Các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng?

Tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và căn bệnh này cũng có thể phòng tránh. Bệnh tiểu đường cũng có thể kiểm soát qua các món ăn hàng ngày. Vậy các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng là câu hỏi của nhiều người. Bệnh tiểu đường không đáng sợ bằng biến chứng của nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba hiện nay. Dinh dưỡng cho người bênh đái tháo đường là rất quan trọng. Đặc biệt thực đơn ăn hàng ngày cần được chú ý và thận trọng. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về các món canh tốt cho người bệnh tiểu đường.

Các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng

1. Các món canh tốt cho người bệnh tiểu đường

+ Canh thịt nạc, mướp đắng:

80g thịt lợn nạc, 150g mướp đắng. Mướp đắng bỏ hạt, thái miếng, thịt lợn rửa sạch thái nhỏ. Cho dầu oliu vào nồi, xào sơ thịt nạc, múc ra, thêm nước đun sôi, cho thịt đã xào và mướp đắng vào nấu chín, nêm gia vị ăn. Món canh có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

+ Canh hẹ:

- Chuẩn bị:

150g hẹ tươi, đem đi rửa sạch và thái thành khúc.

30g tôm khô, đem ngâm cho nở và giã đến nát.

2 tấm đậu phụ cắt thành nhiều hình vuông nhỏ.

1 quả cà chua, thái nhỏ hình múi cau.

Một ít muối, hạt nêm và hành tím băm nhỏ.

- Cách làm:

Phi hành với dầu ăn, cho tôm đã được giã vào xào.

Khi có mùi thơm, thêm nước vào đun đến sôi.

Thêm hẹ, đậu phụ cùng cà chua vào nồi nấu.

Nêm nếm gia vị cho phù hợp và tắt bếp sau khi sôi khoảng 3 - 5 phút.

+ Canh bí đao, ngô:

150g bí đao thái miếng, 150g ngô, 10g hành tím băm nhỏ, 1 cốc sữa tách béo. Phi thơm hành, cho ngô và râu ngô vào đun 20 phút, đổ bí đao vào nấu chín, thêm sữa. Món canh ít calo, có tác dụng loại bỏ mỡ máu và lợi tiểu, tăng cảm giác no bụng, giảm lượng đường trong máu.

+ Canh tía tô, rau thơm:

- Chuẩn bị:

10g mỗi loại rau sau: húng lủi, kinh giới, húng quế,…

30g lá tía tô.

100g tôm bóc vỏ, đem đi rửa sạch và giã đến nát

- Cách làm:

Đun sôi tôm đã được giã cùng với nước.

Cho các nguyên liệu còn lại cùng gia vị vào nồi nước. Tắt bếp.

Món ăn này bạn nên ăn cách nhau 3 ngày và kiên trì trong 1 tháng để thấy những triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

+ Canh khoai lang:

300g khoai lang bỏ vỏ, thái miếng, 2 thìa đường ăn kiêng cho người tiểu đường, đun nhỏ lửa 20 phút, thêm nửa thìa rượu gia vị, đun thêm 5 phút. Khoai lang tuy giàu tinh bột, nhưng cũng rất giàu carotene và chất xơ, tốt cho việc ổn định lượng đường trong máu, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

+ Canh nấm xào cải xanh:

- Chuẩn bị:

350g cải xanh, đem đi rửa sạch sau đó thái thành khúc.

50g bắp non.

1 củ hành tím, rửa sạch và băm nhỏ.

6 tai nấm hương tươi, đem ngâm cùng với nước muỗi pha loãng và cắt bỏ phần cuống nấm.

1/2 thìa cafe bột ngọt 1/3 thìa cafe muối cùng một ít dầu ăn

- Cách làm:

Phi hành cùng với dầu sau đó cho nấm vào xào lên.

Cho tiếp bắp non và cải xanh vào xào cùng sau khi nấm đã chuyển sang màu chín.

Nêm nếm gia vị cho phù hợp.

