Công dụng của lá bàng với sức khỏe như thế nào?

Bàng là loại cây thông dụng và được trồng ở Việt Nam từ rất lâu rồi có tác dụng tạo bóng mát, ngoài ra nó cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy công dụng của lá bàng với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Lá bàng là một vị thuốc có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh. Trong các nghiên cứu khoa học cũng cho thất lá bàng chứa nhiều tanin, flavonoid, phytosterol,... Các chất này giúp giảm viêm nhiễm và giúp vết thương mau lành.Đặc biệt, hoạt chất Tanin của lá bàng được tận dụng như thuốc sát khuẩn và chống mưng mủ cho những vết thương ngoài da. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của lá bàng với sức khỏe như thế nào.

Công dụng của lá bàng với sức khỏe như thế nào

1. Tổng quan về lá bàng

Cây bàng có tên khoa học: Terminalia catappa L. họ Bàng – Combretaceae.

Lá bàng tươi gọi là Folium Terminalia catappae.

Cây bàng có thân to, là cây lâu năm. Cây có thể cao đến 20m, có các cành mọc dạng vòng. Lá bàng rất to dài 20-30cm, rộng 10-15cm, có hình trái xoan ngược, phần chóp tròn, gốc thon lại và cụt, mặt trên lá nhẵn, mặt dưới lá có lông nhung nhạt. Hoa nhiều, mọc thành dạng bông, có lông hung dài 15-20cm. Quả bàng hình trái xoan, trơn láng nhọn 2 đầu, mép rìa 2 bên hẹp, quả dài 4cm, rộng 3cm. bên trong quả có cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạt trắng, chứa nhiều dầu béo.

Cây mọc hoang nhiều ở trên các đảo, vùng ven biển. Cây cũng được trồng nhiều nơi để lấy bóng mát. Vào khoảng tháng 2, cây thường thay lá, các lá già rụng đi, cây tự mọc lá non.  Cây ra hoa từ tháng 3-7, từ tháng 4-9 thì có quả.

Thành phần hóa học: Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã tìm thấy nhiều chất có giá trị trong lá bàng tươi. Các chất này gồm có: flavonoid, tanin, saponin, chloroform, glycosides, alkaloids, carbohydrates, protein, amino acid… Các chất kháng khuẩn sát khuẩn tự nhiên là những thành phần chính có trong lá bàng.  Những chất này có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ. Vì vậy chúng có hiệu quả nhất định trong việc chữa trị trị các bệnh như cảm sốt, nhiệt miệng, đau họng, chữa trị mụn mủ,… Ngoài ra phải kể đến tác dụng thần kỳ với các bệnh trĩ, đau dạ dày,…

2. Công dụng của lá bàng

+ Điều trị các bệnh ngoài da:

Lá bàng có công dụng kháng khuẩn, kháng nấm, thường được dùng với dạng đắp ngoài da hoặc đun nước ngâm tắm để điều trị các bệnh ngoài da.

Khi da trở nên mẩn đỏ, sưng đau và nổi mụn nước nhỏ do kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài hoặc do cơ địa bị dị ứng thì hãy sử dụng lá bàng để làm lành da nhanh chóng.

+ Dùng làm trà thảo mộc:

Hàm lượng flavonoid, tannin, saponin và phytosterol có trong lá bàng còn đóng vai trò thiết yếu trong việc điều trị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy.

Ngoài ra, dùng trà từ lá bàng còn giúp bạn chống lại chứng rối loạn giấc ngủ và làm dịu tâm trí.

+ Ngăn ngừa ung thư:

Các nghiên cứu trên chuột cho thấy tiềm năng chống ung thư của lá bàng non. Do trong lá có nhiều flavonoids, chloroform, saponin…Đây là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng quét các gốc tự do. Từ đó, tái sửa chữa tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.

+ Kháng viêm:

Theo một thí nghiệm được thực hiện trên chuột, dịch chiết lá bàng tươi có khả năng kháng viêm. Người ta làm cho chuột bị phù tai cấp và mạn. Sau đó cho điều trị với nhiều loại dịch chiết từ các bộ phận khác nhau của cây bàng.

Kết quả cho thấy, dịch chiết phân đoạn chất chloroform trong lá bàng vẫn còn tươi cho hiệu quả vượt trội hơn cả. Chất này làm giảm phù tai trên chuột cả cấp và mạn với tỉ lệ cao. Điều này chứng tỏ, lá bàng tươi có hiệu quả trong điều trị viêm.

