Biến chứng của bệnh tiểu đường với sức khỏe như thế nào?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất làm cho mức đường huyết trong máu tăng cao, căn bệnh này cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy biến chứng của bệnh tiểu đường với sức khỏe như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Những người bệnh tiểu đường có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ nghiêm trọng. Mức đường huyết trong máu cao lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng, cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về biến chứng bệnh tiểu đường với sức khỏe như thế nào.

Biến chứng của bệnh tiểu đường với sức khỏe như thế nào

1. Tổng quan về bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Tiểu đường type 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường type 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường type 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là type 2.

+ Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường:

Sau khi ăn thực phẩm có chứa tinh bột, nồng độ đường (glucose) trong máu sẽ tăng lên, khi đó tuyến tụy được kích thích tiết insulin để vận chuyển đường vào trong tế bào, nhằm chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.

- Tiểu đường type 1: Chiếm khoảng 10% các trường hợp mắc bệnh ĐTĐ, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào sản xuất insulin, gây thiếu hụt insulin tuyệt đối. Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ dưới 40 tuổi, liên quan đến yếu tố gen, môi trường và miễn dịch.

- Tiểu đường type 2: Chủ yếu là do tình trạng đề kháng insulin. Tức là tuyến tụy vẫn tiết insulin, nhưng các tế bào của cơ thể lại không chấp nhận nó. Loại này chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh ĐTĐ, liên quan chủ yếu đến dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh, thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi và béo phì, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh hiện nay đang ngày càng trẻ hóa.

- Tiểu đường thai kỳ: Xuất hiện ở tuần 24 – 28 của thai kỳ, với tỷ lệ từ 2 đến 5%, do chế độ ăn uống quá thừa dưỡng chất và những thay đổi về nội tiết tố trong quá trình mang thai làm tăng đề kháng insulin. Tiểu đường thai kỳ thường tự hết sau khi sinh, nhưng người mẹ sẽ có nguy cơ cao phát triển tiểu đường typ2.

+ Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường:

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nếu nằm trong những nhóm đối tượng sau:

- Trên 45 tuổi

- Thừa cân, béo phì, có chỉ số khối cơ thể BMI > 23, vòng eo > 90 cm ở nam hoặc> 80 cm ở nữ

- Có người thân trong gia đình mắc bệnh tiểu đường

- Ít vận động, ngồi nhiều

- Mắc bệnh tăng huyết áp vô căn, huyết áp ≥ 140/90 mmHg

- Có rối loạn mỡ máu

- Phụ nữ có tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con to ≥ 4kg

+ Các triệu chứng của bệnh tiểu đường:

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường thường khác nhau ở mỗi người. Trong bệnh tiểu đường type 1, các biểu hiện bệnh thường có xu hướng xuất hiện đột ngột và trầm trọng hơn so với tiểu đường type 2.

Ngoài 4 triệu chứng được xem là điển hình bao gồm ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều, thì tiểu đường còn làm xuất hiện các dấu hiệu khác như nhìn mờ, da khô, tê bì hoặc ngứa ran ở tay chân, nhiễm trùng thường xuyên hoặc các vết thương khó lành…

Biến chứng của bệnh tiểu đường với sức khỏe như thế nào

2. Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng của bệnh đái tháo đường xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào type bệnh và quá trình điều trị, kiểm soát bệnh. Biến chứng của đái tháo đường được chia ra thành cấp tính và mãn tính.

2.1 Biến chứng cấp tính

+ Hạ Glucose máu:

Là biến chứng hay gặp khi người bệnh do ăn kiêng quá mức hoặc do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều. Đối với bệnh nhân cao tuổi, biến chứng này khó phát hiện vì các triệu chứng mờ nhạt và không điển hình.

Triệu chứng: Lời nói, cử chỉ chậm chạp. Cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Ngoài ra còn có biểu hiện đói bụng, run, yếu cơ, cồn cào, vã mồ hôi…

Khi Glucose máu hạ xuống đến mức độ nào đó có thể xảy ra hôn mê.

Đa số bệnh nhân có hiện tượng hạ Glucose máu tiềm tàng không có triệu chứng, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi. Để chẩn đoán xác định cần định lượng Glucose máu: Nếu Glucose máu <3,1 mmol/l thì được coi là hạ Glucose máu tiềm tàng trên lâm sàng và cần xử trí ngay.

