Cỏ lúa mì là loại thực phẩm thiên nhiên tốt nhất cho sức khỏe con người. Hiện nay nó được ứng dụng nhiều trong thực phẩm chức năng dưới dạng viên uống giúp tăng cường sức khỏe con người. Vậy cỏ lúa mì có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Sử dụng Cỏ lúa mì để tăng cường thể lực, tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể, tăng Oxygen trong máu ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh như: ung thư, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gout, tim mạch, cao huyết áp, … Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cỏ lúa mì có tác dụng gì với sức khỏe con người.
Cỏ lúa mì có tác dụng gì với sức khỏe con người?
1. Tổng quan về cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì là loại thực phẩm được làm từ cây Triticum aestivum. Nó phát triển ở các vùng ôn đới trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ, nó có thể sống ở trong nhà hoặc ngoài trời. Nó được coi là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe với nhiều lợi ích đáng kinh ngạc. Cỏ lúa mì thường được sử dụng như một loại nước trái cây tươi, nhưng nó cũng có thể sử dụng ở dạng bột. Nước ép cỏ lúa mì tươi được coi là thực phẩm sống.
Cỏ lúa mì còn có tên gọi khác là Tiểu mạch thảo, Mầm lúa mì hay Cỏ lúa mạch. Cỏ lúa mì là thân và rễ cây lúa mì non từ 8-15 ngày tuổi. Trong Cỏ lúa mì có chứa khoảng 13 vitamin, 10 khoáng chất, 17 axit amin và hơn 100 enzyme.
Thành phần dinh dưỡng trong cỏ lúa mì: Cỏ lúa mì chứa một hàm lượng cao chất diệp lục, các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C, vitamin nhóm E…. Những thành phần này có khả năng tiêu diệt các gốc tự do (vốn được cho rằng làm tăng sự suy thoái của hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy quá trình lão hoá).
Cỏ lúa mì chứa nhiều loại enzyme, 17 loại amino acid và khoảng 10 loại khoáng chất. Tất cả những chất này đều rất cần thiết cho các quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Cỏ lúa mì cũng chứa một lượng lớn protein và sắt. Mỗi một cốc nước ép 30ml cỏ lúa mì có giá trị dinh dưỡng tương đương với 1,5 – 2kg rau cải xanh. Ngoài ra, trong thành phần cỏ lúa mì còn rất nhiều loại amino axit và khoáng chất vi lượng rất có lợi cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của cỏ lúa mì (8gam) bao gồm: 25 calo, 1 gam protein, 6 gam carbohydrate, 4 gam chất xơ. Ngoài ra, cỏ lúa mì còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng tự nhiên bao gồm: vitamin A, E, C, K, B6, canxi, selen, magie, sắt...
Những người quan tâm đến loại thực phẩm này từ lâu đã ca ngợi về vô số lợi ích của loại cây này và đó cũng là lý do chính đáng. Bởi vì, cỏ lúa mì có thể được sử dụng như một loại thuốc bổ cho sức khỏe hàng ngày và thậm chí có thể giúp điều trị nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và dài hạn để có những căn cứ cụ thể cho các tác dụng tiềm năng của cỏ lúa mì.
2. Cỏ lúa mì có tác dụng gì?
+ Chống oxy hoá: Giống như nhiều sản phẩm từ thực vật, cỏ lúa mì có chứa các thành phần hoạt động như chất chống oxy hóa. Những chất này có thể mang lại lợi ích sức khỏe.
Khi cơ thể thực hiện các quá trình tự nhiên, nó sẽ tạo ra các sản phẩm phụ có thể gây độc hại cho cơ thể. Nếu các độc tố vẫn còn trong cơ thể, sẽ dẫn đến tình trạng stress oxy hóa. Mức độ stress oxy hóa cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe bao gồm cả ung thư. Chất chống oxy hóa từ cỏ lúa mì có thể giúp cơ thể loại bỏ các độc tố này.
Chất chống oxy hóa còn giúp chống viêm mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất không mong muốn, chẳng hạn như tình trạng tự miễn với các bệnh như: viêm khớp dạng thấp, tiểu đường type 1 và bệnh vẩy nến.
+ Thanh lọc cơ thể, giải độc gan: Chất diệp lục trong mầm lúa mì có khả năng trừ khử độc tố, thán khí trong cơ thể và mang dưỡng khí đến các tế bào qua đường máu. Ngoài ra mầm lúa mì cũng có khả năng tái tạo hồng huyết cầu nhanh chóng cho cơ thể và cải thiện chức năng của gan cùng tim mạch trong hệ thống huần hoàn một cách tự nhiên.
