Công dụng của lá chanh với sức khỏe như thế nào?

Lá chanh là gia vị được tra trong nhiều món ăn tạo ra hương vị khó quên. Vậy công dụng của lá chanh với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Lá chanh hình trứng, dài, mép lá có hình răng cưa. Khi dùng làm thuốc lá chanh thu hái về rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi khô ở nơi không có nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc có thể dùng tươi. Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của lá chanh.

Công dụng của lá chanh với sức khỏe như thế nào

1. Tổng quan về chanh

Cây chanh là một loại cây ăn quả có múi, rất quen thuộc với mọi người vì nó có nhiều công dụng, nhiều lợi ích trong cuộc sống thường ngày. Chanh là loài cây nhỏ, thuộc họ Cửu lý hương.

Cây cao từ 1 - 3 m, thường mọc xòe, tán rộng, thân có gai, lá hình trứng và có mép răng cưa. Hoa chanh màu trắng ngả vàng và có gân màu tím nhạt, nở theo từng chùm.

Quả chanh khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua, được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới, từ vỏ quả cho đến nước ép đều có những công dụng để khai thác. Gần như tất cả các bộ phận của cây chanh đều mang một mùi thơm rất đặc trưng và khá đa dạng về chủng loại.

Một số loại chanh phổ biến ở nước ta là chanh giấy, chanh không hạt, chanh tứ quý, chanh đào,…

Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Dùng chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản... Đặc biệt, trong lá chanh tươi có nhiều tinh dầu mùi thơm dễ chịu nên thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm.

2. Công dụng của lá chanh

+ Thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng:

Làm việc quá mức đôi khi có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng. Điều này sẽ làm bạn mất ngủ và cảm thấy không khỏe, mặc dù bạn không bị ốm. Khi đó, hãy hít thở và ngửi mùi tự nhiên của lá chanh để tâm trí và cơ thể thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra, nhờ vào loại dầu atsiri trong lá chanh nên khi uống nước lá chanh đun sôi hoặc ăn kèm trong các món salad sẽ giúp tâm trạng được tốt hơn và giảm tải căng thẳng.

Nếu thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng, tim đập nhanh thì nước nấu lá chanh cũng là một phương thuốc đơn giản nhưng rất hữu ích cho bạn. Chỉ cần hãm 5 - 7 lá chanh trong một ấm nước nóng và để khoảng 15 phút, sau đó dùng để uống. Lưu ý: mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần 1 tách. Cách này có thể giúp bạn thay thế thuốc ngủ rất hiệu quả, đặc biệt là chúng hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn nên thực hiện hàng ngày trong ít nhất 1 tháng.

+ Thuốc kháng sinh tự nhiên:

Ít ai biết rằng lá chanh có chức năng kháng sinh để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Khi bạn mệt mỏi hoặc cảm thấy khả năng miễn dịch suy giảm, hãy đun sôi lá chanh và uống loại nước ấm này vào mỗi buổi sáng để tăng sinh năng lượng trước khi bắt đầu một ngày mới.

Lá chanh rất giàu vitamin C, vì thế bạn có thể dùng chúng như một loại thuốc tự nhiên để hỗ trợ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Vitamin P được tìm thấy trong cây chanh cũng giúp tăng cường các mạch máu trong cơ thể của bạn. Dùng lá chanh tươi sẽ có hiệu quả hơn, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng lá chanh khô vẫn rất tốt.

Công dụng của lá chanh với sức khỏe như thế nào

+ Thuốc chữa bệnh cúm:

Nếu bị cúm nặng thì bạn có thể sử dụng lá chanh để đánh bại vi rút cúm vì trong loại lá này có chứa dưỡng chất, giúp tạo ra bạch cầu làm cơ thể miễn dịch tự nhiên. Bổ sung lá chanh vào thực đơn hàng ngày qua món salad, súp hoặc pha với nước uống để phòng tránh bệnh cúm.

Một nồi nước lá xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, hương nhu và cúc tần đồng thời bỏ thêm bạc hà, sả và tỏi sẽ giúp bạn đánh bật virus cảm cúm và bệnh đau đầu ra khỏi cơ thể. Hoặc nếu sợ xông, bạn hãy sử dụng cách uống như sau: lá chanh 16g, tỏi 4-6g, lá dung hoặc lá mít 16g, nghệ 16g, nước 450ml, sắc còn 150ml, uống xong nằm đắp chăn cho ra mồ hôi.

Cảm không ra mồ hôi thường lâu và hay để lại biến chứng. Điều cần làm là để cơ thể tiết mồ hôi trở lại để thải độc tố. Để làm được điều này, cần 10g lá chanh tươi, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc muốn tăng hiệu quả, ngoài lá chanh, có thể sử dụng thêm lá cúc tần, lá bưởi, vỏ quýt, lượng bằng nhau sắc uống trong ngày.

+ Tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể:

Lá chanh có khả năng ngăn ngừa các loại vi rút có thể khiến cơ thể bị bệnh hoặc phá hủy các tế bào khỏe mạnh. Ngoài ra, tiêu thụ loại lá này cũng có thể giúp hồi sinh các tế bào cơ thể và sản sinh ra nhiều tế bào khỏe mạnh hơn, từ đó thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể.

+ Chữa bệnh ho:

Chiết xuất vitamin C có trong lá chanh sẽ giúp cho cổ họng đỡ ngứa, khó chịu và tránh được những cơn ho khan. Để giải quyết tình trạng này, hãy uống nước lá chanh đun sôi kết hợp với mật ong hoặc đường thốt nốt.

Gừng tươi và lá chanh, mỗi thứ một ít, sắc từ 400ml nước xuống còn 100ml. Khi uống cho thêm một ít đường. Cổ họng sẽ hết ho và ngứa.