+ Canh khoai lang, đậu đỏ:

Theo Đông y, hạt đậu đỏ có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, thanh hỏa độc, dưỡng huyết…

200g khoai lang, 20g đậu đỏ, 10g đậu đen. 2 loại đậu ngâm nước 3 tiếng, khoai lang thái miếng. Cho đậu vào nồi hầm nhừ mới cho khoai lang vào đun chín, nêm gia vị. Món canh giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể làm giảm các bệnh tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra.

Các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng

+ Canh mộc nhĩ, nấm tuyết:

10g nấm tuyết, 10g mộc nhĩ, 30g đường phèn. Mộc nhĩ, nấm tuyết ngâm nở, nhặt sạch, cho vào nồi, thêm nước và đường phèn hầm 1 giờ. Món canh có tác dụng dưỡng âm nhuận phổi bổ thận, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân bị suy thận, lao phổi, thở khò khè, ho, tăng huyết áp, mất ngủ và tiểu đường.

+ Canh râu ngô, rùa:

Râu ngô 100g, 1 con rùa, hành, rượu gia vị, hầm chín, nêm gia vị. Món canh thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.

+ Canh gà, câu kỷ tử:

Những món canh chế biến từ gà là một trong những món ngon hội tụ đủ các yếu tố vừa ngon, thanh, nóng hổi lại vừa tốt cho sức khỏe. Câu kỷ tử 15g, gà mái 1 con, hành, gừng, gia vị, rượu gia vị hầm thành canh uống, có tác dụng hạ đường huyết, bổ thận cho những người thận khí hư nhược do bệnh tiểu đường.

+ Canh cá mực, bí đao:

Bí đao 480g, cá mực 1 con, hành, muối. Cá mực làm sạch, bí đao bỏ hạt, để cả vỏ, đổ nước hầm chín, nêm muối. Có tác dụng trị tiểu đường, thận tì hư, tiểu tiện khó.

+ Canh c bươu bung củ chuối:

Công dụng: tiêu viêm, tiêu thũng, lợi tiểu, giảm cảm giác khát nước và đói ăn ở bệnh nhân tiểu đườg

- Chuẩn bị:

Ốc bươu.

Đậu phụ rán sẵn.

Thịt ba chỉ.

Củ chuối hột non, rửa sạch và đem đi thái nhỏ.

Nghệ tươi rửa sạch, đem đi giã lấy nước.

Khế, mẻ.

Mắm tôm cùng một số gia vị khác.

- Cách làm:

Sử dụng nước vo gạo để loại bỏ nhớt ở ốc bươu. Rửa sạch lại và khều ốc. Lưu ý, chỉ lấy phần đầu mà không lấy phần ruột ốc.

Thịt ba chỉ đem thái thành từng lát mỏng. Đem thịt đi ướp cùng với nước nghệ và mẻ. Có thể cho ốc bươu vào ướp cùng.

Củ chuối hột sau khi thái xong đem ngâm với nước cho hết nhựa. Rửa sạch lại rồi đem ninh nhừ trong khoảng 1 – 2 giờ.

Cho tất cả những nguyên liệu đã được chuẩn bị vào nồi chuối. Nêm nếm gia vị cho phù hợp. Đun thêm khoảng 1h cho nguyên liệu mềm và ngấm gia vị thì tắt bếp.

+ Canh đậu phụ, nấm hương, ngân nhĩ:

Đậu phụ 320g, nấm đông cô (hoặc nấm hương) và ngân nhĩ (nấm tuyết) mỗi loại 40g, miến đậu xanh lượng thích hợp, hành, muối. Các loại nấm ngâm nở, đậu phụ thái miếng. Đun nóng dầu, chiên sơ đậu phụ, thêm nước, nấm đông cô, ngân nhĩ nấu chín, cho miến đun sôi, nêm muối vừa ăn. Có tác dụng thanh lọc phổi, giảm mỡ máu, các bệnh về phổi, viêm phế quản do tiểu đường gây ra.

