Bữa sáng cho người tiểu đường ăn như thế nào cho đúng?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải, các bữa ăn cho người bệnh tiểu đường cũng rất quan trọng. Vậy bữa sáng cho người tiểu đường ăn như thế nào cho đúng là câu hỏi của nhiều người. Bệnh tiểu đường nếu không biết cách ăn uống đúng mực sẽ gây ra cho bệnh nặng hơn. Khoa học đã chứng minh ăn sáng còn quan trọng hơn cả các bữa ăn chính khác và đối với người bệnh tiểu đường điều này lại càng ảnh hưởng nhiều tới kết quả điều trị. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem các bữa sáng dành cho người tiểu đường như thế nào.

Bữa sáng cho người tiểu đường ăn như thế nào cho đúng

1. Các bữa sáng dành cho người tiểu đường

+ Trứng ốp và bánh mì nướng:

Nhiều người tiểu đường cho rằng ăn trứng không tốt do chứa nhiều cholesterol. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã giải oan cho thực phẩm này. Thực tế, cholesterol trong trứng không ảnh hưởng quá nhiều đến mỡ máu. Trong khi, thực phẩm này lại chứa ít tinh bột và nhiều vi chất tốt cho mắt, mạch máu. Vậy nên, đừng ngần ngại bắt đầu bữa sáng bằng trứng ốp kẹp bánh mì nướng và rau xanh như cà chua hay xà lách.

+ Bột yến mạch trộn sữa & trái cây:

Yến mạch có chứa rất nhiều chất xơ, có thể giúp bạn no lâu và ít bị tăng đường máu sau ăn. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể chế biến yến mạch bằng cách trộn cùng sữa, trái cây hoặc nấu cùng trứng. Tuy nhiên nếu chọn sữa, bạn chỉ nên chọn các loại sữa ít đường.

+ Bún, phở kèm nhiều thịt, rau xanh:

Người bệnh tiểu đường không phải kiêng khem bất cứ thực phẩm nào. Do đó nếu bạn thích ăn bún, phở mỗi buổi sáng. Bạn hoàn toàn có thể duy trì thói quen này. Nhưng thay vì ăn toàn bộ lượng phở trong bát, hãy chỉ ăn ½ - ⅓ và tăng gấp đôi lượng thịt lên. Đồng thời đừng quên ăn kèm với rau xanh hoặc tráng miệng bằng 1 chút hoa quả tươi.

+ Bánh mì phết bơ hạt:

Bánh mì cũng chứa nhiều tinh bột nhưng nếu ăn không quá nhiều và kèm bơ hạt như bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân sẽ không làm đường máu tăng cao. Bởi trong các loại bơ này có nhiều chất béo và protein tốt cho sức khỏe, vừa cung cấp năng lượng vừa làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột.

+ Salad rau củ với trứng:

Đây cũng là 1 lựa chọn tốt cho bữa sáng của người bệnh tiểu đường. Bạn có thể chọn nhiều loại rau củ khác nhau nhưng nên có cây họ đậu. Bởi đây là 1 nguồn đạm rất tốt, sẽ giúp bạn no lâu. Sau khi trộn dùng dầu dấm, dầu oliu nên thêm 1- 2 trái trứng luộc cắt miếng vừa ăn.

Những thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn vào bữa sáng:

+ Các loại ngũ cốc:

Đây là thực phẩm chứa hàm lượng đường thấp, đặc biệt giàu protein và chất xơ. Ngoài ra, ngũ cốc còn dễ mua, dễ bảo quản, chế biến đơn giản, rất thích hợp dùng trong bữa sáng của người tiểu đường.

Tuy nhiên, để hạn chế đường, bạn không chế biến ngũ cốc với đường. Thay vào đó, có thể ăn kèm ngũ cốc với sữa tươi hoặc sữa chua không đường.

Cách chế biến:

Bước 1: Lấy khoảng 3 muỗng ngũ cốc ra bát.

Bước 2: Thêm sữa tươi ngập ngũ cốc (hoặc 1 hộp sữa chua không đường).

Bước 3: Khuấy đều và thưởng thức.

Như vậy, chỉ với 3 bước nhanh chóng, đơn giản, bạn đã có một bữa sáng đủ chất, lành mạnh.

+ Trứng:

Trứng chứa hàm lượng protein cao, cung cấp nhiều acid amin cần thiết và năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn trứng không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nên được ưu tiên lựa chọn trong bữa sáng của người tiểu đường.

