Cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Cây lược vàng là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền và thực phẩm chức năng. Vậy cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Lược vàng là một loại cây thảo sống lâu năm, cao từ 15-45 cm có thân bò ngang trên mặt đất, thân lược vàng chia làm nhiều đốt và có nhánh. Lược vàng được biết đến là một vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh. Với bản chất lành, chứa lipid, axit béo, vitamin PP và B2,... cây lược vàng là bài thuốc dân gian lâu đời được nhiều người áp dụng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người

Cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người?

1. Tổng quan về cây lược vàng

Cây Lược vàng thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), có tên khoa học là Callisia fragrans. Ngoài ra, loại cây này còn có các tên gọi khác là: Lan rũ, (địa) lan vòi, trái lá phất dũ, cây bạch tuộc, giả khóm. Lược vàng thuộc loại thảo mộc ưa bóng râm. Vì vậy, chúng thường được tìm thấy ở những nơi trong bóng râm và có khí hậu ấm.

Theo một số nghiên cứu, loại cây này được trồng khoảng hơn 100 năm trước và xuất hiện chủ yếu ở vùng Trung, Nam Mỹ. Ngoài ra, còn có một số khác cũng được trồng nhiều ở Nga. Về sau, cây lược vàng đã di thực sang Việt Nam. Vào những năm 2006, loại cây này được trồng chủ yếu ở Thanh Hóa. Sau đó, chúng được trồng và phát triển ra nhiều tỉnh thành khác, trong đó Hà Nội cũng rất phổ biến. Đến nay, cây lược vàng đã có mặt tại hầu hết các tỉnh trên cả nước. Nhờ có hình dáng đẹp, nên chúng không chỉ được dùng làm thuốc mà còn được làm cây cảnh.

+ Đặc điểm nhận diện: Loại cây này không khó để phân biệt, chỉ cần bạn chú ý quan sát và dựa vào những đặc điểm sau là có thể nhận biết cây lược vàng một cách chính xác:

- Thân cây: Cây lược vàng thuộc loại thân thảo, có chiều cao từ 50cm trở lên và thường mọc thẳng đứng. Tuy nhiên, cũng có một số cây lại mọc lan ra bên ngoài mặt đất. Chúng có thân màu tím, các cành lược vàng có nhánh và chia thành nhiều đốt. Mỗi đốt cách nhau khoảng 3 cm, nhưng cũng có các nhánh dài đến 10 cm.

- Lá cây lược vàng: Chúng thường có màu xanh mướt, hình ngọn giáo và mọc so le nhau. Lá lược vàng rộng khoảng 4,5 cm và có chiều dài lên tới 30cm. Mặt trên của lá sẽ có màu xanh đậm hơn so với mặt dưới. Tuy nhiên, cũng có một số lá có màu tím. Nguyên nhân là do cây không hấp thụ được ánh sáng vì mọc dưới những tán cây khác. Lá nhẵn và thường không có lông hoặc răng cưa. Các bẹ lá ôm chặt vào thân cây. Các gân lá mọc thường song song với nhau.

- Hoa lược vàng: Hoa thường có màu trắng và dạng dây. Chúng mọc thành cụm, bao gồm khoảng 6 đến 12 hoa với dáng nhỏ. Chiều dài của cuống hoa thường từ 1,5 - 3mm. Tùy thuộc theo vùng khí hậu mà hoa lược vàng có nở vào đầu mùa xuân đến mùa thu. Tuy nhiên loại hoa này thường nhanh tàn và mọc khá lẻ tẻ.

- Tràng hoa: Tràng hoa lược vàng có đến bốn thùy, mày trắng và hình trứng. Nhị hoa có 6 và dài khoảng 1,5mm, phần dưới nhị hoa thường bị dính với các cánh, bao phấn hình đậu và cũng thường bị dính vào hai phần bên trung đới. Bầu trên của tràng hoa có ba ô, với độ cao chỉ khoảng 0,5mm. Nhụy hoa hình hơi trụ, lại có nhụy sẽ hơi trồi lên.