Diệp lục có tác dụng bảo vệ và phục hồi gan. Khác với hàng trăm loại enzyme có trong cỏ lúa mì cung cấp (enzyme ngoại sinh có nghĩa lấy từ bên ngoài), các hợp chất của diệp lục hỗ trợ sản xuất enzyme cho cơ thể (gọi là chất nội sinh). Những enzyme này giải phóng chất độc có thể gây ra bệnh ung thư gan. Gan cũng sử dụng những chất enzyme này để thực hiện chức năng của nó là giải độc cho cơ thể. Ba hợp chất được tìm thấy nhiều nhất trong Cỏ lúa mì giúp gan phát triển và khỏe mạnh là Choline ngăn ngừa tích tụ chất béo trong gan, Magie giúp thanh lọc các chất béo và Kali có chức năng tương tự như một loại thuốc bổ và chất kích thích.
+ Ngăn ngừa và chống lại tế bào ung thư: Nếu chúng ta nhìn vào oxy như một viên đạn để tiêu diệt tế bào ung thư, sau đó chúng ta nên nhìn vào cỏ lúa mì như một vụ nổ súng trong điều trị ung thư. Các số cách nó giao dịch với ung thư là đáng kinh ngạc.Trước hết nó có chứa chất diệp lục, trong đó có hầu hết các cấu trúc phân tử giống như hemoglobin. Chất diệp lục làm tăng sản xuất hemoglobin, có nghĩa là nhiều oxy được đến ung thư. Selen và laetrile cũng trong cỏ lúa mì, cả hai đều là chống ung thư. Chất diệp lục và selen cũng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, cỏ lúa mì là một trong những loại thực phẩm có tính kiềm nhất được biết đến trong những thực phẩm tự nhiên hiện nay giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư.
+ Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Mỗi khi sử dụng nước ép Cỏ lúa mì trước mỗi bữa ăn, chất xơ sẽ kiểm soát sự hấp thụ đường và cholesterol từ thực phẩm. Điều này giúp ngăn chặn sự gia tăng đường huyết đột ngột của bệnh nhân đái tháo đường sau mỗi bữa ăn. Cỏ lúa mì chứa hàm chứa lượng magiê cao bởi lẽ khoáng chất này có hầu hết trong chlorophyll (Diệp lục). Lượng magiê này đã cải thiện độ nhạy insulin. Nồng độ magiê đóng một vai trò khá quan trọng trong việc trì hoãn sự công kích của bệnh tiểu đường ở giai đoạn 2 và đặc biệt tránh được các biến chứng tàn phá của nó như các bệnh tim mạch, bệnh lý võng mạc, bàn chân và bệnh thận…
+ Chống nhiễm trùng: Một số nghiên cứu năm 2015 cho thấy cỏ lúa mì có thể tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của một số bệnh nhiễm trùng. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong điều trị nhiễm trùng kháng kháng sinh, hoặc những người bị dị ứng với kháng sinh.
Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả của một thí nghiệm được thực hiện trong ống nghiệm. Các phát hiện chỉ ra rằng cỏ lúa mì có đặc tính kháng khuẩn có thể chống lại một số loại nhiễm trùng như: streptococcal (strep) và một số dạng vi khuẩn như: Lactobacillus.
+ Giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp: Magnesium trong nước ép cỏ lúa mì có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Nó giúp thư giãn các mạch máu hẹp và giãn nở hơn để máu có thể lưu thông và áp suất thành mạch máu được giảm bớt các chất chống oxy hóa trong Cỏ lúa mì ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol trong máu, hoặc khi cholesterol bám vào các thành mạch máu. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự hình thành mảng bám cholesterol hoặc xơ vữa động mạch. Các chất xơ trong Cỏ lúa mì cũng ngăn cản sự hấp thu cholesterol từ thực phẩm, do đó giúp điều chỉnh mức cholesterol trong máu. Theo nghiên cứu của Viện y tế Hippocrates Health Institute – Hoa Kỳ những người sử dụng nước ép Cỏ lúa mì thường xuyên, giảm thiểu được nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim gấp 30 lần
+ Giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp: Magnesium trong nước ép cỏ lúa mì có tác dụng làm giãn nở mạch máu. Nó giúp thư giãn các mạch máu hẹp và giãn nở hơn để máu có thể lưu thông và áp suất thành mạch máu được giảm bớt các chất chống oxy hóa trong Cỏ lúa mì ngăn chặn quá trình oxy hóa của cholesterol trong máu, hoặc khi cholesterol bám vào các thành mạch máu. Chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự hình thành mảng bám cholesterol hoặc xơ vữa động mạch. Các chất xơ trong Cỏ lúa mì cũng ngăn cản sự hấp thu cholesterol từ thực phẩm, do đó giúp điều chỉnh mức cholesterol trong máu. Theo nghiên cứu của Viện y tế Hippocrates Health Institute – Hoa Kỳ những người sử dụng nước ép Cỏ lúa mì thường xuyên, giảm thiểu được nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim gấp 30 lần.
+ Tăng hồng cầu: Các phân tử diệp lục trong cỏ lúa mì tương tự như phân tử haemoglobin có trong máu. Vì thế, khi uống nước ép cỏ lúa mì, các phân tử diệp lục sẽ nhanh chóng hấp thu vào cơ thể và chuyển hóa thành tế bào haemoglobin, làm tăng lượng tế bào máu cũng như tăng cường khả năng vận chuyển oxy và các dưỡng chất khác đến các tế bào của cơ thể. Điều này rất có lợi cho bệnh nhân bị thiếu máu.
