Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và cách phòng bệnh ra sao?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Tiểu đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Có những loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường tuy nhiên cũng có những loại trái cây khiến bệnh tiểu đường của bạn tăng lên. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và cách phòng bệnh ra sao

1. Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

+ Dâu tây:

Dâu tây chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất xơ giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh đái tháo đường. Với chỉ số đường huyết là 41 và ít carbohydrate, dâu tây còn giúp bệnh nhân tiểu đường không có cảm giác đói vặt, khiến cho họ luôn tràn đầy năng lượng và cân bằng được lượng đường trong máu. Ăn khoảng gần 1 cốc dâu tây mỗi ngày sẽ rất có lợi cho người bệnh.

+ Bưởi:

Bưởi có đến 91% là nước, rất giàu vitamin C, có chỉ số đường huyết là 25 và có lượng chất xơ hòa tan cao. Bưởi cũng chứa naringenin - một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Chỉ cần ăn khoảng nửa quả bưởi mỗi ngày là có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

+ Cam:

Cam không chỉ là sự chọn lựa ưu tiên khi có thắc mắc tiểu đường nên ăn quả gì, mà còn mang lại tác dụng tích cực cho nhiều căn bệnh khác. Với đặc tính giàu chất xơ, ít đường, nhiều vitamin C và B1, cam có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Một quả cam có đến 87% là nước, chỉ số đường huyết cũng khá thấp, ở mức 44. Ngoài ra, cam còn hỗ trợ duy trì cân nặng hợp lý. Uống một quả cam mỗi ngày là thói quen tốt mà mọi người nên thực hiện và duy trì.

+ Táo:

Táo không những có chỉ số đường huyết thấp ở mức 38, mà còn giàu vitamin C, chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, táo cũng chứa pectin - một chất giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và giảm nhu cầu insulin ở bệnh nhân tiểu đường khoảng 35%.

+ Cherry (Anh đào):

Anh đào cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường nhờ vào chỉ số đường huyết thấp là 22, giàu vitamin C, A, B9, chất chống oxy hóa, sắt, kali, magiê và chất xơ. Hơn nữa, anh đào chứa có nhiều anthocyanin - loại chất kháng oxy-hóa được cho là làm giảm lượng đường trong máu và tăng sản xuất insulin lên 50%. Ăn 1 cốc cherry tươi mỗi ngày sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

+ Lê:

Lê có 84% hàm lượng nước trong một quả, rất nhiều chất xơ và vitamin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Lê được tin là cực kỳ có lợi đối với bệnh tiểu đường vì chúng giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và có mức đường huyết thấp là 38. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn một quả lê mỗi ngày để giảm bớt cơn thèm ngọt mà không gây hại.

+ Quả bơ:

Các chất béo và kali lành mạnh trong bơ rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Bơ cũng giúp làm giảm chất béo trung tính triglyceride và mức cholesterol xấu trong cơ thể. Đặc biệt hơn, 15 là chỉ số đường huyết có trong một quả bơ, rất thấp và rất an toàn.

+ Mận hậu:

Bên cạnh đặc tính ít calo, mận cũng có chỉ số đường huyết rất thấp, ở mức 24. Nhờ vào nguồn chất xơ phong phú khiến cho mận trở thành một loại trái cây lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường và cả bệnh tim. Ngoài ra, mận còn hỗ trợ chữa táo bón cho nhiều bệnh nhân và giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

+ Quả đào:

Quả đào là một gợi ý khác cho những ai đang có thắc mắc tiểu đường ăn hoa quả gì. Đào có chỉ số đường huyết là 28, khá thấp nhưng hàm lượng chất xơ lại khá cao. Thêm vào đó, các chất chống oxy hóa và vitamin có trong quả đào thực sự tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

+ Quả trâm:

Ngày xưa, loại quả này thường chỉ được biết đến và sử dụng ở những vùng nông thôn. Tuy nhiên hiện nay quả trâm đã có mặt khá rộng rãi ở các khu vực thành thị và được công nhận như một loại thảo dược dân gian chữa bệnh tiểu đường. Trâm giúp cải thiện tình trạng lượng đường cao trong máu nhờ vào chỉ số đường huyết thấp là 25. Ngoài quả trâm tươi, người bệnh cũng nên cân nhắc việc sử dụng hạt trâm dạng bột đã tán nhuyễn.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và cách phòng bệnh ra sao

+ Xuân đào:

Đây là một họ hàng ít phổ biến hơn của giống đào quen thuộc mà bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng. Quả xuân đào có chỉ số đường huyết thấp là 30, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

+ Đu đủ:

Rất nhiều chất dinh dưỡng được tìm thấy trong đu đủ khiến nó vừa có thể kiểm soát bệnh tiểu đường, vừa ngăn ngừa được bệnh tim. Đu đủ cũng chứa các enzyme có tác dụng bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường chống lại các gốc tự do có hại. Với chỉ số đường huyết là 60, đu đủ là loại trái cây được các bác sĩ khuyên nên có mặt trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường.

+ Chùm ruột núi:

Loại quả này tuy có vị đắng và không phổ biến đối với đa số người dân, nhưng cũng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì giàu vitamin C và chất xơ. Chùm ruột núi có màu vàng xanh, chỉ số đường huyết là 40, thích hợp dùng trong chế độ ăn hàng ngày của bệnh nhân đái tháo đường.