+ Nhiễm toan Ceton:

Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa vì tăng nồng độ Acid acetic, là sản phẩm chuyển hóa dở dang của Lipid để tạo năng lượng do tình trạng thiếu insuline gây ra. Thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1.

Triệu chứng: Chán ăn. Khát nước, uống nhiều nước. Tiểu nhiều hơn ngày thường. Rát họng. Đau đầu, đau bụng. Đỏ da. Đại tiện phân lỏng nát, nhiều lần trong ngày. Hơi thở có mùi Ceton. Xét nghiệm có Ceton trong nước tiểu.

Nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân có thể bị hôn mê do nhiễm toan Ceton và dẫn đến tử vong.

+ Nhiễm toan Acid Lactic:

Nhiễm toan Acid Lactic do sản xuất quá nhiều Acid lactic khi mô bị thiếu Oxy hoặc do giảm khả năng đào thải Acid lactic do suy gan, suy thận thường gặp ở những trường hợp bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết nhóm Biguanide thế hệ 1.

Triệu chứng: Co cứng cơ, đau ngực, đau bụng, tăng thông khí và tiến tới hôn mê. pH máu động mạch <7, Lactac máu tăng > 10 – 20 mmol/l, khoảng trống anion tăng >30 mmol/l.

+ Tăng Glucose máu:

Tăng Glucose máu xảy ra khi lượng đường huyết >33,3 mmol/l. Chủ yếu hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 do không kiểm soát đường huyết tốt, đưa vào cơ thể quá nhiều đường bột. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi sử dụng Corticoid liều cao, uống nhiều rượu và có nhiễm trùng kèm theo.

Triệu chứng: Khát nước. Tiểu nhiều. Yếu cơ, chuột rút. Nhầm lẫn. Co giật. Thậm chí là hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và tử vong.

2.2 Biến chứng mãn tính

+ Biến chứng về chuyển hóa:

Rối loạn Lipid máu: Gặp cả 2 type bệnh nhưng hay gặp hơn ở những bệnh nhân đái tháo đường type 2. Rối loạn chuyển hóa Lipid là nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch, từ đó gây ra các biến chứng khác của đái tháo đường.

+ Bệnh thần kinh (bệnh thần kinh do đái tháo đường:

đái tháo đường có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, và nhiều chức năng khác. Trong các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao gấp 25 lần so với người không có đái tháo đường. Tuy nhiên, với sự quản lý toàn diện, có thể ngăn ngừa một tỷ lệ lớn các cắt cụt liên quan đến đái tháo đường.

Ngay cả khi cắt cụt chi, chân còn lại và cuộc sống của người bệnh có thể được cứu chữa, cải thiện bằng cách chăm sóc theo dõi tốt bởi nhóm đa lĩnh vực. Những người đái tháo đường nên kiểm tra bàn chân thường xuyên + Bệnh lý võng mạc: Do tổn thương các mạch máu võng mạc. Biểu hiện: Xuất tiết, xuất huyết võng mạc… có thể gây giảm thị lực và dẫn đến mù.

+ Tổn thương các mạch máu nhỏ:

Nồng độ đường trong máu tăng cao và sự dao động lượng Glucose máu là yếu tố chính gây ra tổn thương các mạch máu nhỏ. Tình trạng tổn thương càng nặng nếu bệnh nhân có kèm theo tăng huyết áp.

+ Bệnh lý cầu thận:

Do tổn thương các mạch máu nhỏ ở cầu thận. Triệu chứng: Đái ra Protein vi thể, tăng huyết áp, suy thận, thiếu máu, xơ cầu thận, hội chứng thận hư, viêm đài bể thận, hoại tử nhú thận…

Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc tiểu đường hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.

+ Tổn thương mạch máu lớn:

Bệnh mạch vành: 75% bệnh nhân đái tháo đường mắc bệnh lý mạch vành, tuy nhiên biểu hiện không điển hình như người mắc bệnh mạch vành thông thường. Nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 4 lần so với người bị bệnh mạch vành không kèm theo đái tháo đường. Bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa Lipid và các mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn dẫn đến suy tim, tai biến mạch máu não.

