Cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Bệnh tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, bạn thường suy nghĩ là đã bị tiểu đường rồi thì tuyệt đối không ăn cái gì liên quan đến đường. Tuy nhiên suy nghĩ đó hoàn toàn sai, bạn nên hạn chế ăn đường chứ không phải tuyệt đối không được ăn đường. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào.

Cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào

1. Cách chữa bệnh tiểu đường

1.1 Cách chữa tiểu đường không cần dùng thuốc

* Sử dụng cây thuốc chữa bệnh tiểu đường

Một cách khác giúp bạn chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc là dùng các cây thuốc nam giúp kiểm soát đường huyết. Một loại cây nổi tiếng đã được nhiều nhà khoa học chứng minh khả năng giữ ổn định đường huyết là dây thìa canh. Ngoài ra, một số cây thuốc giúp chữa bệnh tiểu đường gồm:

- Khổ qua rừng

- Dây thìa canh

- Giảo cổ lam

- Quế chi

- Mã đề

- Dâu tằm trắng

- Hoàng bá

- Cam thảo đất

Các vị dược liệu này giúp ổn định đường huyết, giảm thiểu biến chứng của tiểu đường. Mặc dù học cách chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc là rất tốt, tuy nhiên, bạn cần tuân thủ theo điều trị của bác sĩ trước tiên. Kết hợp các loại thuốc bác sĩ kê đơn với các cây thuốc, chế độ ăn hợp lý và tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn nói không với biến chứng tiểu đường, giữ mức tiểu đường ở ngưỡng cho phép.

* Kiểm soát chế độ ăn của bạn:

+ Tại sao bạn cần kiểm soát chế độ ăn của mình?

Kiểm soát chế độ ăn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc. Khi bạn đi khám bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, quản lý cân nặng và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh về tim mạch như huyết áp cao, mỡ máu cao.

Khi bạn ăn các thức ăn có chứa nhiều calo, lượng đường trong máu có thể tăng vọt gây mất kiểm soát. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương đến thần kinh, tim và thận. Điều này đòi hỏi bạn cần có một chế độ dinh dưỡng và một thói quen ăn uống lành mạnh.

+ Chế độ ăn kiêng của bệnh nhân tiểu đường gồm những gì?

Bạn nên duy trì 3 bữa ăn chính hàng ngày và thêm các bữa ăn phụ. Kích thước khẩu phần ăn cũng rất quan trọng. Thay vì ăn một bữa lớn với nhiều loại thức ăn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa và ăn một lượng thức ăn nhỏ hơn. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo no bụng mà không sợ tăng đường huyết lên quá cao.

+ Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Để có một chế độ ăn lành mạnh, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, ít carbohydrate và nguồn chất béo “tốt” cho cơ thể:

Kiểm soát lượng carbohydrate: Carbohydrate khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành đường và hấp thu vào máu. Bạn cần lựa chọn các thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate thấp, nhiều chất xơ, hoặc các loại carbohydrate chưa qua tình chế như ngũ cốc nguyên hạt. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo như: Trái cây, rau, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, sữa ít béo…

Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru, kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách giúp bạn no nhanh và lâu, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Rau, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt,…

Chất béo “tốt” cho cơ thể: Chất béo “tốt” có chứa hàm lượng calo thấp, là chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn. Điển hình của chất béo “tốt” là omega-3 có trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Một số loại thực phẩm khác bạn có thể tham khảo như bơ, dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu đậu nành…

+ Người bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Ngoài các thực phẩm bạn nên đưa vào bữa ăn của mình, thì các thực phẩm sau đây bạn cần giảm thiểu ở mức tối đa để đảm bảo ngăn ngừa biến chứng tiểu đường:

Tránh các sản phẩm chứa chất béo bão hòa như sữa giàu chất béo, bơ, thịt bò, xúc xích, thịt xông khói. Bạn cũng cần hạn chế dầu dừa, dầu cọ.

Giảm chất béo chuyển hóa: hạn chế đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, bánh nướng, kẹo…

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: sữa giàu chất béo, lòng đỏ trứng, gan, các thịt nội tạng

Giảm muối: bạn cần kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày, cố gắng ăn ít hơn 2,3 mg mỗi ngày. Khi mua hàng, bạn cũng cần kiểm tra lượng muối ghi trên nhãn để tính toán được lượng muối. Giảm muối sẽ giúp bạn ngăn ngừa biến chứng huyết áp cao của bệnh tiểu đường.

Cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào

* Giảm cân và kiểm soát cân nặng

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh nhân tiểu đường. Thừa cân có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, mất đi khả năng điều hòa đường huyết và làm cho lượng đường trong máu tăng vọt.