+ Bộ phận sử dụng của cây lược vàng: Hầu hết các bộ phận của cây lược vàng đều có thể sử dụng để làm dược liệu, bao gồm lá, thân và rễ. Các bộ phận này có thể thu hái quanh năm. Thông thường lá cây lược vàng được hái vào lúc sáng sớm là tốt nhất để có thể đảm bảo được dược tính. Đây cũng là bộ phận mang lại nhiều công dụng nhất. Tuy nhiên lá cây lược vàng có tác dụng gì sẽ được giới thiệu ở phần sau.

Có thể dùng nhiều bộ phận nhưng lá lược vàng được sử dụng nhiều nhất. Sau khi thu hái các bộ phận, người ta sẽ được rửa sạch, sau đó có thể dùng tươi hoặc phơi khô để sử dụng lâu dài đều được.

+ Thành phần hóa học cây lược vàng: Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, các nhóm thành phần hóa học trong cây lược vàng có thể ứng dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, các thành phần tiêu biểu nhất phải kể đến:

Một số loại flavonoid như kaempferol isoorientin, quercetin.

Sulfolipid, triacyglyceride, di galactosyl glyceride thuộc nhóm lipid.

Một số axit hữu cơ.

Nhóm acid béo paraffinic và olefinic.

Sắc tố carotenoid và chlorophyll.

Phytosterol.

Một số nguyên tố vi lượng khác như Fe, Cr, Ni, Cu.

Các loại vitamin như PP, B2.

Nhờ những thành phần nêu trên mà cây lược vàng có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, giải độc, hóa đàm, nhuận phế, tiêu viêm, lợi thủy. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn phát hiện hoạt chất Flavonoid, vitamin C, P trong loại cây này có khả năng làm bền mạch máu. Đồng thời, nhờ thành phần Quercetin mà cây lược vàng cũng có khả năng chống oxy hóa cao. Đây là hoạt chất có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và các khối u.

Cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người

2. Cây lược vàng có tác dụng gì?

Trong dân gian từ xưa đã lưu truyền những bài thuốc nam rất quý, hiệu quả chữa bệnh có khi vượt qua cả những nghiên cứu Tây y hiện đại. Bài thuốc về cây lược vàng trị bệnh là một trong những bí quyết dân gian đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm tưởng khó vượt qua.

+ Tác dụng của cây lược vàng chữa đau dạ dày: Dùng lược vàng + mật gấu trị ung thư dạ dày 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng tốt) + một giọt mật gấu ăn sống, ngày một lần lúc đói liên tục trong 1 tháng là khỏi bệnh.

+ Tác dụng của cây lược vàng trong việc điều trị bệnh tiểu đường: Theo kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường với cây lược vàng họ dùng với liều 6 lá/ngày, chia làm 3 lần. Cứ dùng như vậy được 2 tuần lễ thì lại ngưng một tuần, sau đó lại tiếp tục. Kết quả đường huyết rất ổn định.

Vì cây lược vàng có một vài tác dụng phụ nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng loại cây này để trị tiểu đường. Nếu cơ thể người bệnh có những thay đổi bất thường thì nên ngưng sử dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

+ Tác dụng của cây lược vàng với một số bệnh thông thường: Cây lược vàng có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt những chủng vi khuẩn gây nên những bệnh về đường hô hấp. Cây lược vàng giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, giúp giảm đau đồng thời ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình.

- Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch).

- Bệnh ho khan kéo dài: Mùa đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.

- Bệnh sưng chân răng và nhức răng: Bị sưng mộng răng, nhức nhối, má sưng như lên quai bị… Dùng 3 lá lược vàng nhai kỹ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm, trước khi nhai súc miệng nước muối pha loãng. Làm như vậy 3 ngày liền, má hết sưng, chân răng không đau nhức nữa.

- Bị côn trùng cắn: Bị côn trùng đốt bị ngứa và có hiện tượng sưng tấy. Hái lá lược vàng nhai nuốt nước, lấy bã chà xát vào chỗ sưng tấy nhiều lần. Sẽ không đau nhức, vầng đỏ cũng không còn…

- Bọ rời leo: Bị con “bọ rời leo” làm da nổi phồng rộp gây ngứa khó chịu. Dùng lá lược vàng nhai kỹ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong…

+ Tác dụng của cây lược vàng trong việc chữa bệnh đau lưng: Đau lưng là một trong những bệnh thuộc phạm vi chữa trị của cây lược vàng. Nếu bạn đang bị đau lưng thì có thể dùng cây này để chữa trị theo những cách sau:

- Dạng dùng thông thường: Là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá).

