Cây bồ bồ là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền Việt Nam. Cây bồ bồ có tác dụng gì với sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Ở nước ta, cây bồ bồ là một loại cây quen thuộc, có thể dễ dàng thấy được trong những gia đình, hay mọc dại ngay tại vườn nhà. Cây bồ bồ có vị cay, hơi đắng với nhiều công dụng như chữa cảm, nhức đầu, sát trùng, viêm gan vàng da, phụ nữ sau khi sinh kém ăn, còn dùng chữa viêm ruột, tiêu hóa ... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cây bồ bồ có tác dụng gì với sức khỏe con người.
Cây bồ bồ có tác dụng gì với sức khỏe con người?
1. Tổng quan về cây bồ bồ
+ Mô tả: Đây là cây thảo, sống một năm, cao 20 - 60cm, có nhiều lông. Thân hình trụ, cứng, mọc đứng, đơn hoặc phân nhánh. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 2 - 6cm, mép có răng cưa tròn, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống ngắn.
Cụm hoa mọc thành bông, thường có hình cầu, bao bọc bởi tổng bao nhiều lá bắc dạng lá ở bên dưới, có lông như len màu trắng, dài có 5 răng nhọn, gần đều, tràng màu xanh lơ nhẵn.
Quả nang nhẵn, hình trứng, dài 3 - 4mm, có mũi nhọn ngắn, hạt nhỏ, nhiều.
Ở miền Nam, nhân dân thường dùng tên Bồ bồ để gọi cây Thạch xương bồ. Người dùng cần chú ý để tránh nhầm lẫn.
+ Phân bố, sinh thái: Bồ bồ là cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc thành đám trên các vùng đồi thấp và bờ nương rẫy ở vùng trung du phía Bắc. Có nhiều ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Hiện nay chưa thấy cây mọc ở các tỉnh phía Nam. Cây còn phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia.
Cây phát triển từ hạt. Những cây con thường đâm chồi vào tháng 3 - tháng 4 hàng năm và ra hoa kết quả sau đó khoảng 2 tháng. Quả già cũng là lúc cây bắt đầu tàn lụi và chết. Hạt trong quả được phát tán ra xung quanh và nếu tồn tại được thì đến cuối mùa xuân năm sau sẽ đâm chồi, nảy mầm.
+ Bộ phận dùng làm thuốc: Thân, lá, hoa của cây bồ bồ được Đông y sử dụng làm dược liệu.
+ Thu hái - sơ chế: Bồ bồ dược liệu được thu hoạch lúc cây đang ra hoa, thông thường là vào mùa hạ. Cây được chặt sát gốc đem về rửa sạch, rải trong bóng râm cho khô từ từ hoặc sấy khô.
+ Bảo quản: Dược liệu khô thường được người dân bảo quản bằng cách bó lại thành từng bó nhỏ, để trên gác bếp hoặc nơi khô ráo. Tránh để thuốc nơi bụi bẩn, chỗ ẩm ướt hoặc những nơi có nhiệt độ quá cao sẽ gây mốc hoặc làm thất thoát tinh dầu trong thân và lá cây.
+ Thành phần hóa học: Tinh dầu, Saponin. Ngoài ra: glucosid, kalinitrat, acid clorogenic, acid neoclorogenic, acid caferic, …
2. Cây bồ bồ có tác dụng gì với sức khỏe
Cây bồ bồ còn có tên gọi khác là cây nhân trần, hoắc hương núi, họ hoa Mõm chó. Thân cây bồ bồ nhỏ, màu tím, có lông trắng mịn. Lá bồ bồ mọc đối, đầu lá dài và nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mịn, toàn thân và lá có mùi thơm. Hoa bồ bồ mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá, tràng hoa màu tím xanh, môi trên hình lưỡi, môi dưới xẻ thành năm thùy đều nhau. Quả nhân trần – bồ bồ nang có nhiều hạt nhỏ.
Trong Y học cổ truyền, cây bồ bồ có vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, chữa các chứng bệnh hoàng đản, giúp thông tiểu tiện, viêm loét da do phong thấp…
+ Cây bồ bồ có tác dụng làm mát gan, thanh nhiệt và giải độc: Để làm bài thuốc này ta cần các vị thuốc sau: bồ bồ 12g, lỗ bình Trung Quốc 12g, hoa của cây mã đề 12g. Mang tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn và nấu uống như trà.
+ Cây bồ bồ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiễm giun nặng: Nước sắc của cây bồ bồ có tác dụng diệt giun rất tốt. Các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc thí nghiệm là cho hai loại giun chúng ta thường mắc là giun đũa và giun móc tiếp xúc với nước sắc của cây. Đối với giun đũa sau khi tiếp xúc khoảng từ 15 phút đến 20 phút thì bắt đầu quằn quại và chết đi, còn giun móc thì sau khoảng từ 1 giờ đến 2 giờ mới chết. Ngoài các tác dụng trên cây bồ bồ còn có tác dụng chữa chứng sốt không đỗ mồ hôi, ổn định huyết áp cho người có huyết áp cao.
