Chỉ số tiểu đường của người bình thường là bao nhiêu?

Tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Các chỉ số đường huyết thể hiện được tình trạng đường trong cơ thể bạn. Chỉ số tiểu đường của người bình thường là bao nhiêu là câu hỏi của nhiều người. Bạn muốn biết chỉ số tiểu đường của mình là bao nhiêu. Chuẩn nhất bạn có thể đến bệnh viện khám, còn không bạn có thể mua một chiếc máy kiểm tra tiểu đường nhỏ tại nhà. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem chỉ số tiểu đường của người bình thường là bao nhiêu và phương pháp đo chỉ số đường huyết.

Chỉ số tiểu đường của người bình thường là bao nhiêu

1. Chỉ số bệnh tiểu đường phản ánh tình trạng bệnh

Chỉ số đường huyết (blood sugar) là nồng độ glucose - một loại đường đơn - có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Để chuyển đổi đơn vị, chúng ta tính như sau:

Từ mmol/L - mg/dL bằng cách nhân (x) với 18

Từ mg/dL - mmol/L bằng cách chia (:) cho 18

Đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm nếu bạn tập thể dục hoặc vận động thường xuyên. Đường huyết có thể được đo lường bằng nhiều cách, bao gồm: xét nghiệm glucose máu lúc đói (FTG), đo đường huyết sau ăn, nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT) và HbA1c.

Chỉ số đường huyết là giá trị nồng độ glucose trong máu. Được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dl. Để xác định được chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường, người ta xác định bằng cách xét nghiệm đường huyết của mình. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường cao hơn mức bình thường thì dễ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết có 4 loai:

- Đường huyết ngẫu nhiên

- Đường huyết lúc đói

- Đường huyết sau ăn

- HbA1C

+ Mức đường huyết bình thường là bao nhiêu?

- Đường huyết ngẫu nhiên:

Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên là một xét nghiệm máu ngẫu nhiên để kiểm tra lượng đường (glucose) trong máu của bạn. Xét nghiệm này thường được thực hiện bằng cách chích ngón tay để lấy một giọt máu nhỏ. Lượng máu này sau đó được đưa lên trên một que thử và máy sẽ cho kết quả đo đường huyết. Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên là một công cụ hữu hiệu cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nó có thể giúp đánh giá mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh.

- Đường huyết lúc đói:

Đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào trong 8 tiếng trước đó. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 100 mg/dL (5.6 mmol/L) là bình thường.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có đường huyết lúc đói trong khoảng trên không phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.

- Đường huyết sau ăn:

Người bình thường khỏe mạnh có chỉ số đường huyết sau ăn là dưới 140mg/dL (7.8 mmol/L), được đo trong vòng 1 - 2 giờ sau ăn.

Nghiệm pháp dung nạp glucose (OGTT)

Nghiệm pháp này giúp kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống 75gr glucose. OGTT dưới 140mg/dL (7.8 mmol/L) là bình thường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

HbA1c dưới 42 mmol/mol (5.7%) là bình thường. HbA1C được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi hiệu quả của quá trình điều trị bệnh đái tháo đường type 2.

- Chỉ số HbA1c:

Nhìn chung, những chỉ số vừa kể trên hầu như không có tác dụng trong việc chẩn đoán và phát hiện người mắc bệnh tiểu đường. Để theo dõi chỉ số đường huyết bác sĩ còn dựa vào chỉ số HbA1c (ít ảnh hưởng hơn bởi thời điểm).

Chỉ số này có khả năng phát hiện bệnh và được các bác sĩ đánh giá cao vì chúng đo lượng đường trong máu mà không phụ thuộc vào tình trạng cơ thể đang no hay đói. Với một người khỏe mạnh, không mắc bệnh thì con số cho ra dao động trong khoảng 5,4 - 6,2%.

Còn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc đã mắc bệnh đái tháo đường khi chỉ số đường huyết HbA1c lớn hơn 7%. Ngược lại, nếu như lượng đường trong máu quá thấp thì có thể bạn đang rơi vào tình trạng hạ đường huyết. Hiện tượng này cũng rất nguy hiểm nếu như lượng đường huyết giảm đột ngột, người bệnh sẽ ngất và cần được cấp cứu khẩn trương.

Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải ý thức việc chăm sóc cơ thể, bảo vệ sức khỏe và theo dõi nồng độ đường trong máu thường xuyên. Nếu có các hiện tượng bất thường, chỉ số cao hay thấp hơn so với quy định, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý cho bạn.

Chỉ số tiểu đường của người bình thường là bao nhiêu

- Đường huyết bình thường trong thai kỳ:

Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người. Vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường đối với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.

Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:

- Đường huyết lúc đói: dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

- Đường huyết một giờ sau ăn: dưới 180 mg/dL (10,0 mmol/L) 

- Đường huyết hai giờ sau ăn: dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường nên duy trì đường huyết ở mức:

- Đường huyết lúc đói:  dưới 95 mg/dL (5.3 mmol/L)

- Đường huyết một giờ sau ăn:  dưới 140 mg/dL (7.8 mmol/L)

- Đường huyết hai giờ sau ăn: dưới 120 mg/dL (6.7mmol/L)

+ Chỉ số đường huyết an toàn:

Theo tiêu chuẩn chăm sóc Đái Tháo Đường Của ADA 2015, chỉ số đường huyết an toàn chia ra dành cho các đối tượng sau:

- Đối với người tiểu đường đang điều trị bằng thuốc:

Đường huyết ngẫu nhiên: <180 mg/dL (10 mmol/l)

Đường huyết lúc đói:  80 – 130 mg/dL (< 7 mmol/l)

Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn <180 mg/dL (10 mmol/l)

HbA1C < 7 %

- Đối với người bình thường:

Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/l)

Đường huyết lúc đói:  <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)

Đường huyết 2 giờ sau bữa ăn <140 mg/dL (7,8 mmol/l)

HbA1C < 5,7 %

+ Chỉ số bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Chỉ số đường huyết giúp xác định nồng độ glucose trong máu, giúp bạn có thể xác định được người bệnh đang ở mức độ bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị tiểu đường.