- Ngâm rượu: Lá lược vàng đem cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con), ngày dùng 3 lần.

- Dùng xoa bóp: Lấy lá lược vàng ngâm với rượu để xoa bóp bên ngoài cũng rất tốt (khuyến khích).

- Dạng dầu: Dạng dầu này chữa các chứng đau lưng, viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau và có thể dùng trị bệnh ngoài da. Các bạn lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng 3 tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu và cất nơi mát. Đây là cách thủ công và dễ làm nhất các bạn có thể tham khảo.

- Dạng thuốc mỡ: Các bạn hãy cắt nhỏ toàn cây lược vàng và nghiền nát. Sau đó trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Với dạng thuốc mỡ này các bạn có thể bôi lên các vùng bị đau nhức hay các trường hợp cứng khớp, viêm khớp hay các vùng da bị tê cóng, bầm tím… Cây lược vàng chữa bệnh đau lưng là một bài thuốc từ thiên nhiên rất hiệu quả, rẻ tiền và an toàn. Do đó nếu bạn đang bị những cơn đau lưng hành hạ thì đừng ngần ngại mà thử ngay nhé.

Cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Tác dụng của cây lược vàng trong việc chữa bệnh gan: Để chữa bệnh gan các bạn có thể làm theo 3 bài thuốc sau đây:

50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt (hoặc ăn cả bã cũng rất tốt) với 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống có thể trị đầy hơi không tiêu, xơ gan cổ trướng, u gan lành tính,viêm ống dẫn mật, sỏi mật. Dùng liên tục 5 ngày nghỉ 5 ngày sau đó uống tiếp. Có thể uống trong vòng 1 tháng bệnh sẽ có chiều hướng thuyên giảm.

50gr lá lược vàng, 50gr cây màng màng (bòng bong) ngâm với một ít rượu trắng để chỗ mát 1 tháng dùng chữa bệnh ung thư, xơ gan cổ trướng. Cách uống: Uống 2 lần một ngày mỗi lần khoảng 1 muỗng canh nhỏ.

2 lá lược vàng, 7-9 lá mồng tơi (nam 7, nữ 9) giã nhuyễn lấy nước cốt uống vào buổi tối sau khi ăn liên tục từ 5-10 ngày trị các bệnh nóng gan do hỏa vương, viêm gan siêu vi B, C, gan nhiễm mỡ, lở miệng do nóng.

+ Tác dụng của cây lược vàng trong việc trị vẩy nến: Trong cây lược vàng có chứa hoạt chất flanovoid có khả năng ngăn ngừa oxy hóa trên da rất tốt đặc biệt khi bị nhiễm trùng, viêm nhiễm, dị ứng. Nó còn giúp kháng viêm, sát khuẩn rất tốt nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Sử dụng cây lược vàng chữa bệnh vảy nến bằng cách đun nước lên uống. Chỉ cần lấy 5 – 6 lá cây lược vàng, đem rửa nước muối cho thật sạch, cắt thành khúc nhỏ và cho vào ấm để đun. Duy trì cách làm khoảng 1 - 2 tháng là các vết bong tróc da sẽ hết. Khi uống nước lá lược vàng khoảng 1 tuần, vẫn còn tình trạng bong tróc da, chảy máu. Sang đến tuần thứ 2 và những tuần tiếp theo tình trạng này sẽ giảm dần.

Ngoài ra, còn 1 cách khá dễ thực hiện đó là đắp trực tiếp lá lược vàng lên da. Mỗi ngày nên thực hiện bài thuốc đắp từ 3 – 4 lần để tiêu diệt vi khuẩn bám lên da. Lấy 1 lá lược vàng, cắt thành khúc nhỏ và ngâm trong nước muối 20 phút, sau đó vớt ra và cho vào cối giã nát. Rửa qua vùng da bị vảy nến, đắp lá vừa giã lên và dùng gạc y tế cố định lại. Đắp thuốc khoảng 1 tiếng, sau đó gỡ ra và không cần rửa lại.

