Cách điều trị rối loạn lo âu mất ngủ như thế nào?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy điều trị rối loạn lo âu mất ngủ như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Áp lực công việc, cuộc sống là gánh nặng khiến cho tình trạng mất ngủ tiên phát, lo âu và trầm cảm ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Khi mất ngủ, não và các cơ quan khác không được nghỉ ngơi, các chất độc trong quá trình chuyển hóa sẽ không được đào thải ra khỏi cơ thể. Vì thế, các chức năng của não và các cơ quan khác đều suy giảm trầm trọng. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách điều trị rối loạn lo âu mất ngủ như thế nào.

Cách điều trị rối loạn lo âu mất ngủ như thế nào

1. Cách điều trị rối loạn lo âu mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có mối liên hệ mật thiết với rối loạn lo âu và trầm cảm. So với những trường hợp mất ngủ đơn thuần, bệnh nhân có các bệnh lý tâm thần kết hợp thường gặp phải các triệu chứng nặng nề hơn và đáp ứng kém với điều trị. Chính vì vậy để kiểm soát hoàn toàn các bệnh lý này, cần phải có sự phối hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau.

Các phương pháp điều trị mất ngủ đi kèm với lo âu và trầm cảm:

1.1 Vệ sinh giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ là biện pháp quan trọng trong điều trị mất ngủ. Biện pháp này cải thiện giấc ngủ bằng cách giảm các yếu tố kích thích dẫn đến mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc.

Các biện pháp vệ sinh giấc ngủ:

Thức giấc và lên giường vào một khung giờ để điều hòa nhịp sinh học. Duy trì thói quen này trong vài tuần sẽ nhận thấy tình trạng giấc ngủ đến muộn và khó ngủ được cải thiện đáng kể.

Nên hạn chế ngủ vào ban ngày, nếu quá mệt có thể chợp mắt 15 – 30 phút vào giữa trưa.

Không nằm lên giường trước giờ ngủ (đọc sách, xem phim, làm việc,…). Tình trạng này có thể khiến não bộ bị kích thích ngay cả khi đến giờ đi ngủ dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc,…

Tập thể dục vào sáng sớm để tăng sự tỉnh táo và cải thiện khả năng tập trung khi làm việc, học tập. Ngoài ra, hormone endorphin tạo ra trong quá trình luyện tập cũng giúp đẩy lùi căng thẳng, lo âu, qua đó cải thiện phần nào tình trạng khó ngủ và ngủ chập chờn vào ban đêm.

Có thể tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 20 phút để thư giãn các cơ, tạo cảm giác thoải mái và buồn ngủ.

Sự lo lắng quá mức chính là nguyên nhân gây mất ngủ. Vì vậy, người bệnh nên hoàn tất các công việc trong ngày trước 21:00 để não bộ được nghỉ ngơi và thư giãn.

Không ăn tối quá muộn, đồng thời tránh dùng các món ăn có nhiều gia vị, thức uống chứa cồn và caffeine sau 12:00 trưa.

Có thể ngồi thiền và tập yoga nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ để thư giãn cơ, giải tỏa căng thẳng, lo âu,…

Vệ sinh không gian phòng ngủ thường xuyên, có thể sắp xếp lại phòng để tạo sự thoải mái khi ngủ

+ Liệu pháp thuốc thay thế:

Đối với một số người, thuốc thay thế là một lựa chọn điều trị khác cho chứng lo âu. Các nghiên cứu về thuốc thảo dược và thực vật để điều trị lo âu còn hạn chế hơn nhiều so với Y Học Cổ Truyền. Tuy nhiên, một đánh giá có hệ thống từ năm 2010 đã phát hiện ra rằng bổ sung dinh dưỡng và thảo dược đều có thể là liệu pháp trị liệu đáng giá cho chứng lo âu. Có bằng chứng mạnh mẽ về hiệu quả của các chất bổ sung có chứa lạc tiên, kava, L-lysine và L-arginine.

Xin lưu ý rằng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không quy định chất lượng hoặc độ tinh khiết của các chất bổ sung như đối với thuốc. Trao đổi với bác sĩ trước khi thử bổ sung để đảm bảo không có tương tác nào xảy ra.

Thiền: Thiền là việc thực hành chánh niệm. Bằng chứng cho thấy rằng ngay cả một buổi thiền cũng có thể có lợi trong việc giảm lo lắng của người bệnh. Thậm chí nhiều lợi ích có thể được nhìn thấy trong dài hạn. Ngồi thiền ngay trước khi ngủ có thể là một cách tuyệt vời để giảm bớt sự lo lắng về đêm.

