Cây bằng lăng có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Bằng lăng là cây có nhiều ở Việt Nam tuy nhiên không phải ai cũng biết về công dụng của nó. Cây bằng lăng có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi cảu nhiều người. Cây bằng lăng cho bóng mát nên được sử dụng tạo cảnh quang cho đô thị, gỗ có màu nâu vàng dùng đóng mộc hoặc đóng làm thuyền. Vỏ và lá bằng lăng dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, hoa có thêm đặc tính lợi tiểu cho người bị bệnh vàng quang. Hạt có tác dụng cho người mất ngủ, quả trị những tổn thương đau loét ở miệng, quả khô già có tác dụng làm giảm đường huyết. Lá cây còn có tác dụng với các loại bệnh như bệnh thừa cân, béo phì bệnh gút, bệnh đường tiết niệu… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cây bằng lăng có tác dụng gì với sức khỏe con người.

Cây bằng lăng có tác dụng gì với sức khỏe con người

1. Tổng quan về cây bằng lăng

Cây Bằng Lăng có xuất xứ từ bên Ấn Độ, là một loại thực vật thuộc chi tử vi. Cây có chiều cao trung bình từ 10 - 15m, thuộc loại cây thân gỗ, vỏ cây có màu nâu đen.

Cây Bằng Lăng có tán lá rậm, thông thường rụng lá vào mùa khô. Lá cây có chiều dài tới 20 cm, nhẵn và cứng, mang hình bầu dục, phần cuống lá to, dài, thường nhọn ở đỉnh lá và tròn ở gốc lá. Hoa Bằng Lăng mọc thành từng chùm, có tán khá lớn, hoa tuyệt đẹp, thường có cành tràng màu hồng nhạt hơi nhám, cứng và hạt có những cánh mỏng, quả và lá còn được dùng làm thuốc chữa bệnh khá hữu hiệu.

Cây Bằng Lăng là cây thường sinh, sống chủ yếu trong các khu rừng khô rụng lá. Đây là loại cây đòi hỏi có độ đất dày, sâu và có độ ẩm cao. Cây Bằng Lăng thuộc loại cây có biên độ sinh thái khá rộng, thường mọc ở ven sông, hồ, hay các đầm nước ngọt. Cây thường phân bố ở các nơi có độ cao không quá 700m so với mực nước biển.

Cây cũng có thể trồng được trên đất ferarit đỏ vàng, phiến thạch sét, hoặc ở các vùng có khí hậu nhiệt đới 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Một trong những đặc điểm nổi trội của cây Bằng Lăng là ưa ánh sáng khi đã trưởng thành. Tuy nhiên khi còn nhỏ thì lại là cây ưa bóng mát, vì thế cây có thể phát triển dưới những tán cây rừng có tán che nhẹ, cây có sức tái sinh mạnh ở các nơi quang đãng, thoáng mát.

Cây Bằng Lăng có hoa đẹp, bóng mát rộng nên thường được trồng làm hoa cảnh, làm cây công trình tại các đường phố, công viên, sân trường…

Hoa của Bằng Lăng tím giúp khơi gợi lại những kỷ niệm tuổi học trò, do hoa Bằng Lăng thường nở vào mùa hè, mùa chia xa của tuổi học sinh.

+ Các giống bằng lăng thường gặp:

- Bằng lăng ổi hoa trắng: Cây bằng lăng ổi được biết với tên gọi khoa học là Lagerstroemia Calyculata Kurz. Đặc điểm nhận dạng là có hoa màu trắng, hình dáng cay cũng khá giống với cây ổi Việt Nam. Hình dáng hoa và màu sắc trắng tinh khiết cũng tương tự như cây ổi. Hoa màu trắng và cũng mọc thành chùm, có lá dài khoảng 20cm. Thường thì đa số bạn có thể bắt gặp cây ở dọc các con đường quốc lộ, trước những căn biệt thự có diện tích lớn, trồng cây để lấy bóng mát và hoa cây này cũng được liệt vào danh sách hoa đẹp có tính thẩm mỹ cao.

- Bằng lăng thái: Không cao như các loại bằng lăng khác, vẫn là thân gỗ nhưng chiều cao chỉ vỏn vẹn bằng cây bonsai, từ 40cm -1m. Bằng lăng thái có hoa tím với mép hoa có hình sóng uốn lượn, hoa cũng được mọc thành chùm ở giữa có nhụy vàng. Cây ra hoa sớm hơn nhưng lại ít rụng hơn. Lá cây cũng đậm hơn so với giống cây bình thường mà chúng ta thường thấy. Giống cây này thường trồng trong chậu là chủ yếu, cũng giống với những cây to ngoài đường phố, và cây cũng không cần những yêu cầu khắc khe về chăm sóc, và thích nghi tốt trong môi trường mới và có khả năng chịu đựng dưới ánh nắng trực tiếp khá tốt.