+ Giảm cân an toàn: Cỏ lúa mì được coi là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời trong quá trình giảm cân, rất giàu chất dinh dưỡng, ít calo và không có chất béo. Ngoài ra, cỏ lúa mì còn giúp kích thích tuyến giáp và chống lại cảm giác thèm ăn của bạn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, những người bị béo phì có thể giảm cân hiệu quả bằng cách uống nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày. Đó là vì trong cỏ lúa mì chứa nhiều chất xơ và enzyme lipase đóng vai trò chủ đạo trong việc phá vỡ các chất béo.
+ Giảm căng thẳng thần kinh: Theo nhiều nghiên cứu thì căng thẳng, cảm xúc của sự tiêu cực và thực phẩm thức ăn sẽ tạo thành acid, đó là một phần của kết quả cuộc sống hàng ngày để tích lũy acid trong cơ thể. Tính acid có thể vô hiệu hóa bởi bicarbonates, diệp lục tố (trong cỏ lúa mì có rất nhiều) và khoáng chất kiềm chủ yếu được tìm thấy trong trái cây và rau quả. Chính vì vậy, một ly sinh tố hoặc nước ép từ cỏ lúa mì là một lựa chọn thực sự hữu ích.
3. Cách uống cỏ lúa mì đúng và những điều cần lưu ý
+ Hướng dẫn cách uống cỏ lúa mì:
Nhiều người mắc sai lầm khi tiêu thụ quá nhiều nước ép cỏ lúa mì vì cho rằng bổ sung càng nhiều càng tốt. Cần lưu ý rằng thành phần của nước ép lúa mì khác biệt đáng kể so với các loại nước ép khác và nó có tác dụng giải độc mạnh hơn nhiều so với các loại nước ép trái cây và rau quả khác. Vì vậy, bạn cần cân đối lượng tiêu thụ loại siêu thực phẩm này so với những loại nước ép khác.
Những người mới sử dụng cỏ lúa mì nên bắt đầu bằng cách uống cỏ lúa mì tối đa khoảng 30ml nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày, sau một tuần tăng lượng này lên khoảng 60ml mỗi ngày (lưu ý là nên chia 60ml ra làm 2 lần uống).
Bạn chỉ nên uống cỏ lúa mì khi bụng đói vì nếu không bạn có thể bị buồn nôn. Cách uống cỏ lúa mì tốt nhất là sau khi bạn đã tiêu thụ nước ép cỏ lúa mì, bạn nên để nó được tiêu hóa ít nhất nửa giờ trước khi ăn.
+ Cân bằng liều lượng khi uống cỏ lúa mì:
Nếu bạn uống quá nhiều nước ép lúa mì thì bạn sẽ bị buồn nôn do tác dụng giải độc của nước ép sẽ gây ra triệu chứng này. Nước ép cỏ lúa mì khá ngọt nên bạn có thể kết hợp bằng cách thêm các loại nước ép khác vào nước ép lúa mì để giảm độ ngọt của nó. Nước ép cần tây là một lựa chọn lý tưởng vì nó có hương vị mặn tự nhiên do hàm lượng natri cao có thể dung hòa độ ngọt cho cỏ lúa mì.
Một cách uống cỏ lúa mì khác cũng được những người ưa thích loại thức uống này chế biến, đó chính là để giảm độ ngọt của cỏ lúa mì là trồng cỏ thủy canh thay vì trong đất. Cỏ lúa mì được trồng thủy canh vẫn có các đặc tính dinh dưỡng tuyệt vời như cỏ lúa mì được trồng trong đất.
Nước ép cỏ lúa mì là cách làm sạch tuyệt vời cho đường ruột và hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thì bạn sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn mong muốn. Vì vậy, việc cân bằng số lượng tiêu thụ là điều rất cần thiết mà bạn cần ý để uống cỏ lúa mì đúng cách.
+ Lưu ý trong cách uống cỏ lúa mì:
Là một loại nước uống tốt cho sức khỏe nhưng nước ép cỏ lúa mì cũng cần được sử dụng đúng mức và có những lưu ý nhất định để không ảnh hưởng nhiều đến người sử dụng.
Cỏ lúa mì được xem là hoàn toàn an toàn cho những người mắc bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten. Tuy nhiên, cách uống cỏ lúa mì an toàn nhất là bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận trước khi sử dụng vì có một số ít trường hợp người uống cỏ lúa mì bị nhạy cảm với gluten.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần cân nhắc trước khi dùng nước ép cỏ lúa mì vì loại thực phẩm này có thể ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhất là khi dùng không đúng cách, mẹ bầu sẽ dễ bị dị ứng, gây mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí nghiêm trọng hơn là sảy thai.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem cỏ lúa mì có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Chondroitin có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Viết bình luận