+ Bệnh lý bàn chân:

Do đặc điểm về giải phẫu và sinh lý nên chi dưới dễ bị tổn thương hơn. Tổn thương thần kinh, vi mạch ở chi dưới dẫn đến: Rối loạn cảm giác, ngứa, tê bì, giảm cảm giác đau hay nóng, lạnh vì vậy mà bệnh nhân không phát hiện ra mình bị thương. Chỉ 1 vết thương nhỏ cũng dẫn đến loét, lâu lành và hoại tử, dễ bị nhiễm khuẩn và dẫn đến nguy cơ cắt cụt nếu không chăm sóc và điều trị đúng.

+ Bệnh mắt (bệnh võng mạc do đái tháo đường):

hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt (bệnh võng mạc) làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh võng mạc. Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.

+ Các biến chứng trong thời kỳ mang thai:

Phụ nữ mắc đái tháo đường trong suốt thời kỳ mang thai nguy cơ có một số biến chứng nếu họ không theo dõi cẩn thận và kiểm soát tình trạng bệnh. Để ngăn ngừa các tổn thương cơ thể xảy ra cho thai nhi, phụ nữ đái tháo đường típ 1 hoặc típ 2 nên được kiểm soát đạt mức glucose máu mục tiêu trước khi có thai. Tất cả phụ nữ đái tháo đường trong thời kỳ mang thai, típ 1, típ 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ nên cố gắng đạt được mục tiêu glucose máu trong suốt quá trình để giảm thiểu các biến chứng. Glucose máu cao trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sinh nở, chấn thương cho trẻ và mẹ, và đột ngột giảm glucose máu ở trẻ sau sinh. Trẻ bị phơi nhiễm trong thời gian dài với glucose máu cao trong tử cung có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn trong tương lai.

Biến chứng của bệnh tiểu đường với sức khỏe như thế nào

3. Cách phòng biến chứng bệnh tiểu đường

+ Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị:

Sử dụng thuốc điều trị dài ngày có thể khiến bạn lo lắng về tác dụng phụ trên gan thận hay nguy cơ nhờn thuốc. Tuy nhiên, với những lợi ích mà thuốc mang lại, bạn vẫn nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Việc dùng thuốc đúng liều và định kỳ 3 tháng kiểm tra lại đường huyết để đánh giá hiệu quả của thuốc sẽ giúp bạn vừa giảm rủi ro biến chứng, vừa được dùng thuốc với liều thấp nhất.

+ Tăng cường luyện tập thể dục:

Tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày, 150 phút/tuần đã được chứng minh có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả, nhờ giảm đề kháng insulin. Bên cạnh đó, việc tập luyện hợp lý cũng có thể khiến người bệnh tiểu đường kiểm soát được cân nặng, từ đó ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, thần kinh…

Nếu chưa quen với việc tập thể dục, bạn nên bắt đầu với thời gian ngắn, sau đó tăng dần để cơ thể thích nghi. Những bài tập bạn có thể lựa chọn là đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, aerobic, thái cực quyền…

+ Kiểm soát chế độ ăn:

Người bệnh tiểu đường nên ăn giảm chất bột, đường có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa… Muối, chất béo xấu (mỡ động vật, chất béo trans trong thực phẩm chế biến sẵn) và chất đạm từ các loại thịt đỏ, trứng, sữa cũng là những thực phẩm bạn không nên ăn nhiều.

Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan (các loại rau củ có độ nhớt khi chế biến), dưới dạng hấp, luộc thay vì chiên, rán nhiều lần. Nếu được, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, xen lẫn các bữa chính là bữa phụ với các loại hoa quả không làm tăng đường huyết như bưởi, cam, thanh long, ổi, dâu tây…

+ Hạn chế hoặc ngưng uống rượu:

Rượu có thể ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến việc kiểm soát đường huyết. Một lượng rượu nho, rượu vang nhỏ có thể giúp tinh thần phấn chấn, đồng thời làm giảm đường huyết. Nhưng nếu sử dụng nhiều và thường xuyên, khiến đường huyết của bạn có thể tăng vọt. Ngoài ra rượu cũng làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc hạ đường huyết, thuốc tim mạch, hạ mỡ máu…

Tốt nhất, nếu bị tiểu đường, bạn nên giảm (uống không quá 2 ly/ngày với nam giới, 1 ly/ngày với nữ giới), hoặc ngưng sử dụng rượu. Khi uống rượu, hãy chọn loại nồng độ cồn nhẹ và chỉ uống khi đã ăn lót dạ trước đó.