Thở sâu: Hít thở sâu là một cách tuyệt vời để giảm lo lắng và căng thẳng. Hít thở sâu có thể làm chậm nhịp tim và giúp cải thiện huyết áp. Nếu đang trải qua một cơn hoảng sợ vào ban đêm, hãy thử hít thở sâu để giảm bớt cơn hoảng sợ.

Thói quen ngủ lành mạnh: Một trong những cách quan trọng nhất để giảm bớt lo lắng vào ban đêm là thông qua thói quen ngủ lành mạnh. Đảm bảo bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái trong phòng ngủ của chính mình sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Có nhiều cách để thiết lập thói quen ngủ tốt để đảm bảo ngủ ngon hơn và lâu hơn như:

Tránh chất kích thích trước khi ngủ: Chất kích thích có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo lắng. Ngoài ra, do chất kích thích làm tăng hoạt động của cơ thể, nên uống chúng trước khi ngủ có thể khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ cảnh báo rằng rượu, thuốc lá và cafein đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ, vì vậy hãy nhớ tránh những thứ này trước khi bắt đầu ngủ.

Tắt các thiết bị điện tử: Cuối cùng khi đã lên giường, hãy tắt hoặc ngừng sử dụng tất cả các thiết bị điện tử. Một nghiên cứu năm 2017 ở gần 350 người trưởng thành tham gia cho thấy việc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khiến họ khó đi vào giấc ngủ hơn cũng như ngủ không ngon. Điều này là do ánh sáng xanh nhân tạo từ các thiết bị điện tử được cho là ngăn chặn hormone gây ngủ melatonin, khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn.

Tạo sự thoải mái: Gối và nệm phải thoải mái và hỗ trợ tốt cho cơ thể cũng như phong cách ngủ của bạn. Phòng ngủ là của riêng bạn, vì vậy việc tạo không gian thoải mái, an toàn để ngủ có thể tạo nên sự khác biệt cho chứng lo âu vào ban đêm.

1.2 Giải pháp an toàn không tác dụng phụ với người bị rối loạn lo âu mất ngủ

PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

PM Nature Pro

Công dụng PM Nature Pro giúp:

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

Đối tượng sử dụng:

Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược

SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP

1.3 Sử dụng các thảo dược giúp ngủ ngon giấc

+ Bình vôi: Theo Y Học Cổ Truyền, dược liệu bình vôi có tính lương, vị đắng, quy vào kinh Can và Tỳ. Dược liệu này có công dụng an thần, gây ngủ và được sử dụng trong các bài thuốc an thần, gây ngủ, chữa đau dạ dày, hạ huyết áp, hen suyễn, khó thở, chống co quắp. Bên cạnh đó, bình vôi còn được phối hợp cùng các vị thuốc khác trong điều trị sốt rét, ho lao, kiết lỵ, mụn nhọt...

Hoạt chất rotundin trong củ bình vôi có công dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh nên rất có lợi trong điều trị chứng bệnh giật kinh phong, chống co quắp. Rotundin còn có tác dụng điều hòa tim mạch nên được sử dụng điều trị bệnh đau tim, hạ huyết áp, chống co thắt cơ vành, hen suyễn bởi tác dụng điều hòa hô hấp. An thần là tác dụng rõ rệt nhất của hoạt chất này, tuy nhiên nếu sử dụng với liều lượng cao sẽ gây kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật.

Một số bài thuốc trị mất ngủ từ thảo dược bình vôi như sau:

Bài thuốc 1: Sử dụng củ bình vôi tán thành bột và đem ngâm với rượu 40 độ theo tỷ lệ 1 phần bột, 5 hoặc 10 phần rượu. Sử dụng 5 – 15ml rượu ngâm uống trong một ngày và có thể sử dụng thêm một ít đường để dễ uống;

Bài thuốc 2: Sử dụng 10 - 15g mỗi loại dược liệu gồm long nhãn, hạt sen, nhân hạt táo chua, 8g củ bình vôi, 12g lá vông. Hỗn hợp dược liệu đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang, nên uống trước khi đi ngủ 30 phút. Bài thuốc được sử dụng trong điều trị mất ngủ ở người gầy, đánh trống ngực, hay hồi hộp, sợ hãi, ngủ không yên, tinh thần suy nhược...

+ Cây lạc tiên: Một trong những phương pháp trị mất ngủ bằng thảo dược là sử dụng cây lạc tiên. Theo Y Học Cổ Truyền, dược liệu lạc tiên có tính mát, vị đắng và ngọt, công dụng lợi tiểu, tiêu viêm, chữa mất ngủ, an thần, viêm da... Nghiên cứu từ các nhà khoa học thấy các hoạt chất trong cây lạc tiên công dụng ổn định hệ thần kinh trung ương, chống hồi hộp, mất ngủ, lo âu.