+ Cây bồ bồ có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn: Cuộc thí nghiệm lên những con chuột bị viêm phù bàn chân. Sau tuần đầu tiên của cuộc thí nghiệm các nhà khoa học thấy chỗ bị viêm của những đối tượng bắt đầu giảm viêm, không còn hiện tượng sưng nữa, ba ngày sau con chuột khỏi hoàn toàn. Ngoài kết quả chống viêm thu được từ cuộc thí nghiệm trên, các nhà khoa học còn thu được một kết quả khác, nước sắc của loài cây này có thể ức chế một số vi khuẩn như: Staphylococcus aureus 209 P νà Streptococcushemolyticus S 84…
+ Cây bồ bồ chữa bệnh gì?
Dưới dây là một số bài thuốc từ cây bồ bồ được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Rất nhiều bệnh nhân đã dùng các bài thuốc này và cho hiệu quả đang kinh ngạc. Bạn đọc có thể lưu lại công thức để dùng khi cần:
- Cây bồ bồ chữa bệnh viêm gan mãn tính: Để làm bài thuốc trị vàng da và viêm gan mãn tính ta cần chuẩn bị trạch tả, trư linh, bạch truật, phục linh mỗi vị 10g và 15g bồ bồ. Mang tất cả các vị thuốc trên sắc chung với 200ml nước, sắc cạn còn 150 ml thì dừng. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 50ml.
- Cây bồ bồ chữa say nắng, hạ sốt và kích thích ra đổ mồ hôi: Để làm bài thuốc trên ta chuẩn bị 15g bồ bồ, 10g hoàng cầm, 15g tịch lãnh, mộc thông, thủy xương bồ, khổ thái mỗi vị 7g, xạ can, liên kiều, hoắc hương, bạc hà, bạch đậu khấu mỗi vị 5g. Mang tất cả các vị trên sắc với một lượng nước đủ dùng trong ngày.
- Cây bồ bồ chữa bệnh viêm túi mật và tiêu hóa kém: Các nhà khoa học đã thực hiện một cuộc thí nghiệm lên hai con chuột bị viêm túi mật. Con chuột thứ nhất thì được tiêm nước sắc của cây bồ bồ, con còn lại thì không được tiêm nước sắc. Sau 1 tuần thực hiện cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi tình trạng túi mật của con được tiêm nước sắc đã được cải thiện, lượng mật tiết rất ổn định.
3. Tác dụng dược lý cây bồ bồ
+ Tác dụng lợi mật: Thí nghiệm trên chuột, cao cồn, cao nước và tinh dầu chiết từ bồ bồ có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt, trong đó, dạng cao cồn. Có tác dụng mạnh nhất. Cao cồn và tinh dầu bồ bồ còn có tác dụng tăng cường công năng thanh thải độc của gan.
+ Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù bàn chân chuột do tiêm nhũ dịch kaolin và trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cách cấy dưới da sợi amian, bồ bồ đều có tác dụng chống viêm rõ rệt, tham gia vào tác dụng chủ yếu này là những thành phần tan trong cồn và tan trong nước, còn tinh dầu không có tác dụng chống Viêm.
+ Tác dụng kháng khuẩn: Cao cồn và cao nước của bồ bồ có tác dụng ức chế sự phát triển của các khuẩn Shigella dysenteriae, Sh. shigae, Staphylococcus aureus 209 P νà Streptococcus hemolyticus S 84..
+ Đối với dạ dày: bồ bồ có tác dụng làm giảm rõ rệt sự phân tiết dịch vị, giảm độ acid tự do và acid toàn phần. Trên mô hình gây loét dạ dày thực nghiệm ở chuột cống trắng, bồ bồ có tác dụng làm giảm gây loét một cách rõ rệt.
+ Độc tính: Trên súc vật thí nghiệm, đã dùng liều cao gấp 20 lần liều có tác dụng. súc vật vẫn sống an toàn, chứng tỏ bồ bồ không độc.
4. Lưu ý khi sử dụng cây bồ bồ
Công dụng của cây bồ bồ rất tuyệt vời với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau để tránh lợi bất cập hại:
- Không dùng chung bồ bồ với cam thảo: Mặc dù cả bồ bồ và cam thảo đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi bồ bồ lại giúp đào thải. Do đó, đối với những người có thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, sẽ tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng huyết áp.
- Với phụ nữ mang thai: nếu không có bệnh lý về gan, không được chỉ định từ bác sĩ thì tuyệt đối không dùng nước cây bồ bồ bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.
- Không nên uống bồ bồ hằng ngày: Nguyên tắc điều trị của bồ bồ là lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Trong trường hợp không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn mất cân bằng và sinh bệnh.
Ngoài ra, nhân trần rất lợi tiểu, nếu uống bồ bồ hằng ngày, sẽ dẫn đến mất nước nghiêm trọng gây thiếu nước cho cơ thể và làm mệt mỏi thiếu tập trung.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cây bồ bồ có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Câu kỷ tử có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Viết bình luận