+ Đừng hút thuốc:

Thuốc lá sẽ làm tổn thương mạch máu và làm tăng huyết áp của bạn. Đây đều là những yếu tố khiến biến chứng xuất hiện sớm và nặng nề hơn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải bỏ thuốc lá, đừng ngần ngại chia sẻ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ gợi ý một số phương pháp điều trị giúp quá trình bỏ thuốc lá của bạn trở nên dễ dàng hơn.

+ Theo dõi huyết áp và mỡ máu:

Huyết áp, mỡ máu cao ở người bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và thận 2 – 3 lần so với những người chỉ mắc 1 bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên giữ lượng LDL – c (cholesterol xấu) < 70 mg/ dl (1.8 mmol/l), HDL – c (cholesterol tốt) > 40 mg/dl (1.1 mmol/l) đối với nam, > 50 mg/dl (1.3 mmol/l) đối với nữ và triglycerides < 160 mg/ dl (2.2 mmol/l). Với huyết áp, bạn nên nên giữ ở mức dưới 140/90 mmHg, tốt hơn là dưới 130/80 mmHg.

Nếu thấy hai chỉ số này thường xuyên ở mức cao hơn giới hạn, bạn cần báo cho bác sĩ để được kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

+ Chăm sóc da:

Tương tự bàn chân, da cũng là bộ phận dễ bị tổn thương bởi biến chứng tiểu đường. Vì vậy, việc chăm sóc làn da mỗi ngày cũng được coi như một cách phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bạn nên giữ da sạch sẽ và khô ráo bằng cách tắm rửa hàng ngày với xà phòng. Nếu thời tiết quá khô hanh hoặc lạnh giá, hãy chú ý đến việc dưỡng ẩm và giữ ấm cho da. Việc sử dụng bột talc (phấn rôm) tại các nơi hay bị cọ xát như nách, kẽ tay, kẽ chân, cũng giúp da được khô ráo và giảm nguy cơ xước da. Nhưng lưu ý, không lạm dụng loại bột này.

+ Kiểm tra bàn chân mỗi ngày:

Hãy rửa sạch chân và tìm kiếm bất kỳ vết thương, vết loét, trầy xước, mụn nước, móng chân mọc ngược, đỏ hoặc sưng trên bàn chân của bạn hàng ngày. Nếu phát hiện có vết xước, bạn cần vệ sinh thật sạch bằng nước muối sinh lý, dùng kem kháng khuẩn (nếu có) sau đó băng lại bằng băng gạc vô trùng. Trường hợp, vết thương quá sâu, loét, chảy mủ, sưng đau, bạn nên đến bệnh viện. Tại đây bác sĩ sẽ giúp bạn xử lý vết thương, kê đơn kháng sinh nếu cần và hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương tại nhà.

Việc sử dụng kem dưỡng da khi da chân bị khô, thường xuyên mang giày vớ và cắt tỉa móng chân theo đường ngang cũng giúp bảo vệ đôi chân của bạn tránh xa biến chứng tiểu đường.

+ Sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên như:

Chiết xuất cây rau sam (Portulaca oleracea L), Chiết xuất lá chuối (Largerstroemia speciosa), Chiết xuất bột Myrrh (Commiphora myrrha Engl), Chiết xuất vỏ cây quế (Cinnamomum cassia), Chiết xuất mướp đắng (Momordica charantia) - Tất cả các hoạt chất này đều giúp kiểm soát đường huyết tốt. Các hoạt chất này đều có trong sản phẩm Punsemin của Mỹ.

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem biến chứng của bệnh tiểu đường với sức khỏe như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và cách phòng bệnh ra sao?

>>> Bệnh tiểu đường nên ăn gì cho tốt với sức khỏe?

>>> Chỉ số tiểu đường của người bình thường là bao nhiêu?

Viết bình luận