Lượng đường trong máu khi đói của người bình thường là từ 70 - 100 mg/dL.

Lượng đường trong máu khi đói của người bị tiền đái tháo đường là từ 100 - 125 mg/dL.

Lượng đường trong máu khi đói của người bị tiểu đường là trên 126 mg/dL.

+ Tại sao đường huyết tăng cao lại có hại?

Khi ở mức bình thường, glucose là nhiên liệu quý giá để tạo năng lượng cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ tăng lên, glucose không vào được tế bào có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do đường huyết cao. Cụ thể tăng đường huyết có thể gây:

Xơ vữa động mạch.

Bệnh thận hoặc suy thận, cần phải lọc máu nhân tạo

Đột quỵ não (nhồi máu não)

Nhồi máu cơ tim

Suy giảm thị lực, bệnh võng mạc hoặc mù lòa

Suy giảm miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Rối loạn chức năng cương dương

Tổn thương các dây thần kinh (bệnh thần kinh đái tháo đường) gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay

Làm chậm lành vết thương, gây viêm loét và phải cắt cụt chân (đoạn chi)

Duy trì đường huyết ở mức an toàn bằng một chế độ ăn uống khoa học, tích cực vận động và sử dụng thuốc nếu cần thiết là chìa khóa để phòng ngừa và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với cơ thể.

+ Đường huyết thấp bất thường có hại không?

Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời.

Nếu bạn không tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, chỉ số đường huyết dưới 5 - 10 mg/dL so với chỉ số đường huyết bình thường mặc dù gây ra một số triệu chứng không thoải mái nhưng không nguy hiểm trừ khi đường huyết tiếp tục giảm.

Ngược lại, nếu đường huyết tụt xuống dưới ngưỡng 70 mg/dl (3.9 mmol/L) rất nguy hiểm. Sự tụt giảm đường huyết vẫn có thể tiếp tục diễn ra và người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Chỉ số tiểu đường của người bình thường là bao nhiêu

2. Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2

+ Đối tượng có yếu tố nguy cơ cao dễ bị bệnh đái tháo đường type 2:

Tuổi trên 45.

BMI từ 23 trở lên.

Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc/và huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường ở thế hệ liền kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường type 2).

Tiền sử được chẩn đoán mắc các bệnh như hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.

Phụ nữ có tiền sử thai nghén đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to-nặng trên 4000 gam, sảy thai tự nhiên nhiều lần hoặc thai chết lưu...)

Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-C dưới 0,9 mmol/l vàTriglycerid trên 2,2 mmol/l.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì mức đường huyết sau ăn bao nhiêu là an toàn

Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2

+ Chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2:

Những chỉ số tiểu đường quan trọng trong việc chẩn đoán đái tháo đường type 2 bao gồm:

Xét nghiệm Hemoglobin A1C ( HbA1C) để đo lượng glucose huyết trong thời gian dài có thể xác định được lượng đường huyết trung bình của người bệnh trong ba tháng trước. Khi chỉ số Hemoglobin A1C càng cao thì có nghĩa lượng đường trong máu sẽ càng cao và đang thể hiện kiểm soát đường máu chưa tốt.

Khi HbA1C lớn hơn hoặc bằng 6,5 % là chẩn đoán xác định đái tháo đường typ2.

Khi HbA1C từ 5,7 % đến 6,4 % là chẩn đoán xác định là tiền đái tháo đường.

Xét nghiệm đường huyết khi đói được thực hiện khi người bệnh nhịn ăn qua đêm ít nhất từ 8 đến 10h nếu chỉ số này cao hơn hoặc bằng 7 mmol/l qua 2 lần làm xét nghiệm thì chẩn đoán xác định đái tháo đường typ2.

Khi glucose máu đói trên 5,6 đến 6,9 mmol/l được chẩn đoán tiền đái tháo đường.

Xét nghiệm Glucose huyết ngẫu nhiên hay bất kỳ thực hiện ngẫu nhiên để chẩn đoán bệnh đái tháo đường typ2 khi lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/l.

Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ từ 7,8 đến 11 mmol/l là tiền đái tháo đường.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75 mg glucose được tiến hành khi người bệnh đã nhịn đói qua đêm. Người bệnh sẽ uống 75 g glucose sau đó đo đường huyết 2h sau uống từ đó đưa ra chẩn đoán đái tháo đường type 2. Nếu kết quả lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/l thì chẩn đoán xác định. Nghiệm pháp này cũng được dùng để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về chỉ số của bệnh tiểu đường bao nhiêu là bình thường. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn: Tham khảo thực phẩm chức năng Punsemin hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường an toàn hiệu quả.

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng:

 Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

Bào viết cùng chuyên mục:

>>> Chế độ ăn cho người tiểu đường như thế nào?

>>> Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian an toàn hiệu quả?

>>> Bệnh tiểu đường không nên uống thuốc cả đời bạn nên biết

Viết bình luận