+ Kháng khuẩn, kháng nấm:

Có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để chứng minh công dụng kháng khuẩn, kháng nấm của lá bàng tươi. Các nhà khoa học đã cho thí nghiệm với nhiều chủng vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm khác nhau, như Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Eschiershea coli, K. pneumonea, Citrobacter sp., Pseudomonas aerogenosa và nấm Candida albicans, Aspergillus. Kết quả thu về đều cho hiệu quả điều trị tốt.

Dân gian cũng hay sử dụng loại dược liệu này để điều trị viêm da cơ địa. Thuốc được dùng với dạng đắp ngoài hoặc tắm. Chính những nhiên cứu về công dụng kháng khuẩn, kháng nấm trên của lá bàng đã làm căn cứ cho hiệu quả điều trị tốt của lá bàng trong viêm da cơ địa.

+ Chống đái tháo đường:

Lá bàng tươi có khả năng ức chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa đái tháo đường. Trong các thí nghiệm gần đây, người ta lấy dịch chiết lá bàng tươi để điều trị cho chuột bị gây đái tháo đường bằng alloxan. Sau 7 ngày điều trị, những con chuột này có mức đường huyết giảm và đồng thời giảm cân.

Hiệu quả này do nhiều cơ chế phức tạp. Loại dược liệu này giúp bảo vệ và tăng sinh tế bào b tuyến tụy (tế bào này tiết ra insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định). Đồng thời, ức chế hiệu quả của men a-glucosidase. Đây là men chính trong quá trình thoái giáng carbonhydrate thành glucose trong máu để để làm tăng đường huyết.

Công dụng của lá bàng với sức khỏe như thế nào

+ Trị được bệnh phụ khoa:

Cách làm 1: dùng nước lá bàng đun sôi để rửa vùng kín

Nguyên liệu:  khoảng năm đến mười lá bàng bánh tẻ. Đem rửa sạch cho vào nồi cùng với khoảng 1 lít nước, đun sôi rồi cho thêm khoảng 3 thìa cà phê muối biển. Để nước sôi kỹ khoảng nửa giờ cho chất kháng sinh tanin được tiết ra.

Cách dùng: vớt lá đem rồi khi đổ ra một cái chậu để nguội. Lấy một chiếc khăn bông mềm, sạch, thấm nước và lau nhẹ nguồn bên ngoài (chú ý không mạnh tay). Một tuần thực hiện như vậy từ 3 đến 5 lần.

Cách làm 2:  dùng nước xông vùng kín

Nấu nước lá bàng tương tự như cách trên. Nhưng không đợi nước nguội mà để nước hơi ấm rồi dùng để xông vùng kín. Ngồi cách chậu nước Chừng 5 đến 8cm lúc xông, không nên ngồi quá gần hoặc ngâm trực tiếp dễ bị bỏng.

Cách làm 3:  dùng nước lá bàng bơm trực tiếp vào vùng kín

Nguyên liệu:  đun sôi 10 lá bàng bánh tẻ cùng một lít nước và cho thêm 2 thìa muối trắng, nhớ đun kỹ. Sau đó để nguội rồi lấy nước lá bơm vào trong âm đạo, thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 3 đến 4cc.

+ Giúp chữa cảm, sốt:

Nguyên liệu: 15g lá bàng, đem rửa sạch rồi thái nhỏ, sau đó phơi cho khô trộn đều với 10g kinh giới khô, 12g bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô.

Cách thực hiện:  đem hỗn hợp trên sắc lấy nước rồi uống. Uống duy nhất một lần khi đang nóng rồi đắp chăn kín cho đổ mồ hôi.

Đối với chứng cảm sốt có kèm theo nhức đầu thì làm như sau:

Nguyên liệu:  15g lá bàng khô, 10 gam vỏ quýt, 5g lá hoắc hương, thêm ba lá gừng tươi.

Cách thực hiện:  đem hỗn hợp trên sắc lấy nước uống. Uống thuốc khi ăn khoảng 15 phút mỗi ngày uống 2 lần và uống ngay khi nước còn nóng.

+ Lá bàng giúp chữa bệnh viêm họng:

Nguyên liệu:  bảy đến mười lá bàng non, muối hạt, 250ml nước.