Ngoài tác dụng trang trí công trình, vườn nhà, tạo nét đặc sắc riêng cho không gian sống  thì còn có công dụng hấp thụ chất độc hại, lọc bụi bẩn khá tốt, tạo nên không khí trong lành cho môi trường

- Bằng lăng rừng: Thuộc giống cây mọc dại, rải rác dọc trên mạn sườn đồi, môi trường sống trên núi. Cây bằng lăng rừng có hoa khá đẹp, hoa mọc thành chùm màu hồng, cánh to và được điểm chút vàng của nhụy khiến hoa trở nên độc đáo hơn. Thường thì hoa nở vào tầm tháng 6 tháng 7 âm lịch, nở chậm hơn hoa bằng lăng tím.

Cây bằng lăng có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Thành phần hóa học và tác dụng dược lý cây bằng lăng:

- Thành phần hóa học: Trong vỏ thân Bằng lăng chứa một số thành phần hóa học như:

Axit hữu cơ, Tamin, Saponin, Cumarin, Gallic, Sterol, Ancaloid…

Trong đó Tamin Catechic và Gallic chiếm khoảng 30.5% và được biểu thị dưới dạng Axit Malic 4,22%, chất nhầy 2,76%, Pectin 2,81%.

Trong lá và hoa Bằng lăng có chứa thành phần hóa học tương tự như vỏ thân nhưng tỷ lệ thấp hơn rất nhiều:

Tamin Catechic và Gallic 5,42%.

Đường 5,8%, trong đó đường khử 5,22%, Saccaroza 0,57%.

Axit hữu cơ 2,83%.

Chất nhầy 3,25% (cao hơn ở vỏ thân).

Pectin 6,51%.

Bộ phận sử dụng dược liệu

Vỏ cây, lá và thân cây được ứng dụng làm dược liệu.

+ Phân bố:

Bằng lăng mọc hoang ở Lào, Campuchia, Miến Điện, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam, cây mọc hoang ở khắp nơi. Tuy nhiên, thường thấy ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Kontum, Đắk Lắk. Ở miền Nam, chủ yếu thấy loại cây thân hồng sắc, hoa tím. Người dần dùng vỏ thân và lá để chữa lỵ, bỏng.

+ Thu hái - Sơ chế:

Dược liệu Bằng lăng có thể thu hái quanh năm, đặc biệt là vào mùa thu, thường dùng tươi. Có nơi phơi vỏ thân phơi khô, sắc nước, dùng uống. Sau khi thu hoạch, rửa sạch và cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi thoáng khí, dùng dần.

+ Bảo quản dược liệu:

Bằng lăng thường được sử dụng tươi. Tuy nhiên, nếu như sơ chế cần bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao.

2. Cây bằng lăng có tác dụng gì?

Lá cây bằng lăng thường dai, rất nhẵn và 2 mặt đều có màu nhạt. Cây mọc dại hoặc được trồng khắp nơi trên cả nước. Bộ phận được thu hoạch dùng làm thuốc chủ yếu là từ vỏ thân cây bằng lăng tía, vỏ cây có thể thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vẫn là ở mùa thu. Vỏ cây thu hoạch về, được đem cạo sạch vỏ ngoài rồi phơi hay sấy khô và bảo quản để dùng dần.

Vỏ cây và lá bằng lăng được dùng làm thuốc hãm uống chữa bệnh tiêu chảy, hoa cũng dùng để chữa bệnh tiêu chảy, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Hạt bằng lăng có tác dụng an thần, gây ngủ. Quả được dùng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau miệng. Đặc biệt, lá của cây bằng lăng được nhiều người sử dụng để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Trong lá và quả già của cây bằng lăng có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết, lá non và hoa bằng lăng cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng chỉ có hiệu lực bằng 70% so với lá già và quả già.

Cụ thể công dụng bài thuốc từ cây bằng lăng:

+ Bệnh tiểu đường:

Dùng 50g lá già hoặc 50g quả khô với 0,5 lít nước, sau đó đun sôi. Chắt lấy phần nước, uống 4-6 cốc trong ngày có tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt.