+ Mát gan:

Đây chắc chắn là tin vui cho những ai thường xuyên sử dụng nhiều bia rượu, đặc biệt là vào dịp cuối năm tràn ngập trong tiệc tùng, liên hoan, khiến cho gan bị nóng và nhiễm độc nghiêm trọng. Bạn chỉ cần lấy 12g lá chanh khô, 12g lá cối xay cùng 12g lá gai khô và 3 bát nước, đem đun sôi đến khi chỉ còn lại khoảng 1 bát nước thì tắt bếp. Uống loại nước này vào buổi sáng và tối sau khi ăn. Chỉ sau 2 tuần sử dụng, gan của bạn được thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được. Chia bát nước ra làm 2, uống sau bữa sáng và tối. Kiên trì thực hiện trong vòng 15 ngày để có kết quả tốt nhất. Dùng lá chanh, lá cối xay, lá gai khô (mỗi vị 12g) sắc với 3 bát nước trên bếp lửa nhỏ sao cho còn 1 bát là được.

+ Trị nám sau sinh:

Trong lá chanh chứa những tinh chất quý có khả năng tẩy sạch các tế bào sạm nám và đem đến làn da trắng mịn. Những vết nám lâu năm mặc dù đã ăn sâu vào các lớp biểu bì của da cũng được đẩy lên và đào thảo ra ngoài theo những bước cực kì đơn giản.

Mỗi lần thực hiện lấy khoảng 1 nắm lá chanh, cho vào nồi đun sôi lên lấy nước. Sau đó, xông mặt khoảng 20 phút cho các tinh chất ngấm đều vào trong da. Khi lỗ chân lông giãn nở, tinh chất lá chanh sẽ thẩm thấu vào sâu trong da và đẩy hết những vết nám lên bề mặt và loại bỏ chúng.

Thực hiện tuần 2 lần bạn sẽ không còn lo lắng những vết nám làm phiền. Nếu là nám mảng, lâu năm bạn nên kiên trì thực hiện vì sau 3 tháng mới có kết quả. Còn những nết nám nông, nhỏ thì hiệu quả sẽ thấy ngay những lần đầu tiên.

Công dụng của lá chanh với sức khỏe như thế nào

+ Chữa bệnh viêm xoang:

Tinh chất có trong lá chanh chống lại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh xoang. Dùng lá chanh khô, đun sôi trong vòng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước và sử dụng nó để súc miệng mỗi ngày giúp thông mũi, thông họng, và hạn chế chất nhầy.

+ Giảm đau đầu:

Đau nửa đầu là một chứng bệnh rất khó chịu với nhiều người chẳng may mắc phải. Để giúp giảm chứng đau nửa đầu, bạn chỉ cần hãm 2 nắm lá chanh trong bình trà nóng và để cho ngấm khoảng 10 phút, sau đó uống khi còn ấm.

Lưu ý: bạn chỉ nên uống 2 cốc mỗi tối trong vòng 2 tuần. Ngoài ra, lá chanh cũng có tác dụng tuyệt vời đối với các bệnh nhân hen suyễn. Bạn cũng cần chuẩn bị nước lá chanh giống như chữa đau đầu nhưng tăng liều lượng lên 3 cốc mỗi tối trong 1 tuần.

3. Lá chanh trong ẩm thực của người Việt Nam

+ Lá chanh trang trí:

Lá chanh thường được dùng ăn chung với thịt gà. Sau khi luộc gà xong, lấy ra để nguội, sau đó chặt ra từng miếng vừa ăn, xếp lên đĩa. Sau đó, hái một nắm lá chanh non, rửa sạch, cắt nhuyễn rãi lên đĩa thịt gà. Khi ăn kèm theo muối tiêu hoặc muối ớt chanh.

+ Làm nước sốt:

Hương vị cay thơm của lá chanh rất thích hợp để chế biến món sốt cho thịt gà, thịt bò, cừu hoặc cá. Bạn có thể trộn lẫn một ít lá chanh thái nhuyễn với các thành phần của nước sốt và ướp vào thức ăn trước khi nấu khoảng vài giờ.

+ Tăng hương vị cho món hấp và sốt:

Đối với những món ăn hấp và sốt như súp, cari..., bạn có thể thêm lá chanh vào món ăn trong lúc nấu. Sử dụng nguyên lá, không thái nhỏ. Thêm lá chanh vào món ăn lúc đang đun sôi sẽ giúp tăng vị hấp dẫn của món ăn.

+ Tăng hương vị cho chả cá:

Ở thái lan người ta cắt lá chanh thành từng sợi nhỏ rồi trộn chung với chả cá, để khi hấp hoặc chiên sẽ làm tăng hương vị của chả cá, ăn ngon miệng hơn.

+ Các món nướng:

Mùi thơm của lá chanh chính là lựa chọn tốt nhất cho món gà nướng xiên. Lá chanh để nguyên không thái, trần sơ qua nước trước khi đem xiên với thịt gà sẽ giúp tăng hương vị và độ ngon của món ăn.

Ngoài ra, lá chanh cũng dùng ăn chung với thịt thỏ, cũng như các món nộm (cà rốt, su hào...), thường được thái nhỏ để trộn chung với các loại rau củ khác.

Lưu ý: Lá chanh để lâu sẽ có vị đắng hơn bình thường. Vì thế, nếu bạn thích mùi vị dịu nhẹ, bạn hãy tước bỏ phần gân lá trước khi cho lá chanh vào các món ăn sẽ giúp món ăn không bị đắng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của lá chanh với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của lá bàng với sức khỏe như thế nào?

>>> Chè vối có tác dụng gì với sức khỏe con người?

>>> Tác dụng của keo ong với sức khỏe con người như thế nào?

Viết bình luận