Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện này và nhiều người mắc phải. Chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ để giúp điều trị bệnh tiểu đường nhanh hơn. Vậy chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính gần như những người nào đã bị mắc căn bệnh này thì phải sống chung với nó đến cuối đời. Bệnh cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu biết cách ăn uống điều độ và thể dục thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về căn bệnh tiểu đường này sẽ không gây hại cho cơ thể bạn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào nhé !

Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào

1. Chế độ ăn cho người tiểu đường

+ Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

- Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

- Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ. Cá còn là loại thực phẩm rất được khuyến khích bổ sung vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Các loại cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu rất giàu axit béo Omega 3 không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Bạn nên chế biến cá ở dạng hấp, súp… không nên chế biến cá bằng cách rán hoặc chiên mỡ.

Thịt trắng tốt cho người bệnh tiểu đường và những người có bệnh lý tim mạch. Ngoài cá, người bệnh tiểu đường nên chọn ăn thịt có màu trắng như thịt gà. Không nên ăn nhiều thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò…). Không ăn da, nội tạng.

- Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive... rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường bởi chúng sẽ làm giảm nồng độ mỡ trong máu. Nên sử dụng chúng thay thế cho nguồn chất béo động vật.

- Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo. Đối với người tiểu đường mắc bệnh thận, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ rau xanh trong khẩu phần ăn.

- Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được.

Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.

Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.

Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.

Chú ý không nên dùng nước ép trái cây, khi đó mất lượng chất xơ có trong trái cây, làm đường- huyết có thể tăng cao.

Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường- huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglycerid và giảm HDL- cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải. Khoảng 10 gam 1 suất trái cây: tương đương ½ quả táo, ½ quả lê, ½ quả cam, ½ quả ổi, 4 quả nho, 4 quả vải, 4 quả chôm chôm, 1 lát nho (1cm) đu đủ hoặc thơm, dưa hấu…).

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa. Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

- Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...

Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào

+ Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Nếu đang trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần phải lưu ý kiêng khem các loại thực phẩm sau:

- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích,… có thể làm tăng 26 - 40% nguy cơ mắc tiểu đường. Thịt đỏ qua quá trình chế biến, nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Khoai tây: Trong khoai tây chứa nhiều Glycemic Index - chất làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Về lâu dài, sự gia tăng này có thể phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.

- Thực phẩm giàu chất béo: Mỡ động vật, bơ, phomat,… Với hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.

- Thực phẩm ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt có ga,… Chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Hoa quả sấy khô, mứt hoa quả: Loại đồ ăn này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

- Thuốc lá: Chất độc từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.

- Muối: Lượng muối tiêu thụ dưới 2.300 mg/ngày.

Nội mạc mạch máu của bệnh nhân ĐTĐ rất nhạy cảm vói muối so với người bình thường vì thế nguy cơ tăng huyết áp khi sử dụng nhiều chất muối ngay cả giai đoạn tiền ĐTĐ. Vì thế người bệnh ĐTĐ nên hạn chế muối, tiêu thụ dưới 2.300 mg/ngày. Giảm hơn nữa lượng muối ăn vào khoảng 1.500 mg/ngày có thể có lợi cho hạ huyết áp trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác đã khuyến cáo nên thận trọng khi hạn chế muối đến 1.500 mg/ngày ở những người bệnh có bệnh Tăng huyết áp đi kèm.

(1.500mg muối khoảng 1/2 thìa cafe muối, hoặc 1 thìa nước mắm nhỏ)

- Rượu bia: Với người bệnh Đái tháo đường không hẳn cấm rượu bia tuyệt đối mà vẫn có thể uống được nhưng ở trong khoảng cho phép.

Theo cách tính của tổ chức y tế thế giới là lập một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn, để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với cồn sinh ra trong cơ thể người. Đơn vị này tương đương: 1 chén rượu dung tích 30ml bằng 1 ly rượu vang 100ml bằng 1 cốc bia hơi 330 ml, bằng 2/3 chai hoặc lon bia 5 độ 330ml.

+ Lợi ích của chế độ ăn với người bệnh tiểu đường:

Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho đường huyết sau ăn không tăng cao

Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, mỡ máu

Tránh hạ đường huyết ở những bệnh nhân dùng thuốc có nguy cơ hạ đường

Giảm và duy trì cân nặng ở mức tốt nhất.

Giúp bệnh nhân duy trì hoạt động thể lực hàng ngày.

+ Vậy ăn như thế nào là đúng phương pháp?

Nên ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế.

Không nên ăn quá ít, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể

Tránh chế biến những món hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng vì kích thước thành phần món ăn càng nhỏ thì chỉ số đường huyết của nó càng tăng, nên ăn các món chế biến đơn giản: hấp, luộc.

Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).

Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo chưa chắc phù hợp.

2. Chế độ tập luyện cho người bệnh tiểu đường

+ Đạp xe đạp tại chỗ:

Đi xe đạp với máy tập thể dục cũng là một hình thức tập thể dục nhịp điệu. Trong lúc tập, trái tim của bạn cần phải hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng số nhịp tim cũng như cung lượng tim, đồng thời phổi cũng sẽ hoạt động tốt hơn.

Một chiếc xe đạp đặt cố định là một điều lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường vì sẽ giúp cho họ có thể tập luyện tại nhà, trong bất kể thời tiết như thế nào. Ngoài ra, phương pháp này giúp họ không phải lo lắng về nguy cơ bị té ngã hoặc chấn thương. Bên cạnh đó, các hoạt động chân khi đi xe đạp còn cải thiện lưu lượng máu đến chân, giúp dòng máu được lưu thông tốt hơn.