Một số bài thuốc điều trị mất ngủ từ dược liệu bình vôi như sau:

Bài thuốc chữa mất ngủ, tim hồi hộp: Sử dụng 15g lạc tiên khô đem sắc với nước và dùng uống thay trà mỗi ngày. Hoặc có thể sử dụng lạc tiên kết hợp với các vị thuốc khác theo tỷ lệ như sau: 50g lạc tiên, 30g lá vông, 2g tâm sen, 10g lá dâu tằm, 90g đường. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước và uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc nên sử dụng trong thời gian từ 7 – 10 ngày;

Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh: Sử dụng 50g cây lạc tiên, 30g lá vông, 10g lá dâu tằm, 2.2g liên tâm, 90g đường, 100ml nước. Hỗn hợp dược liệu được chế biến thành cao lỏng, sử dụng axit benzonic để bảo quản và một lượng cồn vừa đủ nhằm hòa tan axit benzonic. Cao lỏng thu được đem dùng 2 – 4 thìa cà phê mỗi ngày, nên uống trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả cao;

Bài thuốc dịu thần kinh, an thần giúp ngủ ngon: Dùng 20g lạc tiên, 6g cam thảo, 2g lá vông nem, 12g hạt sen, 10g táo nhân, 10g lá tre và 10g lá dâu. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml, nước thuốc dùng uống trong ngày. Dùng mỗi ngày 1 thang trong thời gian từ 7 – 10 ngày;

Bài thuốc trị khó ngủ ở người cao tuổi, đau mỏi người: Dùng 500g cây lạc tiên (cả dây lá, quả non, rễ), 300g hoa thiên lý và 100g lá mướp đắng non. Tất cả dược liệu đem sao khử thổ rồi tán nhuyễn thành bột, thêm 50g đậu xanh đã được rang chín và tán nhuyễn. Bột thuốc thu được đem pha với nước sôi nguội uống thay trà mỗi ngày, tỷ lệ dùng là 3 thìa cà phê bột thuốc pha với 100ml nước sôi.

+ Long nhãn: Trong Y Học Cổ Truyền, long nhãn còn được gọi à cùi nhãn có công dụng an thần, bổ tỳ và tâm, chữa suy nhược suy nhược cơ thể... đặc biệt là chứng mất ngủ kéo dài. Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy long nhãn chứa nhiều chất dinh dưỡng và các khoáng chất, cụ thể như sau:

Cùi nhãn tươi chứa 77,15% nước; 0,13% chất béo; 1,47% protid; 12,25% đường saccaroza, các loại vitamin A, B;

Cùi nhãn khô (long nhãn nhục) chứa 0,85% nước; 79,77% các hợp chất tan trong nước (26,91% glucose; 0,22% saccarozo; 1,26% axit taetric); 19,39% các hợp chất không tan trong nước.

Một số bài thuốc chữa mất ngủ từ thảo dược long nhãn cụ thể như:

Bài thuốc 1: Dùng 100g cùi nhãn và 100g gạo nếp. Gạo nếp vo sạch với nước và đem nấu cháo. Đến giai đoạn gạo nếp nở gần hết thì cho cùi nhãn vào. Nêm gia vị và ăn khi cháo còn ấm giúp an thần và chữa bệnh mất ngủ kéo dài;

Bài thuốc 2: Dùng 9g cùi nhãn, 9g táo nhân và 15g khiếm thực. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước và dùng uống trước khi đi ngủ;

Bài thuốc 3: Dùng 16g long nhãn, 12g đương quy, 12g hoàng kỳ và 16g thục địa. Đem tất cả dược liệu sắc với nước lọc. Nước thuốc thu được chia làm 2 lần uống trong ngày, sử dụng bài thuốc liên tục trong 10 – 15 ngày giúp điều trị dứt điểm chứng mất ngủ thường xuyên.

Cách điều trị rối loạn lo âu mất ngủ như thế nào

+ Cây vông nem: Trong Y Học Cổ truyền, lá cây vông nem có vị hơi đắng và chát, tính bình, tác dụng dễ ngủ, an thần, hạ nhiệt, hạ huyết áp, sát trùng, trừ phong thấp, điều trị bệnh trĩ... Trong dân gian, dược liệu vông nem được sử dụng để chữa chứng đau đầu, mất ngủ bằng cách sắc nước uống hoặc dùng lá làm rau ăn. Một số bài thuốc trị mất ngủ từ cây vông nem như sau:

Bài thuốc 1: Dùng 20g lá cây vông nem tươi đem rửa sạch, vò hơi nát và đem hấp vào nồi cơm. Lá vông sau khi hấp dùng ăn trước khi đi ngủ giúp ngủ ngon hơn;

Bài thuốc 2: Dùng 15g lá vông khô, cắt nhỏ và đem sắc với 2 chén nước, sắc đến khi còn khoảng nửa chén nước. Nước thuốc sắc được đem uống 1 lần trong ngày, sử dụng bài thuốc trong vài ngày sẽ chấm dứt tình trạng mất ngủ;

Bài thuốc 3: Dùng 1 nắm lá vông, 1 nắm hoa thiên lý và 1 nắm lá dâu non đem nấu canh ăn mỗi ngày;

+ Tâm sen: Tâm sen hay Liên tâm là mầm của hạt sen. Trong Y Học Cổ Truyền, tâm sen có tính hàn, vị đắng, quy kinh tâm và có công dụng thanh tâm, trấn kinh an thần, giải nhiệt nên thường được dùng để điều trị mất ngủ.