Giảm cân là một trong những biện pháp để chữa bệnh tiểu đường không cần thuốc. Chế độ ăn uống lành mạnh chúng tôi đã đề cập ở trên chính là gợi ý để giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh tại nhà và tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân. Một điều lưu ý là bạn không nên uống thuốc giảm cân hay áp dụng các phương pháp giảm cân thiếu khoa học, nhìn ăn… Điều này có thể gây phản tác dụng và làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng tiểu đường.

* Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục đối với bệnh nhân tiểu đường hay bất kỳ ai cũng đều quan trọng. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, giảm huyết áp, giảm cholesterol LDL có hại và tăng chất béo cholesterol HDL lành mạnh. Nó còn giúp giảm lo lắng, tăng cường cơ và xương, cải thiện sức khỏe chung của bạn.

Nhiều nghiên cứu về lợi ích của tập thể dục đối với bệnh tiểu đường với các kết quả nổi bật sau:

Tất cả các hình thức tập thể dục - tập thể dục nhịp điệu, thể dục với cường độ cao, đều có tác dụng như nhau trong việc giảm giá trị HbA1c ở những người bị bệnh tiểu đường. (HbA1c là thông số cho biết tỉ lệ đường glucose gắn với hemoglobin trong máu. HbA1c giảm có nghĩa là lượng đường trong máu giảm.)

Tập thể dục giúp giảm tình trạng kháng insulin ở những bệnh nhân cao tuổi ít vận động và bị béo bụng.

Những người mắc bệnh tiểu đường đi bộ ít nhất hai giờ một tuần giúp giảm nguy cơ tử vong do biến chứng bệnh tim mạch.

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dành ít nhất bốn giờ một tuần để tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 40% so với những người không tập thể dục.

Thời gian tập thể dục tốt nhất là khoảng một đến ba giờ sau khi ăn, khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn trước khi ăn.

1.2. Lựa chọn thực phẩm chức năng và phối hợp thuốc điều trị tiểu đường

+ Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2:

- Tuân thủ các nguyên tắc điều trị.

- Trên thực tế, tùy bệnh cảnh của từng người bệnh mà quyết định phương pháp điều trị. Lúc đầu có thể điều trị không dùng thuốc; nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc.

- Thuốc lựa chọn ban đầu của chế độ đơn trị liệu nên dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), nếu BMI < 23 nên chọn thuốc nhóm sulfonylurea, nếu BMI từ 23 trở lên, nên chọn nhóm metformin.

+ Những nguyên tắc sử dụng insulin khi phối hợp insulin và thuốc hạ glucose máu bằng đường uống:

- Cần giải thích cho người bệnh hiểu và yên tâm với phương pháp điều trị phối hợp với insulin, hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi khi dùng insulin.

- Chọn bút tiêm hoặc bơm tiêm phải phù hợp với loại insulin (1ml = 100 đơn vị hay 1ml = 40 đơn vị; 1ml = 50 đơn vị insulin).

+ Chỉ định sử dụng insulin:

- Nếu HbA1C > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói > 15,0 mmol/l.

- Người bệnh đái tháo đường kèm mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

- Người bệnh đái tháo đường suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu hoặc tổn thương gan...

- Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.

- Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu...

+ Bắt đầu dùng insulin:

- Thường liều sulfonylurea được giảm đi 50% và chỉ uống vào buổi sáng.

- Liều insulin thường bắt đầu với liều 0,1 UI/kg loại NPH, tiêm trước lúc đi ngủ hoặc

- Ngày hai mũi tiêm với insulin hỗn hợp (insulin mixt), tùy thuộc vào mức glucose huyết tương và/hoặc HbA1c.

+ Điều chỉnh liều insulin:

- Khi tăng liều sulfonylurea đến mức tối đa hoặc liệu pháp insulin đạt tới mức 0,3 UI/kg mà vẫn không làm hạ được lượng đường trong máu.

- Điều chỉnh mức liều insulin cứ 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/tuần.

+ Sử dụng thực phẩm chức năng Punsemin giải pháp mới trong điều trị bệnh lý tiểu đường kết hợp dùng thuốc và không dùng thuốc:

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

2. Những sai lầm trong cách chữa bệnh tiểu đường

+ Đã bị mắc bệnh Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa:

Chúng ta biết rằng bệnh Đái tháo đường tiểu đường là do nhiều gen di truyền, lối sống ít vận động và một số yếu tố khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường không phải trực tiếp do ăn đường. Khi bị mắc tiểu đường, điều trở ngại lớn nhất là suy nghĩ: Đã bị mắc Đái tháo đường rồi, tuyệt đối không được ăn đồ ngọt nữa. Điều đó hoàn toàn sai. Nếu bạn thích ăn bánh ga-tô, hãy thưởng thức chúng, chỉ có điều ăn ít hơn và ăn bánh ga-tô ít thường xuyên hơn mà thôi.