+ Canh xương sống lợn, thổ phục linh:

Xương sống lợn 400g, thổ phục linh 40g, muối. Xương lợn đun sôi hớt bọt, vớt ra rửa sạch, đổ vào nồi, thêm 6 bát nước và thổ phục linh hầm 3 tiếng, nêm muối. Canh có tác dụng giảm đường huyết, bổ âm ích tủy, hỗ trợ bệnh nhân đang điều trị tiểu đường.

Các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng

2. Những lưu ý khi bị bệnh tiểu đường

+ Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa dầu, bơ, và bơ sữa trâu:

Cần tránh những thực phẩm chứa dầu, bơ và bơ sữa trâu đơn giản vì chất béo có thể làm tăng đường huyết.

+ Không bỏ bữa để giảm calo:

Không nên bỏ bữa để giảm hấp thu calo vì bỏ bữa thường dẫn tới ăn vặt và ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Do đó, bạn nên duy trì tần suất và giờ giấc của các bữa ăn. Nếu không đói vào bữa tối, bạn có thể giảm phần ăn hoặc ăn chút trái cây để để phòng thèm ăn vào ban đêm. Nhớ là bỏ bữa không chỉ dẫn tới hạ đường huyết mà còn có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như chóng mặt, nhịp tim tăng và đổ mồ hôi lạnh…

+ Tránh xa đồ uống có đường:

Bạn cần lưu ý giảm lượng soda, nước trái cây và nước ngọt khác, và hãy làm dịu cơn khát bằng nước. Hàm lượng đường cao trong soda, nước ép trái cây có thể gây tăng đường huyết, dẫn đến tăng cảm giác khát, thường xuyên đi tiểu và nạp vào nhiều calo, dẫn tới tăng cân. Ngoài ra, điều quan trọng là duy trì lượng nước trong ngày bằng cách tăng cường bổ sung các loại chất lỏng như nước dừa, nước lúa mạch, sữa bơ hoặc nước, không uống đồ uống chứa carbonat hoặc soda.

+ Ăn nhiều chất xơ:

Bắt đầu một ngày bằng một khẩu phần chất xơ lớn không chỉ khiến bạn no lâu mà còn ngăn bạn ăn những bữa ăn vặt trong ngày. Bữa sáng giàu chất xơ có thể bao gồm bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên cám, hoa quả và rau giúp ổn định đường huyết.

+ Hạn chế sử dụng rượu:

Uống nhiều rượu có thể làm giảm độ nhạy cảmcủa cơ thể với insulin, từ đó làm tăng đường huyết. Uống rượu thường xuyên có thể làm gây tăng cân và do vậy, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần hạn chế uống rượu, chỉ nên uống tối đa là một chén (30ml) mỗi ngày, uống quá nhiều rượu có thể khiến đường huyết tăng hoặc giảm.

+ Lựa chọn đường tự nhiên:

Thay vì đường nhân tạo, hãy sử dụng những đường tự nhiên nhiều dinh dưỡng và giàu chất xơ. Đường và chất xơ của hoa quả tốt hơn so với đường bình thường vốn có thể dẫn tới tăng đường huyết do có nhiều đường tinh chế và nhiều calo. Tuy nhiên, đường tự nhiên như hoa quả và chà là ít gây thèm đường hơn, vì đường từ trái cây chậm hấp thu vào máu hơn và do vậy, giữ cho đường huyết ổn định lâu hơn. Hơn nữa, chúng tự nhiên được tiêu hóa chậm hơn và đi vào máu đều đặn hơn.

+ Tập luyện thường xuyên:

Chỉ cần những hoạt động đơn giản như làm vườn, leo cầu thang, hoặc đi bộ 20 phút cũng có thể giúp tăng cường chuyển hóa và đốt cháy calo. Vì vậy bạn cần duy trì tập luyện thường xuyên.

+ Sử dụng thực phẩm chức năng giúp điều hòa đường huyết mỗi ngày:

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Các món canh tốt cho người tiểu đường nên dùng?

>>> Bữa sáng cho người tiểu đường ăn như thế nào cho đúng?

>>> Biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?

Viết bình luận