+ Lựu:

Lựu là một lựa chọn tối ưu. Sử dụng loại quả này sẽ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường bởi vì nó giúp điều hòa lượng đường trong máu. Lựu cũng có chỉ số đường huyết thấp là 18.

Những loại trái cây trên đã liệt kê gần như đầy đủ danh sách gợi ý cho câu hỏi tiểu đường ăn hoa quả gì. Bệnh nhân đái tháo đường có thể yên tâm khi lựa chọn và sử dụng chúng mà không phải lo lắng về sự mất cân bằng lượng đường trong máu. Nhìn chung, tiểu đường ăn quả gì là tốt còn tùy thuộc vào số lượng tiêu thụ vừa phải và dưới sự giám sát của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

2. Tiểu đường không nên ăn hoa quả gì?

Người tiểu đường cần tuyệt đối tránh xa các loại hoa quả chứa hàm lượng đường cao. Sau đây là một số loại quả mà bệnh nhân không nên ăn:

+ Chuối chín kĩ:

Người tiểu đường có thể ăn chuối, nhưng cần hạn chế, đặc biệt là chuối chín kĩ thì tuyệt đối không nên ăn vì hàm lượng đường trong loại quả này rất cao, có thể gây tăng đường huyết đột ngột.

+ Quả vải, nhãn:

Vải và nhãn đều là những loại trái cây ít chất xơ và chứa nhiều đường. Bệnh nhân tiểu đường cần phải hạn chế. Nếu đây là loại quả mà người tiểu đường thật sự rất ưa thích thì chỉ nên ăn 2-3 quả và ăn vào bữa phụ, cách xa bữa ăn chính.

+ Xoài chín:

Xoài là loại trái cây ưa thích của rất nhiều người. Nếu như vỏ xoài xanh chứa hợp chất giúp insulin hoạt động tốt hơn thì xoài chín là loại quả mà người tiểu đường cần tránh xa. Trong xoài chín chứa rất nhiều đường, nếu không hạn chế sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.

+ Trái dứa chín (trái thơm):

Mặc dù là loại quả giàu vitamin và nguyên tố vi lượng nhưng trong dứa chín chứa rất nhiều đường. Chính vì thế người tiểu đường nên hạn chế loại quả này. Bạn có thể lựa chọn loại quả khác thích hợp hơn mà lại không gây hại sức khỏe như: táo, lê, bưởi, …

+ Sầu riêng, mít:

Sầu riêng và mít là những loại quả chứa hàm lượng đường rất cao. Theo tính toán, lượng đường trong phần thịt của 3 múi sầu riêng tương đương với lượng đường của 1 lon cocacola hoặc một bát cơm trắng. Việc bổ sung các loại hoa quả mỗi ngày ảnh hưởng theo 2 hướng tích cực và tiêu cực. Vì thế người tiểu đường cần cân nhắc lựa chọn loại trái cây phù hợp và lưu ý về cách ăn, lượng ăn mỗi loại quả cho phù hợp.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì và cách phòng bệnh ra sao

3. Bệnh tiểu đường nên kiêng ăn gì?

Nếu đang trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm sau:

Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích, … có thể làm tăng 26-40% nguy cơ mắc tiểu đường. Thịt đỏ qua quá trình chế biến, nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khoai tây: Trong khoai tây chứa nhiều Glycemic Index – chất làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Về lâu dài, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.

Thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật, bơ, phomat, … Với hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.

Thực phẩm ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt có ga, … Chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả: Loại đồ ăn này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Thuốc lá: Chất độc từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.

4. Cách phòng bệnh tiểu đường

Điều tối quan trọng với người tiền đái tháo đường là duy trì cân nặng hợp lý và cắt giảm lượng mỡ, tinh bột, đường trong khẩu phần ăn.

+ Phải lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý:

Giảm đường, tinh bột và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ thịt, cá, trứng và rau xanh, hoa quả.

Nên lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ. Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ

Tăng cường ăn cá, tối thiểu 2 bữa/tuần

Hạn chế thức ăn giàu mỡ động vật, nội tạng động vật

Tăng cường khẩu phần rau, hoa quả trong các bữa ăn

Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo

Hạn chế tối đa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...

Tập luyện thể thao đúng và hợp phù hợp mình

Hàng ngày, người tiền tiểu đường có thể đi bộ hoặc tập 1 môn thể dục nào đó với thời lượng khoảng 45p – 60 phút mỗi ngày, và không nên nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần.

Để nhớ và duy trì được thói quen này, bạn nên nghỉ ngơi sau ăn khoảng 30-45 phút, sau đó đi bộ xung quanh khoảng 15-20 phút. Vậy tổng giờ hoạt động trong ngày sau 3 bữa chính sẽ được đảm bảo.

Với những bạn trẻ làm công việc văn phòng nên hạn chế việc sử dụng thang máy, thay vào đó nên chọn đi cầu thang bộ và tránh ngồi quá lâu. Mỗi 1 tiếng nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng trong phòng làm việc để làm tăng sự nhạy cảm của insulin.

+ Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát chỉ số đường huyết nhanh chóng:

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động, người tiền tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát đường huyết của mình bằng liệu pháp thảo dược tự nhiên an toàn. Phương pháp này sẽ ổn định các chỉ số nhanh chóng và đẩy lùi nguy cơ tiến triển thành bệnh mạnh mẽ hơn.

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào?

>>> Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian an toàn hiệu quả?

>>> Bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời bạn nên biết

Viết bình luận