+ Hỗ trợ điều trị bỏng da, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn:

Vỏ thân bằng lăng tía 300g. Lấy 100g nấu với nước cho đặc dùng để rửa. Lượng còn lại 200g, băm nhỏ, nấu với 2 lần nước, lọc rồi cô thành cao lỏng; ngày bôi từ 2 - 3 lần. Lớp cao bôi lên vết thương sẽ se lại thành màng, có độ mềm và dai, tránh được bụi bẩn nên không cần băng. Nếu sử dụng bột dược liệu thì thuốc dễ nứt nẻ, độ bám dính không cao, dễ gây tổn thương. Cao Bằng lăng dùng bôi lên vết thương để giảm tình trạng nhiễm khuẩn và tạo một lớp màng bảo vệ vết thương. Ngoài ra, bôi cao dược liệu còn có thể hạn chế đau đớn khi thay băng ở các vết thương lớn.

Ngoại việc kháng khuẩn, chữa nấm, hạt Bằng lăng còn được sử dụng để an thần, ổn định giấc ngủ. Quả còn được sử dụng sử dụng để điều trị loét miệng, vỏ thân còn dùng để nhuận tràng, chữa táo bón. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

+ Hỗ trợ điều trị chứng lỵ:

Bằng lăng khô 1,5g sắc lấy nước, dùng uống. Sử dụng liên tục trong 5 – 7 ngày đối với trẻ em, người lớn 10 - 15 ngày.

+ Bệnh gout:

Lá bằng lăng có chứa valoneic acid dilatone có khả năng ức chế xanthine oxidase giúp giảm acid uric trong máu. Nhờ vậy, người bệnh gout có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.

+ Giảm cân:

Lấy lá bằng lăng đun nước uống vừa giúp ngăn chặn sự tích tụ carbohydrate vừa giảm sự hình thành mỡ. Đặc biệt, đây là cách giảm cân hiệu quả đối với người bị bệnh tiểu đường loại 2.

+ Tiêu chảy, kiết lỵ:

Vỏ thân bằng lăng tía 20-30g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần/ngày; có thể tán bột hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên để uống; dùng từ 7 - 10 ngày.

+ Làm giảm nhiễm khuẩn:

Dùng vỏ bằng lăng nấu nước rồi cô đặc lại thành cao. Khi bôi lên vết thương sẽ giúp tạo lớp màng che phủ bảo vệ tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cao này còn có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn mỗi lần thay băng.

+ Chữa nấm da (hắc lào):

Vỏ thân bằng lăng tía thái nhỏ, ngâm với cồn 600 với tỷ lệ 20 - 30% dùng bôi vào vùng có nấm da hoặc hắc lào. Dùng cồn săng lẻ 30% bôi lên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày 2 lần. Gia thêm Cồn chút chít và bạch hạc để tăng kết quả điều trị. Cách làm cồn Săng lẻ như sau: Sử dụng vỏ cây Bằng lăng ngâm với dược liệu 70 độ với tỷ lệ 2 / 3 trong một tháng là có thể dùng được.

+ Bằng lăng giúp hỗ trợ bệnh lợi tiểu:

Hãm lá bằng lăng như nước trà uống hằng ngày là một cách hiệu quả giúp lợi tiểu và phòng tránh các bệnh về đường tiết niệu.

Cây bằng lăng có tác dụng gì với sức khỏe con người

3. Những lưu ý khi dùng lá bằng lăng trị tiểu đường

Bài thuốc dùng cây bằng lăng chữa tiểu đường được khá nhiều người bệnh truyền tai nhau về cách dùng. Tuy nhiên để đảm bảo cho sức khỏe người bệnh cần chú ý những điều sau:

Đây là 1 bài thuốc dựa theo kinh nghiệm dân gian, và có những nghiên cứu cho thấy bằng lăng có tác dụng giảm béo phì và hạ đường huyết. Nhưng để dùng thì người bệnh cũng vẫn hết sức cẩn trọng.

Dùng đúng cách, đúng liều lượng để có kết quả an toàn nhất. Tác dụng của bài thuốc còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cũng như thể trạng. Nên bài thuốc có thể có kết quả tốt với người bệnh này nhưng người bệnh khác thì không.

Đối với phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em và người đang dùng nhiều loại thuốc thì không nên dùng bài thuốc này.

Dùng thuốc nhưng vẫn cần có chế độ ăn uống, luyện tập và nghỉ ngơi phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình dùng thuốc để theo dõi những biến chuyển và có những điều chỉnh phù hợp.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cây bằng lăng có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của rau sam như thế nào?

>>> Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận