Lá bạc hà là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền và thực phẩm chức năng. Công dụng của lá bạc hà với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Không ít người hay nhầm lẫn giữa lá bạc hà và húng lủi trong các loại rau thơm được ăn kèm với món nước hay món chiên như bánh xèo. Các nghiên cứu đã chỉ ra lá bạc hà có chứa rất nhiều tinh dầu. Hầu hết là menthol và menthon. Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt chất khác tạo thành hương vị đặc trưng và những tác dụng trị bệnh thần kỳ của bạc hà. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem công dụng của lá bạc hà với sức khỏe con người như thế nào?
Công dụng của lá bạc hà với sức khỏe như thế nào?
1. Tổng quan về lá bạc hà
+ Đặc điểm của lá bạc hà: Lá bạc hà, tên gọi khác là bạc hà Âu, có tên tiếng Anh peppermint hoặc mint. Đây là một loại cây lai tự nhiên giữa Mentha aquatica và Mentha spicata nên cũng có tên khoa học là Mentha - piperita. Cây bạc hà có nguồn gốc từ khu vực châu Âu và Trung Đông, ngày nay nó được trồng phổ biến trên toàn thế giới.
Bạc hà thuộc loại cây cỏ sống nhiều năm và có xu hướng lụi tàn vào mùa đông. Thân cây mọc đứng hoặc mọc bò, có thể phát triển cao đến 1m. Lá bạc hà mọc đối, có hình trứng, mép khía răng và dài khoảng 4 - 9cm kèm chiều rộng khoảng 1.5 - 4cm. Lá có màu xanh đậm, xuất hiện lông ở cả hai mặt lá. Hoa của cây bạc hà có màu trắng hoặc tím hồng, tập trung nhiều ở kẽ lá.
Cây bạc hà phát triển tốt nhất ở những nơi ẩm ướt và dưới bóng râm. Toàn bộ cây bạc hà đều chứa tinh dầu thơm. Người ta thu hoạch lá và ngọn hoa để sử dụng vì chứa nhiều chất menthol. Bạc hà còn được làm chất tạo gia vị trong nhiều sản phẩm như kẹo, kem, trà và kể cả dầu gội và xà phòng tắm.
Bạc hà cũng đã trở thành loại thảo dược được sử dụng lâu đời vào khoảng 10000 năm trước vì nó có thể kích thích hệ tiêu hóa, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, ngạt mũi và đau bụng.
+ Thành phần dinh dưỡng của lá bạc hà: Lá bạc hà chứa lượng lớn chất chống oxy hóa và vitamin A, có lợi cho sức khỏe để bảo vệ cơ thể tránh khỏi stress oxy hóa và giúp cho thị lực hoạt động tốt hơn.
Cụ thể, trong mỗi 100gr lá bạc hà gồm các chất dinh dưỡng như sau:
Năng lượng: 70 kcal
Nước: 78.65g
Carbohydrate: 14.89g
Chất đạm: 3.75g
Chất béo: 0.94g
Chất xơ: 8g
Vitamin C: 31.8mg
Vitamin B: 0.082mg vitamin B1, 0.266mg vitamin B2, 1.706mg vitamin B3, …
Ngoài ra, lá bạc hà còn chứa nhiều chất khoáng như: 243mg canxi, 5.08mg sắt, 80mg magie, 73mg phốt pho, 569mg kali, …
2. Công dụng của lá bạc hà
+ Cải thiện hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích, viết tắt IBS, là một loại rối loạn tiêu hóa rất phổ biến hiện nay, biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày và làm thay đổi thói quen đi tiêu.
Việc điều trị IBS thường phải dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, trong đó việc sử dụng dầu bạc hà cũng được xem là phương thuốc thảo dược rất hữu ích. Vì trong bạc hà có chứa tinh dầu, hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng IBS:
Theo kết quả phân tích từ 9 cuộc nghiên cứu, diễn ra trên 700 bệnh nhân bị IBS cho thấy: việc uống viên nang dầu bạc hà đã cải thiện được một số triệu chứng bệnh IBS đáng kể so với việc dùng viên nang giả dược.
Trong một nghiên cứu khác chứng minh thêm: 75% bệnh nhân khi dùng dầu bạc hà trong 4 tuần đã cải thiện được các triệu chứng IBS, nhiều hơn so với 38% bệnh nhân sử dụng giả dược.
+ Giảm cân, làm đẹp: Bạc hà có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng và trao đổi chất. Nhờ vậy sử dụng lá bạc hà sẽ giúp giảm cân nhanh chóng, làm đẹp rất tốt.
Cách thực hiện:
Lấy một ít lá bạc hà, rửa sạch để ráo nước. Đem giã nát rồi đắp lên chỗ da bị mụn, sẹo thâm do mụn. Sau một thời gian, mụn và sẹo thâm khỏi hẳn đem lại làn da sáng đẹp.
Sử dụng lá bạc hà giã nát hoặc xay nhuyễn, trộn thêm mật ong. Sau đó bôi lên da sẽ giúp làm sạch da, se khít lỗ chân lông hiệu quả.
Tăng cường hệ miễn dịch, chữa cảm mạo, ho, nhức đầu
Các hoạt chất canxi, kali, vitamin B có trong bạc hà giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
+ Giảm các vấn đề về tiêu hóa: Tinh dầu từ lá bạc hà có thể thúc đẩy quá trình di chuyển của thức ăn trong dạ dày, nhờ đó mà giảm đi các triệu chứng khó tiêu và đầy hơi.
Thậm chí, trong một cuộc thử nghiệm lâm sàng ở những người bị chứng khó tiêu còn cho thấy thêm: khi sử dụng viên nang có thành phần dầu bạc hà và dầu caraway cũng sẽ có tác dụng như việc dùng một số loại thuốc để điều trị chứng khó tiêu, nhất là cải thiện tình trạng đau dạ dày.
+ Cải thiện chức năng của não bộ: Ngửi mùi thơm của tinh dầu bạc hà có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo. Nghiên cứu diễn ra trên 144 người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy: việc ngửi mùi thơm của tinh dầu bạc hà chỉ trong vòng 5 phút trước khi kiểm tra, kết quả cho thấy trí nhớ được cải thiện đáng kể. Nghiên cứu khác chứng minh thêm: việc ngửi tinh dầu bạc hà trong khi lái xe sẽ góp phần làm tăng sự tỉnh táo và giảm cảm giác mệt mỏi, lo lắng.
Hơn nữa, trong một nghiên cứu khác còn chứng minh thêm: hương thơm của dầu bạc hà còn tác dụng trong việc tăng thêm sinh lực để cơ thể không có cảm giác mệt mỏi mà vẫn không gây ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của não.
+ Giảm đau khi cho con bú: Phụ nữ đang cho con bú, có thể sử dụng tinh dầu bạc hà dưới nhiều hình thức khác nhau để điều trị các vết nứt và tình trạng đau núm vú.
Đây là kết quả của cuộc nghiên cứu đã được tiến hành trên nhiều bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú và thoa nhiều dạng dầu bạc hà khác nhau lên vùng da – xung quanh núm vú sau mỗi lần cho con bú. Họ có thể sử dụng tinh dầu chuyên dụng hoặc pha tinh dầu bạc hà nguyên chất với nước hoặc một hợp chất gel có lợi khác.
Ngoài ra, việc thoa tinh dầu bạc hà còn cho thấy hiệu quả hơn so với việc dùng sữa mẹ vắt ra trong việc ngăn ngừa tình trạng nứt núm vú, xuất hiện quầng vú và giảm đau núm vú. Chẳng hạn, như kết quả nghiên cứu được tiến hành trên 216 bà mẹ đang cho con bú, chỉ ra rằng: việc bôi gel bạc hà trị nứt núm vú hiệu quả hơn so với việc dùng thuốc mỡ lanolin và giả dược.
+ Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm: Nhiều người cho rằng tinh dầu bạc hà có thể loại bỏ tắc nghẽn và cải thiện hơi thở, như chức năng của một loại thuốc thông mũi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng: việc sử dụng tinh dầu bạc hà không có tác dụng làm thông mũi nhưng hương thơm của nó có thể khiến người dùng cảm thấy việc hô hấp của mình trở nên dễ dàng hơn, nhất là có ích cho những người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường.
+ Tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng: Tinh dầu bạc hà được sử dụng trong kẹo bạc hà hoặc kẹo sao su bạc hà, giảm bớt mùi hôi trong khoang miệng được vài giờ, chứ không làm giảm các hợp chất hoặc vi khuẩn gây hôi miệng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng trà bạc hà hoặc nhai lá bạc hà để làm giảm số lượng vi khuẩn gây hôi miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn của tinh dầu bạc hà.
+ Cách dùng bạc hà trị ho, cảm mạo, nhức đầu:
Chuẩn bị: Lá bạc hà 6g, hành hoa 6g, kinh giới 6g, phòng phong 5g và bạch chỉ 4g.
Đem rửa sạch tất cả các vị thuốc, để ráo nước.
Sau đó hãm với nước sôi từ 15 – 20 phút là có thể uống được.
Uống nước này khi còn ấm nóng. Rồi đắp chăn, nằm nghỉ ngơi sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
Trị hen suyễn, viêm xoang, làm sạch đường hô hấp,
Bạc hà có chứa hàm lượng lớn chất chống viêm rosmarinic acid giúp chữa trị, ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp rất tốt.
Người bệnh chỉ cần xông hơi bằng tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi sẽ giúp xoang mũi sạch sẽ không bị tắc nghẽn và phòng ngừa nhiễm trùng.
Ngoài ra, bạc hà đã được chứng minh chữa trị dị ứng do nhiễm trùng nấm, trị hen phế quản hiệu quả.
3. Cách phân biệt bạc hà với rau húng lủi
Rau húng cũng là thuộc dạng cây thảo, sống dai, chúng mọc hoang dã, dễ phát triển, mọc thành chùm. Lá nhỏ hơn lá bạc hà, thuôn dài, mép lá răng cưa, mùi thơm đặc trưng. Cây có nhiều tên gọi khác nhau: Húng lủi, húng dủi, húng lũi, húng bạc hà, húng lá, rau húng.
Bạc hà và rau húng lủi là 2 loại rau khác nhau. Chúng đều là 2 lại rau gia vị được dùng trong ẩm thực rất dễ bị nhầm lẫn. Chúng có đặc điểm bên ngoài về màu sắc, mùi vị hương thơm hoàn toàn khác nhau. Vậy làm thế nào có thể phân biệt được 2 loại cây này?
Đối với lá bạc hà có vị cay the, cảm giác mát lạnh và có mùi thơm mát
Lá húng lủi có vị cay nhẹ hơn bạc hà và có mùi nhẹ hơn
4. Lưu ý khi sử dụng cây bạc hà
Mặc dù bạc hà mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang lại những tác động rất tiêu cực. Vì vậy mọi người nên lưu ý trước khi sử dụng nhé
Bạc hà sẽ có những tác dụng phụ như: dị ứng, nổi ban, hạ đường huyết, ợ nóng, …
Những đối tượng mắc bệnh tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp, tim mạch, táo bón, … Những đối tượng này không nên sử dụng.
Đối với tinh dầu bạc hà hàm sượng sử dụng tối đa là 0,4ml/ngày.
Đối với những vết thương hở, vùng da và vùng mắt không nên bôi tinh dầu trực tiếp.
Không nên sử dụng bạc hà thường xuyên, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây sốt, lạnh người, ho và tự đổ mồ hôi
Nếu có nhu cầu sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn nhé
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của lá bạc hà với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của hà thủ ô đỏ với sức khỏe như thế nào?
>>> Công dụng của đông trùng hạ thảo với sức khỏe như thế nào?
Viết bình luận