Cách thực hiện:  cho nguyên liệu vào máy xay và xay nhuyễn trong khoảng 5 phút. Sau đó đó lọc lấy nước và bỏ đi phần bã. Phần nước đã lọc cho vào một chiếc bình thủy tinh bảo quản lạnh để dùng dần.

Một lần xay 250ml nước có thể dùng trong khoảng từ một tuần. Trước khi lấy ra sử dụng nên lắc đều vì trong khoảng thời gian bảo quản trong tủ lạnh phần nước và phần lá bàng sẽ bị tách riêng ra.

Cách sử dụng:  trong ngày đầu tiên cứ 4 tiếng thì súc miệng với nước lá bàng một lần. Còn những ngày sau đó chỉ cần súc miệng duy nhất một lần trước khi ngủ (Không đánh răng hoặc súc miệng lại bằng nước lã sau đó).

Trong trường hợp nhà bạn không có máy xay sinh tố, bạn cũng có thể sắt nhỏ  hoặc vò nát rồi đun sôi và súc miệng như cách trên.

+ Có thể chữa viêm loét:

Nguyên liệu: dùng lá bàng non hoặc bánh tẻ, nên dùng lá càng non càng tốt vì lá non có chứa nhiều nhựa, không nên dùng lá đã già. Số lượng nhiều hay ít thì tùy thuộc vào vết thương.  Nếu chỉ lỡ miệng do nóng trong thì mỗi lần dùng chỉ cần 1 nắm to là được.

Cách thực hiện:  đem lá bàng đun sôi với nước, để lửa nhỏ khoảng 30 phút giúp các chất có trong lá tan vào nước. Với lá đem bỏ, lấy một nửa nước cho vào bình giữ nhiệt để giữ nóng, số còn lại đêm ngâm hoặc rửa vết thương.

Nước dùng để ngâm vết thương khi sờ tay vào thấy ấm là được. Trong lúc ngâm, nước nguội thì cho thêm nước trong bình giữ nhiệt vào để vết thương luôn được ngâm trong nước ấm.

Sau khi ngâm xong dùng khăn sạch thấm khô hoặc để khô tự nhiên, lưu ý tuyệt đối không rửa lại vết thương bằng nước khác. Sau khi vết thương khô thì bôi thuốc Bác sĩ đã kê đơn vào (nếu có).

Trong thời gian ngâm vết thương bằng nước lá bàng, có thể vùng da ấy sẽ bị vàng nhưng cũng đừng lo lắng quá khi vết thương lành thì da sẽ trở lại bình thường theo thời gian.

+ Lá bàng giúp chữa mụn nhọt và các vết sưng mủ:

Dùng lá bàng và búp bàng đem rửa sạch rồi đun sôi cùng với nước. Sau đó đợi nước nguội rồi ngâm vết thương ngập trong nước từ ít nhất 20 phút. Hoạt chất tanin có trong lá bàng có tác dụng sát khuẩn cực tốt, giúp mủ được hút hết ra ngoài.

Nếu vết thương ở những chỗ khó có thể ngâm được thì lấy lá bàng và búp bàng non đêm giã nát rồi đun sôi, lấy một chiếc khăn hoặc miếng vải sạch thấm hỗn hợp hợp rồi đắp lên vết thương.

+ Chữa khỏi nhiệt miệng:

Rửa sạch một nắm lá bàng non, cho vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi. Sau khi nước đã sôi thì để lửa nhỏ đun khoảng nửa giờ. Vớt lá bàng đem bỏ, phần nước cho vào bình giữ nhiệt hoặc bình thủy tinh để dùng dần.

Mỗi ngày ngậm nước lá bàng nhiều lần cho nhanh khỏi.  Trong khoảng thời gian này, nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng sẽ làm cho răng bị vàng. Tuy nhiên sau khi khỏi, không ngậm nước lá bàng nữa thì sẽ tự hết theo thời gian.

+ Trị chàm ở trẻ nhỏ:

Tắm cho bé bằng nước lá bàng đã đun sôi, hòa thêm với nước lã, thực hiện đều đặn vài lần như vậy sẽ khỏi.

Ngoài ra mẹ cũng có thể búp bàng rửa sạch, thêm 1 ít muối tinh rồi giã nát, chỉ vắt lấy nước cốt. Sau đó thấm vào một chiếc khăn sạch rồi bôi vào vết chàm má của bé. dùng đều đặn từ 3 đến 4 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên vì là dùng cho trẻ nhỏ nên mẹ nhớ vệ sinh vật dụng thật sạch sẽ nhé.