+ Tác dụng của cây lược vàng trong việc chống oxy hóa: Dịch ép được từ cây lược vàng có nhiều các hoạt chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Trong lược vàng có chứa flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe.

Hoạt chất flavonoid trong cây lược vàng như vitamin P có khả năng làm tăng tác dụng của Vitamin C, làm bền mạch máu. Chất Quercetin có tác dụng chống oxy hoá tế bào mạnh, có khả năng ngăn ngừa và kháng ung thư, các khối u ác tính. Chất phytosterol có tác dụng kháng ung thư và chống lại việc xơ cứng. Tác dụng hỗ trợ trong việc điều trị về dạ dày, gan, phổi, thận, huyết áp, đau nhức xương khớp.

Trên hệ tim mạch, flavonoid có tác dụng làm tăng biên độ co bóp và tăng thể tích/phút của tim, hồi phục tim khi bị ngộ độc bởi CHCl3, quinin, methanol, ổn định nhịp tim.

+ Cây lược vàng ngâm rượu có tác dụng gì? Cách ngâm rượu cây lược vàng: Cắt một đoạn thân cây Lược vàng dài 12 đốt mắc, sắt thành mỏng rồi ngâm với hai xị rượu trắng. bảo quản đậy kín trong thời gian 10 ngày. Nhớ để trong bóng tối.

Cách uống rượu cây Lược vàng: Uống trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 25 giọt, mỗi ngày uống từ 1 đến 2 lần, mỗi đợt là 10 ngày. Cứ uống mỗi đợt 10 ngày thì ngưng 7 ngày, sau khi ngưng 7 ngày xong thì tiếp tục uống 7 ngày, sau khi ngưng 7 ngày xong thì tiếp tục uống đợt kế tiếp. Cứ thế uống cho đến khi hết bệnh.

Ngoài ra cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm môi trường trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh về đường hô hấp. Với những bệnh nhân bị viêm phổi hoặc ung thư phổi: Đặt chậu cây lược vàng gần giường bệnh nhân.

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lược vàng

3.1. Bài thuốc chữa bệnh gan

Bài thuốc này đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu. Với những trường hợp có các tình trạng như viêm gan B, C, nóng gan, có thể áp dụng bài thuốc sau:

Chuẩn bị: 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi.

Đem rửa sạch, sau đó giã nhỏ rồi vắt lấy nước.

Người bệnh uống nước này mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp làm giảm các tổn thương ở gan và bảo vệ gan khỏi một số tác nhân gây hạ.

Đối với những trường hợp mắc các bệnh về gan nặng hơn như ung thư gan hay xơ gan thì áp dụng bài thuốc sau:

Chuẩn bị khoảng khoảng 50gr lá lược vàng và lá bòng bong 50gr.

Đem cả hai loại lá này ngâm với một chút rượu trắng và để trong khoảng 1 tháng.

Sau đó sử dụng rượu ngâm cây lược vàng để uống mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần chỉ sử dụng khoảng 1 muỗng canh nhỏ.

Kiên trì uống đều đặn trong nhiều ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.2. Bài thuốc giảm đau nhức xương khớp

Tình trạng đau nhức xương khớp khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. Để cải thiện những cơn đau, bạn có thể áp dụng các cách sau:

+ Cách 1:  Bài thuốc uống

Đầu tiên, bạn đem lá lược vàng rửa sạch rồi giã nhuyễn, sau đó vắt lấy nước.

Đem nước lá lược vàng trộn cùng với mật gấu.

Sau khi trộn đều thì dùng hỗn hợp này để uống sau bữa ăn.

Người bệnh có thể sử dụng cả bã và nước lá lược vàng đều được.

Sử dụng với liều lượng khoảng 40 – 50ml/ngày, chia làm 3 lần uống.

Bạn cũng có thể kết hợp lấy rượu ngâm lược vàng để xoa bóp khu vực bị đau ở bên ngoài thường xuyên.

