với sức khỏe con người
+ Giữ cho thận khỏe mạnh: Hãy trợ giúp chức năng thận của bạn đúng cách bằng cách tiêu thụ ít nhất một trái cam mỗi ngày. Nếu bạn thích nước cam, thì đây là cách rất tốt để bổ sung citrate giúp làm chậm tiến trình hình thành sỏi thận và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.
+ Tăng cường chức năng não bộ: Vitamin B9 có trong cam thúc đẩy não bộ phát triển khỏe mạnh và tăng cường trí não. Phụ nữ mang thai nên cho cam vào kế hoạch ăn uống của họ vì cam giúp tránh cho bé mắc các rối loạn thần kinh.
+ Chống lại các gốc tự do: Các gốc tự do tấn công tế bào của chúng ta và có thể là nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể, kể cả bệnh tim và ung thư. Cam rất giàu vitamin C giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể bằng cách trung hòa các gốc tự do.
+ Xoay ngược thời gian tuổi tác: Cam tự hào về khả năng chống lão hóa mạnh mẽ nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Vitamin C bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UVA và UVB, kích thích sản xuất collagen, ngăn ngừa nám và tình trạng viêm da.
+ Ngăn chặn virus xâm nhiễm: Tiêu thụ thực phẩm giàu polyphenol có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch, do đó sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm virus. Cam có chứa rất nhiều polyphenol là một chất phòng chống virus, chống viêm, chống dị ứng, chống ung thư và chống tăng sinh.
+ Tăng lượng chất xơ: Chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mức cholesterol cao, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Chất xơ cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. Cam có nhiều chất xơ nên ăn chúng thường xuyên sẽ giúp bạn tăng lượng chất xơ và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
+ Làm cho trái tim khỏe mạnh hơn: Đây là lý do tại sao: cam rất giàu kali, một khoáng chất rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Mức độ kali thấp có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, đặc biệt là nếu bạn bị bệnh tim. Thiếu kali là một vấn đề phổ biến hiện nay, nên đó là lý do rất quan trọng để tiêu thụ các thực phẩm giàu kali. Cam là một trong số thực phẩm đó.
+ Cải thiện sức khoẻ của mắt: Mắt chúng ta là cơ quan dễ bị ảnh hưởng hơn bao giờ hết do phải làm việc thường xuyên, vì thế chúng ta phải có ý thức bảo vệ. Đeo kính không phải là giải pháp duy nhất. Các loại thực phẩm giàu vitamin A làm công việc này tốt hơn bởi không chỉ bảo vệ tầm nhìn của bạn, mà còn giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Cam không phải là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất, nhưng một cốc nước cam chứa 8% lượng vitamin A khuyến cáo hàng ngày.
+ Chữa táo bón: Như đã đề cập ở trên, cam rất giàu chất xơ – bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan - đó là điều cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa và duy trì việc đi tiêu đều đặn. Ăn một trái cam mỗi ngày có thể giúp bạn tránh được hội chứng ruột kích thích, trong đó có táo bón. Một ly nước cam tươi có thể giúp chúng ta nhuận tràng.
Trên đây là những công dụng tuyệt vời của cam với sức khỏe con người. Bạn nên bổ sung cam hàng ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, làm đẹp da. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của nha đam với sức khỏe như thế nào
>>> Bệnh rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ ảnh hưởng gì đến sức khỏe
Viết bình luận