Có thể chế biến theo 2 cách:

Cách 1: Luộc trứng.

Cách 2: Rán trứng với dầu thực vật (VD: Dầu oliu, dầu mè…), tránh sử dụng mỡ/ dầu động vật, có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch hay các bệnh lý tim mạch.

Lưu ý: Ăn nhiều trứng có thể tăng Cholesterol máu, dẫn đến các bệnh lý như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch… Do đó, chỉ nên ăn 3-4 quả trứng/ tuần.

Bữa sáng cho người tiểu đường ăn như thế nào cho đúng

+ Sữa:

Tiểu đường buổi sáng hoàn toàn có thể uống sữa không đường mà không lo tăng đường máu. Bởi sữa có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là protein và khoáng chất. Uống 1 cốc/ hộp sữa khoảng 400ml có thể cung cấp năng lượng cho 2-3 tiếng đồng hồ.

Lưu ý: Có thể uống sữa hộp hoặc sữa bột pha tùy sở thích. Tuy nhiên, không nên uống sữa có đường để tránh ảnh hưởng đến đường huyết.

+ Rau:

Rau ngoài cung cấp nhiều vitamin còn chứa lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể, rất thích hợp cho người tiểu đường. Vì vậy, những bệnh nhân này nên bổ sung rau vào mỗi bữa sáng.

Bạn có thể luộc một số loại rau giàu chất xơ như cải xanh, súp lơ, cải ngọt, rau ngót… để dùng trong bữa sáng, vừa đơn giản, vừa tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, lượng calo rau cung cấp không nhiều, bạn nên kết hợp ăn rau với một số món khác như trứng, ngũ cốc…

+ Trà xanh và cà phê:

Hai loại thức uống này rất tuyệt vời để bạn bắt đầu một ngày mới vì có chứa caffeine giúp cải thiện sự tỉnh táo và tâm trạng, sự trao đổi chất. Cà phê và trà xanh giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ não, thần kinh, tim rất hữu ích cho người bệnh tiểu đường khi được tiêu thụ với lượng vừa phải.

+ Protein:

Một trong những mục tiêu chính của bữa sáng là giữ cho bạn no đến tận giờ ăn trưa. Việc dùng bữa sáng với các thực phẩm giàu protein như thịt heo, ức gà, thịt bò có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn quá sớm từ đó hỗ trợ giữ lượng đường trong máu trong mức kiểm soát.

+ Chất béo tốt:

Việc tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo tốt, chẳng hạn như quả bơ, dầu ô liu, các loại hạt không những giúp bạn no lâu hơn mà còn tốt cho tim mạch.

+ Phô mai cottage:

Phô mai cottage không những ngon mà còn có hàm lượng protein cao và ít carb, thân thiện với người bị tiểu đường.

+ Trái cây:

Các loại quả mọng, dưa, đào, nho, táo, cam và xoài… đều là những lựa chọn tốt trong bữa sáng dành cho người bị đái tháo đường. Nguyên do là những loại trái cây này có lượng đường ở mức vừa phải và dồi dào chất xơ.

+ Tại sao người tiểu đường cần chú ý đến bữa sáng?

Bữa sáng có vai trò rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Không chỉ cung cấp năng lượng bắt đầu ngày mới, bữa sáng còn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy, người bỏ bữa sáng sẽ dễ bị kháng insulin và thừa cân hơn, do đó khả năng kiểm soát đường máu sẽ giảm đi.

Bản thân bữa sáng của người Việt hiện đang chứa rất nhiều tinh bột. Một bát phở, một tô bún, một bát miến 1 nắm xôi vừa tính trung bình có khoảng 50 - 70g đường. Trong khi đó, lượng rau hay thịt (chất đạm, chất béo) ăn kèm để làm chậm quá trình tiêu hóa đường lại không nhiều. Nếu không chú ý điều chỉnh thực đơn này, nguy cơ bị tăng đường huyết sẽ rất cao.

+ Nguyên tắc xây dựng thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường:

Để có một bữa sáng ngon miệng nhưng không làm đường máu tăng cao, người bệnh cần bám sát vào nguyên tắc: ăn ít tinh bột nhưng tăng lượng chất béo, chất đạm, chất xơ trong bữa ăn. Cách ăn này đã được chứng minh có thể giúp giảm lượng đường trong máu và đưa cân nặng về mức khỏe mạnh.