Mọi người mắc Đái tháo đường cũng như người thân thường nghĩ rằng “có một chế độ ăn chuyên biệt dành cho người tiểu đường” và nhất thiết tuân theo chế độ ăn đó. Sự thực thì mọi bệnh nhân tiểu đường chỉ cần tuân theo chế độ ăn khuyến cáo cho tất cả mọi người bình thường khác. Đó là chế độ ăn: nhiều hơn các loại hạt (đậu đỗ, lạc..); nhiều rau; sữa tách bơ; ít đồ béo động vật 4 chân; nên ăn dầu thực vật và cá; ăn đồ ngọt với số lượng vừa phải.

Khi tuân thủ chế độ ăn khuyến cáo thì không có nghĩa là đường máu sẽ không tăng. Nếu đã ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ rồi mà đường máu vẫn tăng, bệnh nhân lại cảm thấy mình có lỗi?!. Chế độ ăn đúng đắn chỉ giúp đường máu ổn định hơn mà thôi. Còn để có mức đường máu tốt cần đến nhiều giải pháp khác nữa như tập thể dục, thuốc đúng liều lượng, đúng chủng loại

+ Chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác:

Những bệnh nhân này chỉ điều trị thuốc đái tháo đường mà không dùng các thuốc khác như thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu… vì cho rằng các thuốc này ít quan trọng.

Theo các nghiên cứu, khoảng 80% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn đông máu… và có tới 70% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong do các biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não). Vì vậy, nếu chỉ kiểm soát tốt đường huyết đơn thuần sẽ không làm giảm được nhiều tỷ lệ biến chứng và tử vong.

+ Tiêm insulin làm bệnh nặng lên hay hết thuốc chữa:

Sai. Nếu thực sự tụy không còn sản xuất và tiết ra đủ lượng insulin cần thiết để khống chế đường máu (mặc dù đã được kích thích tối đa bởi các loại thuốc uống hạ đường huyết), thì việc tiêm insulin sẽ giúp khôi phục lại cân bằng lượng đường trong máu. Chúng ta đều biết rằng insulin là chất duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường máu. Khôi phục lại lượng insulin là mấu chốt quan trọng. Nếu làm giảm đường máu trung bình 2mmol/l (hay HbA1c giảm được 1%) sẽ làm giảm biến chứng do bệnh tiểu đường 30%. Thay vì chấp nhận tiêm insulin, nhiều người thường cố ăn kiêng và dùng thuốc uống hạ đường huyết với liều cao và mong đường máu sẽ hạ xuống. Nặng hay nhẹ trong bệnh tiểu đường là do biến chứng của bệnh, không phải do tiêm hay không tiêm insulin.

+ Chỉ kiểm tra đường huyết trước khi ăn sáng:

Ước tính có tới 90% số bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú không hề được đo đường huyết sau ăn để rồi phàn nàn rằng tại sao đường huyết của họ khá tốt mà vẫn bị nhiều biến chứng… Lý do là vì họ quên kiểm soát đường huyết sau ăn mà theo các nghiên cứu, những người bị tăng đường huyết sau ăn 2 giờ sẽ có nguy cơ gây biến chứng tim mạch nhiều hơn tăng đường huyết lúc đói.

+ Không nắm được mục tiêu điều trị:

Nhiều bệnh nhân rất lo lắng khi đường huyết (trước ăn) lên đến 7mmol/l, một số khác lại cho rằng đường huyết ở mức 4-5mmol/l là rất tốt. Theo Hội Đái tháo đường Hoa kỳ thì mục tiêu đường huyết của các bệnh nhân đái tháo đường lúc đói là 4-7,2mmol/l, sau ăn 2h là < 10 mmol/l, HbA1c <7% ở người Đái tháo đường trẻ tuổi chưa có biến chứng nặng; còn đối với người cao tuổi (≥65 tuổi), mắc nhiều biến chứng và bệnh kèm thì mức đường huyết cao hơn.

+ Không thử đường huyết lúc bị đói:

Theo phản xạ thì chỉ khi có cảm giác đói thì bệnh nhân mới nghĩ đến việc hạ đường huyết và sẽ ăn ngay để cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảm giác đói đó có thể là hiện tượng “đói giả”.

Hiện tượng này hay xảy ra ở những người có đường huyết cao trong thời gian dài, và khi được điều trị đưa đường huyết xuống gần mức bình thường thì họ có cảm giác như bị hạ đường huyết thực sự nhưng thường ở mức nhẹ (đói, cồn cào dạ dày). Vì thế người bệnh nên đo đường huyết trước khi quyết định có cần ăn thêm hay không.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

>>> Các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng?

>>> Bữa sáng cho người tiểu đường ăn như thế nào cho đúng?

Viết bình luận