+ Cách 2: Chườm lá lược vàng

Bài thuốc chườm lá lược vàng này khá đơn giản, bạn chỉ cần đem lá lược vàng hơ trên lửa để cho nóng và mềm ra.

Sau đó đắp lá lên vùng bị đau.

Đến khi dược liệu đã nguội thì bạn tiếp tục và đắp lại thêm vài lần nữa.

Lưu ý, không nên hơ quá nóng và mỗi lần đắp khoảng 15 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

3.3. Bài thuốc chữa bệnh viêm họng

Với những người bị viêm họng và gặp các tình trạng như ho khan, ho có đờm kéo dài có thể sử dụng bài thuốc dưới đây từ cây lược vàng và sẽ thấy các triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể:

+ Bài thuốc 1:

Bạn chuẩn bị từ 3 đến 4 lá lược vàng.

Sau đó đem lá rửa sạch và cắt nhỏ.

Người bệnh có thể dùng để nhai trực tiếp, một cách từ từ khoảng 10 phút sẽ giúp lá lược vàng phát huy tác dụng được tốt nhất.

Nên nhai mỗi ngày khoảng 3 lần, kiên trì áp dụng để thấy tình trạng viêm họng được cải thiện một cách đáng kể.

Trị viêm họng bằng lá lược vàng - Bài thuốc đơn giản được nhiều người áp dụng

Cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người

+ Bài thuốc 2:

Chuẩn bị thân cây lược vàng (khoảng 1 đoạn) cùng một ít rượu trắng.

Sau đó đem lá đi rửa sạch rồi thái nhỏ.

Ngâm lược vàng với rượu trắng khoảng 10 ngày.

Dùng hỗn hợp này để uống mỗi ngày 1 lần, uống trước ăn khoảng 30 phút và  mỗi lần chỉ dùng khoảng 25 giọt.

Uống theo từng đợt, cứ dùng 10 ngày liên tục thì ngưng khoảng 7 ngày, sau đó lại uống thêm 7 ngày tiếp theo.

3.4. Bài thuốc chữa bệnh dạ dày

Bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày từ cây lược vàng sẽ mang lại kết quả rất tốt nếu như người bệnh áp dụng đúng theo các hướng dẫn sau:

Chuẩn bị từ 3 đến 4 lá lược vàng.

Đem rửa thật sạch, để ráo nước, sau đó giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.

Có thể pha thêm một chút mật gấu vào nước cốt rồi sử dụng uống trước hoặc sau mỗi bữa ăn.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kiên trì áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên, không nên dùng lá lược vàng với quá nhiều để tránh tình trạng tụt huyết áp.

3.5. Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Người bệnh có thể sử dụng cây lược vàng chữa bệnh trĩ. Bởi các thành phần trong cây có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giúp làm bền chắc thành tĩnh mạch, từ đó giảm tình trạng sưng búi trĩ. Nhờ đó bệnh sẽ được cải thiện một cách an toàn, hiệu quả. Bạn thực hiện bài thuốc này theo các bước như sau:

+ Bài thuốc 1:

Chuẩn bị khoảng 4 lá cây lược vàng, sau đó đem rửa sạch, để ráo nước.

Dùng lá lược vàng này để nhai sống cùng với một chút muối.

Với cách này, người bệnh chỉ nuốt nước và nhả bỏ bã.

+ Bài thuốc 2:

Người bệnh chuẩn bị 3 lá lược vàng.

Sau đó đem rửa sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn.

Cắt nhỏ lá lược vàng và đem giã nát cùng với vài hạt muối ăn.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó lấy hỗn hợp này để đắp trong khoảng 30 phút hoặc có thể để qua đêm.

+ Bài thuốc 3:

Bạn đem 2 lá lược vàng đi rửa sạch và để ráo nước.

Sau đó, đem xay nhuyễn lá lược vàng với 1 cốc nước đã được đun sôi để nguội.

Tiếp tục cho thêm khoảng ⅕ thìa muối.

Tiến hành lọc bỏ bã và lấy nước uống 1 lần/ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng bã để đắp vào vùng hậu môn giúp mang lại hiệu quả tốt hơn.