Ví dụ, bình thường bạn có thể ăn 1 bát phở. Nhưng khi bị bệnh tiểu đường, bạn chỉ nên ăn ⅓ hoặc ½. Thay vào đó bạn tăng lượng thịt lên gấp 2 lần và ăn thêm rau xanh hoặc hoa quả như 1 quả quýt hay ½ trái chuối. Tính toán sơ bộ ⅓ - ½ bát phở có khoảng 20 - 30g đường, ½ trái chuối chứa khoảng 15g đường. Tổng lại là 35 - 45g đường, ít hơn nhiều so với việc ăn 1 bát phở bình thường.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý không ăn mặn. Bởi bản thân tiểu đường đã làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ). Nếu cộng thêm việc ăn mặn sẽ khiến rủi ro này tăng cao.

Bữa sáng cho người tiểu đường ăn như thế nào cho đúng

2. Những lưu ý về bữa ăn buổi sáng cho người tiểu đường

Bữa sáng được coi là bữa ăn chính, cung cấp năng lượng cho ngày mới sau một đêm dài. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn buổi sáng của người tiểu đường không hợp lý không những không cải thiện bệnh mà còn gây ra những hậu quả khó lường: Tăng đường huyết đột ngột, mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…

Vì vậy, bữa ăn sáng của người tiểu đường cần:

+ Bổ sung thực phẩm giàu protein:

Ở người bệnh tiểu đường, dự trữ năng lượng giảm, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống. Protein giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, đồng thời không làm tăng cao đường huyết, nên được bổ sung nhiều vào bữa sáng để tránh tình trạng mệt mỏi.

+ Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ:

Chất xơ ngăn hấp thu đường, đồng thời kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn, giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ giúp cải thiện tình trạng đường huyết, tăng khả năng dự trữ năng lượng cho người bệnh. 

+ Hạn chế ăn đồ ngọt:

Ăn thực phẩm nhiều đường như bánh mì ngọt, sữa có đường, bánh kẹo… cũng không giúp cải thiện bệnh mà còn làm tăng cao lượng đường trong máu, không hề có lợi với bệnh nhân. Vì vậy, cần hạn chế những thực phẩm này trong bữa sáng của người bệnh tiểu đường. 

+ Không ăn quá nhiều trong bữa sáng:

Nên chia bữa sáng thành 2 bữa nhỏ để cung cấp năng lượng vừa đủ, đảm bảo đường huyết không tăng cao gây nguy hiểm cho người bệnh.

+ Ăn nhạt:

Ăn nhiều muối kể cả trong bữa sáng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, dễ dẫn đến các biến chứng mạch máu do tiểu đường gây ra như tê bì chân tay, bệnh thận hay các bệnh tim mạch.

Người bệnh cần nắm rõ các tiêu chí kể trên để có một bữa sáng lành mạnh, khoa học và ngăn ngừa tiểu đường tiến triển.

3. Cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Điều tối quan trọng với người tiền đái tháo đường là duy trì cân nặng hợp lý và cắt giảm lượng mỡ, tinh bột, đường trong khẩu phần ăn.

+ Phải lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý:

Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.

Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ

Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần

Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật

Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn

Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo

Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ...

+ Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình:

Hàng ngày, người tiền tiểu đường có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p - 60 phút mỗi ngày, và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.

Để nhớ và duy trì được thói quen này, bạn nên nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30-45 phút, sau đó đi bộ xung quanh khoảng 15-20 phút. Vậy tổng giờ hoạt động trong ngày sau 3 bữa chính sẽ được đảm bảo.

Với những bạn trẻ làm công việc văn phòng nên hạn chế việc sử dụng thang máy, thay vào đó nên chọn đi cầu thang bộ và tránh ngồi quá lâu. Mỗi 1 tiếng nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng làm việc để làm tăng sự nhạy cảm của insulin.

ĐI cầu thang bộ

Đi cầu thang bộ tốt cho sức khỏe

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết nhanh chóng

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động, người tiền tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết của mình bằng liệu pháp thảo dược tự nhiên an toàn. Phương pháp này sẽ ổn định các chỉ số nhanh chóng và đẩy lùi nguy cơ tiến triển thành bệnh mạnh mẽ hơn.

+ Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bữa sáng cho người tiểu đường ăn như thế nào cho đúng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng?

>>> Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?

>>> Biến chứng của bệnh tiểu đường với sức khỏe như thế nào?

Viết bình luận