+ Đi độ (hay đi dạo chơi):

Mọi người bệnh nhân đái tháo đường nếu vẫn còn khả năng đi bộ thì vẫn có thể dễ dàng làm được điều này. Tất cả những gì bạn cần là một đôi giày tốt và một không gian nào đó để đi dạo.

Đi bộ có lẽ là một trong những hoạt động đơn giản mà được khuyến khích nhiều nhất và dễ nhất đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Đi bộ nhanh với mục đích làm tăng nhịp tim cũng tương đương như một bài tập Aerobic và các nghiên cứu đã cho thấy đi bộ cũng có lợi ích giống như những người mắc bệnh tiểu đường tham gia các hoạt động aerobic ít nhất ba ngày một tuần.

Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào

+ Tập thể hình:

Lợi ích của việc tập tạ không chỉ với những người mắc bệnh đái tháo đường mà còn cho tất cả mọi người đã từ lâu đã được công nhận. Nguyên nhân là vì tập tạ sẽ xây dựng khối lượng cơ bắp, điều rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường nhằm tăng lượng đường được hấp thu.

Việc lập kế hoạch tập thể dục đối kháng hoặc tập tạ ít nhất hai lần một tuần được xem như là một điều lý tưởng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, cần nhớ luôn luôn sắp xếp một ngày nghỉ xen kẽ giữa các ngày có bài tập tạ, luyện tập thay thế với môn khác trong những ngày đó, để sự phát triển các nhóm cơ được cân xứng trên toàn cơ thể.

+ Tập dưỡng sinh:

Tập dưỡng sinh là một chuỗi liên hoàn các động tác được thực hiện một cách chậm rãi và thoải mái trong hơn 30 phút. Lịch sử của dưỡng sinh đã ra đời và được thực hành từ nhiều thế kỷ.

Dưỡng sinh là một hình thức luyện tập lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường mà lại có khả năng gắng sức hạn chế. Dù chỉ là các động tác nhẹ nhàng như nó cũng được xem là môn thể dục và còn giảm nguy cơ té ngã, giảm căng thẳng, cải thiện sự cân bằng cũng như làm giảm tổn thương thần kinh do biến chứng tiểu đường.

+ Bơi lội:

Bơi lội cũng được xem là một bài tập thể dục nhịp điệu toàn thân và một bài tập lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Lợi ích nổi bật của bơi lội là không gây áp lực lên trên các khớp xương lớn khi vấn đề thoái hóa khớp tỷ lệ thuận với tuổi tác. Bơi cũng giúp giải phóng đôi chân so với các hình thức tập thể dục khác, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ.

Bên cạnh đó vì bệnh đái tháo đường cũng sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các mạch máu nhỏ của tứ chi, có thể mất cảm giác ở bàn chân, những người mắc bệnh đái tháo đường phải tránh các chấn thương bàn chân, thậm chí vết cắt nhỏ hoặc mụn nước, vì chúng có thể chậm lành và dễ bị nhiễm trùng. Do đó, một loại giày đặc biệt nên được sử dụng trong khu vực hồ bơi có thể giúp ngăn ngừa trầy xước chân và giảm nguy cơ trượt chân.

+ Yoga:

Một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu bị bệnh đái tháo đương tập yoga vẫn có thể mang lại lợi ích cho bạn theo nhiều cách khác nhau. Yoga vẫn có thể giúp giảm mỡ trong máu, chống lại tình trạng đề kháng insulin và cải thiện chức năng thần kinh.

Một trong những lợi thế của yoga với vai trò là một bài tập là bạn có thể thực hiện nó bao nhiêu lần tùy thích, nếu càng nhiều thì càng tốt. Đồng thời, tương tự như tập dưỡng sinh hay thái cực quyền, yoga cũng là một phương pháp giảm căng thẳng tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường khi mà cơ chế sinh lý đã cho thấy mức độ căng thẳng càng tăng cao thì lượng đường trong máu cũng sẽ tăng theo.

3. Sử dụng thực phẩm chức năng tốt cho người bệnh tiểu đường

+ Bổ sung lúa mạch đen vào buổi sáng tốt cho bệnh nhân tiểu đường:

Trong một số nghiên cứu đã được công bố, việc tiêu thụ các sản phẩm lúa mạch đen trong bữa ăn sáng giúp thúc đẩy quá trình lên men đại tràng, tốt cho phản ứng chuyển hoá glucose và hỗ trợ chức năng của insulin trong cơ thể, vì thế tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

+ Ngũ cốc nguyên hạt:

Các nghiên cứu theo dõi lâu dài ở bệnh nhân tiểu đường cho thấy việc tiêu thụ thường xuyên ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm tỷ lệ tử vong nói chung do mọi nguyên nhân và trong đó có cả tử vong do nguyên nhân tim mạch.

+ Lúa mạch và các sản phẩm từ lúa mạch:

Tác dụng có lợi của lúa mạch và các sản phẩm từ lúa mạch đối với bệnh nhân tiểu đường chủ yếu là do hàm lượng B-glucan cao. Chiết xuất B-glucan lúa mạch khi dùng ở đối tượng tiền đái tháo đường đã giúp cải thiện dung nạp glucose và cải thiện chỉ số kháng insulin.

+ Bột yến mạch:

Các sản phẩm bột yến mạch cũng đã được nghiên cứu là nguồn carbohydrate lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ các sản phẩm yến mạch giúp cải thiện các phản ứng đường huyết, insulin và lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn hoạt động như một hoạt chất làm giảm đường huyết sau ăn.

+ Thực phẩm chức năng Punsemin hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường an toàn hiệu quả.

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian an toàn hiệu quả?

>>> Bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời bạn nên biết

>>> Bệnh tiểu đường có chữa được không và cách chữa ra sao?

Viết bình luận