Hoạt chất alcaloid trong tâm sen là thành phần có tác dụng ngủ ngon và có an thần nhưng cũng có thể gây độc cho cơ thể. Cụ thể, sử dụng dược liệu tâm sen ở liều phù hợp sẽ giúp an thần nhưng nếu hãm quá đặc có thể dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu, tim đập nhanh, khó ngủ thậm chí là mất ngủ trắng đêm. Nếu sử dụng liều quá thấp (hãm nước uống quá loãng) vừa không có tác dụng gây ngủ vừa dẫn đến tình trạng tiểu đêm làm nặng thêm chứng mất ngủ.

Alcaloid trong tâm sen có công dụng an thần là chính, giúp có giấc ngủ ngon nhưng công dụng hồi phục thần kinh chưa mạnh, vì vậy khi dùng lâu ngày có thể bị nhờn thuốc.

Có rất nhiều loại thảo dược được nghiên cứu và sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn thì người bệnh cần khám và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ, lương y có chuyên môn y học cổ truyền.

1.4 Sử dụng thuốc

Ngoài vệ sinh giấc ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ để cải thiện tình trạng khó ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó nếu có các bệnh lý tâm thần kết hợp, các loại thuốc được sử dụng còn có thể giải tỏa tâm trạng bồn chồn, lo lắng, uể oải, bi quan,…

Sử dụng thuốc có thể cải thiện tình trạng ngủ chập chờn, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, giấc ngủ đến muộn, tỉnh giấc do ác mộng, thức dậy sớm,… Ngoài ra, một số loại thuốc còn giúp điều chỉnh khí sắc, giảm tình trạng lo âu và các cảm xúc tiêu cực do trầm cảm, rối loạn lo âu gây ra.

2. Mất ngủ kéo dài gây lo âu, trầm cảm có nguy hiểm không?

Bản thân mất ngủ là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở người trưởng thành. Bởi chất lượng giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống. Mất ngủ mãn tính khiến cơ thể luôn trong trạng thái lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, giảm sự tỉnh táo và tập trung khi học tập, làm việc. Ngoài ra, thiếu ngủ nặng còn gia tăng nguy cơ gặp phải các rủi ro và tai nạn trong quá trình làm việc, điều khiển máy móc và phương tiện giao thông.

Mức độ nguy hiểm của bệnh mất ngủ tăng lên đáng kể nếu đi kèm với các bệnh tâm thần như rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm. Hai nhóm bệnh này tác động qua lại lẫn nhau tạo nên mối liên hệ chồng chéo, đồng thời gây ra không ít khó khăn trong việc cải thiện và điều trị.

Nếu không được điều trị sớm, mất ngủ kéo dài kèm lo âu và trầm cảm có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề như:

+ Mất ngủ cùng với lo âu và rối loạn trầm cảm có thể làm giảm hiệu suất lao động, khả năng học tập, làm tan vỡ các mối quan hệ cá nhân, người bệnh thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể, tự cô lập với cộng đồng,…

+ Mức độ lo âu, trầm cảm có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu đi kèm với chứng mất ngủ và ngược lại

+ Hình thành những suy nghĩ tiêu cực và có thể dẫn đến hành vi, ý nghĩ tự sát nếu không được điều trị sớm

+ Dẫn đến lạm dụng rượu bia, chất kích thích,…

+ Gia tăng áp lực, gánh nặng lên gia đình và xã hội

+ Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, viêm xương khớp, hội chứng ruột kích thích,…

+ Có thể thấy, mất ngủ cùng với lo âu và trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân người bệnh mà còn tác động tiêu cực đến những người xung quanh. Vì vậy nếu bản thân người bệnh không chủ động tìm gặp bác sĩ, chuyên gia người thân và bạn bè cần đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng để bệnh nhân đến khám và điều trị sớm.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách điều trị rối loạn lo âu mất ngủ như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bài thuốc trị mất ngủ thường xuyên - BNC medipharm

>>> Những cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả

>>> Mất ngủ nên ăn uống như thế nào? - BNC medipharm

Viết bình luận