3.6. Bài thuốc chữa mụn nhọt

Khả năng trị mụn nhọt của cây lược vàng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu nhờ vào thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Để thực hiện bài thuốc này, bạn có thể áp dụng theo các cách sau:

Dùng lá lược vàng trị mụn - Bài thuốc bạn nên thử

+ Bài thuốc 1:

Cần chuẩn bị từ 1 đến 2 lá lược vàng.

Sau khi rửa sạch và để ráo nước, bạn đem lá lược vàng giã nát.

Sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng bị mụn nhọt.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng băng gạc y tế sẽ giúp cố định dược liệu mà không ảnh hưởng đến các hoạt động khác.

Thời gian đắp lá lược vàng cần kéo dài khoảng 20 – 30 phút để các dược chất phát huy tác dụng.

Cuối cùng bạn tiến hành rửa lại với nước.

+ Bài thuốc 2:

Chuẩn bị cây lược vàng với liều lượng khoảng 1kg. Có thể sử dụng cả lá và thân.

Rửa sạch nguyên liệu, sau đó đem cắt khúc, ngâm với 1 lít rượu trắng, để hỗn hợp trong khoảng thời gian 2 tháng.

Sau đó sử dụng hỗn hợp này để uống mỗi ngày khoảng 2 lần với liều lượng là 1 ly nhỏ cho mỗi lần.

3.7. Bài thuốc chữa viêm da, vảy nến

Theo kinh nghiệm dân gian, lược vàng có thể dùng để chữa vảy nến, viêm da do đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ vậy, các triệu chứng ngoài da có thể cải thiện nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ.

Cách thực hiện:

+ Bài thuốc 1:

Chuẩn bị cây lược vàng khoảng 5 đến 6 lá.

Sau khi rửa sạch thì đem đun với 2 bát nước.

Sau khi nước sôi, bạn tiếp tục đun bằng lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.

Dùng nước chia làm 2 lần và sử dụng uống trong ngày.

+ Bài thuốc 2:

Chuẩn bị từ 4 đến 6 lá lược vàng tươi.

Rửa sạch lá lược vàng, sau khi ráo nước thì đem giã nát.

Sau đó vắt nước cốt từ lá lược vàng và dùng để uống.

Đồng thời, bạn có thể lấy bã lược vàng chà nhẹ lên vùng da bị viêm hoặc vảy nến sẽ có tác dụng giảm sưng, giảm ngứa và kích thích bong vảy nhanh hơn.

Cây lược vàng có tác dụng gì với sức khỏe con người

4. Lưu ý khi sử dụng cây lược vàng

Cây lược vàng có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Mặc dù là thảo dược lành tính nhưng nếu không biết cách sử dụng vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, người dùng cần lưu ý các vấn đề sau:

Dị ứng, phát ban, nổi mẩn đỏ, và sưng phù là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của dược liệu này. Ngoài ra, nếu sử dụng với lượng quá nhiều có thể khiến các dây thanh quản bị tổn thương hoặc gây ra tình trạng tụt huyết áp.

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn nêu trên. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y hoặc các bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thì cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn.

Không nên dùng loại cây này nếu người bệnh có hệ miễn dịch kém hoặc cơ địa dễ bị dị ứng.

Sử dụng rượu ngâm cây lược vàng có thể gây ra tình trạng bào mòn men răng. Vì vậy, người bệnh không ngậm rượu khi dùng.

Sử dụng cây lược vàng cùng với thuốc Tây có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tác dụng của thuốc Tây. Vì vậy, nếu có ý định kết hợp hai sản phẩm này, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được cách dùng với liều lượng cũng như thời gian phù hợp.

Có thể thấy cây lược vàng là loại dược liệu đa công dụng có thể dùng để trị nhiều bệnh khác nhau. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quát, hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như biết cách sử dụng hiệu quả loại dược liệu này. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Cây hoàn ngọc có tác dụng gì với sức khỏe con người?

>>> Cây bồ bồ có tác dụng gì với sức khỏe con người?

>>> Câu kỷ tử có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Viết bình luận