+ Có tác dụng chữa bệnh trĩ:

Đối với người đang bị trĩ, có thể kết hợp lá bàng cùng với cây thiên lý nấu thành nước xông búi trĩ ngoài việc chỉ dùng nước lá bàng độc vị.

Nguyên liệu: gồm 30g lá cây thiên lý cùng với 60g lá bàng. Đem lá bàng đi rửa sạch, sau đó cắt nhỏ đun sôi với nước để ngâm hậu môn, xông từ 15 đến 20 phút. Còn cây thiên lý cũng rửa sạch, giả nhuyễn, thêm vào một ít nước muối sinh lí rồi giả đến khi hòa vào nhau, chỉ vắt lấy nước, thấm vào một chiếc khăn sạch hoặc nếu có thì dùng băng gạc y tế.

Ngâm hậu môn với nước lá bàng xong thì lấy khăn hoặc băng gạc y tế đã thấm nước cốt thiên lý đắp vào hậu môn rồi để như vậy tới sáng hôm sau. Hãy thực hiện cách này đều đặn ngày 1 lần, nếu sử dụng kiên trì thì sau 1 tháng sẽ thấy kết quả đỡ rõ rệt.

+ Tác dụng chữa sâu răng, viêm nướu:

Với những người bị sâu răng hoặc viêm nướu có thể đun nước lá bàng để ngậm đều đặn 2 lần 1 ngày là sẽ trị khỏi. Ngoài ra, khi làm như vậy còn có thể làm sạch mảng bám ố vàng trên răng. Để sát khuẩn và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng thì nên dùng nước lá bàng để súc miệng vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi ngủ mỗi ngày.

+ Trị bệnh đau dạ dày:

Tuy là một trong những loại lá có thể hỗ trợ rất tốt trong việc chữa bệnh đau dạ dày nhưng cách dùng này chỉ có tác dụng trong một giai đoạn nào đó.

Áp dụng theo cách sau đây có thể hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày một cách tốt nhất:

Rửa sạch một nắm lá bàng non, có thể cắt nhỏ hoặc để nguyên lá đều được

Cho lá bàng cùng 2 lít nước vào nồi đun cho sôi

Sau khi nước sôi thì vớt bỏ lá bàng, phần nước còn lại đem bảo quản trong bình thủy tinh hoặc bình giữ nhiệt.

Uống nước lá bàng như nước lọc hằng ngày, bạn sẽ thấy những cơn đau giảm đi rõ rệt chỉ trong vòng 1 tháng.

3. Những lưu ý chúng khi sử dụng lá bàng trị các bệnh kể trên

+ Lưu ý 1:

Chỉ nên sử dụng lá bàng non, lá bàng tươi còn nhiều nhựa để hãm lấy nước uống vì trong lá bàng tươi có chứa rất nhiều chất tự nhiên giúp trị dạ dày hiệu quả.

+ Lưu ý 2:

Nước lá bàng chỉ nên uống hoặc sử dụng trong 1 ngày, không nên để qua ngày vì sẽ làm giảm hiệu quả của nước lá. Vì lá bàng hãm cũng rất nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian nên bạn nên hãm nước dùng hàng ngày thay vì để nước qua ngày

+ Lưu ý 3:

Khi uống nước lá bàng hãm trị đau dạ dày, bạn cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống phải đủ chất, nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ cũng như chế độ thể dục thể thao, rèn luyện thân thể phù hợp, khoa học để tăng cường hiệu quả chữa trị bệnh được tốt hơn nhé!

+ Lưu ý 4:

Áp dụng những bài thuốc dân gian kể trên với nguyên liệu sử dụng chính là lá bàng, nên hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh dạ dày của bạn, cơ địa cũng như cách thức thực hiện…, không phải ai cũng giống nhau. Do đó, bạn không nên gấp gáp trong việc chữa dạ dày bằng lá bàng, mà nên kiên nhẫn thực hiện.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của lá bàng với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Chè vối có tác dụng gì với sức khỏe con người?

>>> Tác dụng của keo ong với sức khỏe con người như thế nào?

>>> Cây bằng lăng có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Viết bình luận