Ung thư là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó khiến cho nền y học phải đau đầu nhiều. Vậy bệnh ung thư có di truyền không là câu hỏi của nhiều người. Ung thư là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường và tăng trưởng đột biến và di căn qua các cơ quan khác. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh ung thư có di truyền không và cách phòng bệnh ra sao.
* Bệnh ung thư là gì?
Ung thư là một bệnh của các tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để giúp chúng ta phát triển, để thay thế những tế bào đã chết, hoặc hàn gắn lại những tế bào bị tổn thương sau một chấn thương. Các gene nào đó kiểm soát quá trình này và chính việc gây tổn hại những gene này dẫn đến các bệnh ung thư. Sự tổn hại này thường xảy ra trong cuộc đời con người, mặc dù có một số nhỏ lại thừa hưởng những gene này từ cha mẹ họ. Bình thường thì các tế bào phát triển và nhân lên theo một trình tự. Tuy nhiên, những gene đã bị tổn hại có thể phát triển không bình thường. Chúng có thể phát triển thành những khối gọi là u/bướu.
Những khối u có thể lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không xâm lấn vào các cơ quan và các mô xung quanh của cơ thể. Trong khi u ác tính sẽ phát triển, nó có thể giới hạn trong khu vực ban đầu. Nếu những tế bào này không được xử lý hay điều trị, chúng có thể xâm lấn ra ngoài phạm vi ban đầu và xâm lấn vào những mô xung quanh, trở thành ung thư xâm lấn.
* Bệnh ung thư có di truyền không?
Đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng gene không phải là yếu tố duy nhất quyết định tình trạng này. Sự kết hợp của yếu tố di truyền, lối sống và môi trường sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư.
Ung thư là do đột biến ở một số gene nhất định, nhưng không phải tất cả các đột biến đều được di truyền. Khả năng bạn bị ung thư qua gene di truyền là 5 - 10%, qua đột biến là 7 - 8%. Nếu có thành viên trong gia đình đã từng mắc bệnh ung thư, nguy cơ của bạn cũng tăng lên 15 - 20%. Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư di truyền cao hơn nam giới.
* Cách phòng bệnh ung thư
+ Hạn chế uống rượu: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguy cơ ung thư tăng theo hàm lượng rượu được tiêu thụ. Uống rượu là yếu tố gây rủi ro đối với nhiều loại ung thư, như khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, vú.
+ Tránh nước ngọt có gas hoặc không có gas: Lời khuyên này bao gồm nước ngọt có gas, loại không có gas và nước ép trái cây đóng chai vì lượng đường lớn. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho hay việc trẻ ăn trái cây tươi sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất, chất xơ và tốt hơn uống nước ép trái cây cho bé, thậm chí là ép từ trái cây tươi.
+ Hoạt động và kiểm soát cân nặng của bạn: Quá cân và béo phì có liên quan đến một số loại ung thư. Tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng cơ thể khoẻ mạnh cùng với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ góp phần giảm đáng kể nguy cơ ung thư. Ăn nhiều hoa quả và rau có tác dụng phòng chống ung thư. Ngược lại, ăn nhiều thịt màu đỏ và có chất bảo quản có thể làm tăng ung thư trực tràng.
+ Tránh viêm nhiễm: Các tác nhân gây viêm nhiễm là nguyên nhân gây ra 22% trường hợp tử vong do ung thư ở các nước đang phát triển và 6% tại các nước phát triển. Viêm gan siêu vi B và C gây ung thư ở gan và nhiễm virus paplilloma ở người gây ra ung thư cổ tử cung. Vì vậy, bạn hãy hỏi bác sỹ của mình về các phương án tiêm phòng. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
+ Tránh ăn các loại da, thịt có mỡ: Các chuyên gia khuyên bạn nên đa dạng nguồn đạm từ cả thực vật và động vật. Loại bỏ hoàn toàn thịt động vật có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt sắt và acid amin thiết yếu, đặc biệt trẻ em. Do đó, công bố từ WCRFI khuyên trong tuần mỗi người lớn không ăn quá 350-500 g thịt bò, heo hoặc cừu. Ngoài ra, bạn nên xen kẽ các loại thịt khác như gà, cá, tôm, cua và đậu hũ.
+ Tránh các nguồn gây ô nhiễm: WTO cho biết ô nhiễm môi trường gồm không khí, nguồn nước và đất cùng với các hoá chât gây ung thư là nguyên nhân gây từ 1 đến 4% các ca ung thư. Sự phơi nhiễm với các chất gây ung thư còn có thể xảy ra thông qua thực phẩm bị nhiễm các hoá chất như aflatoxin hay dioxin. Ô nhiễm không khí trong nhà từ đốt than làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt là ở những phụ nữ không hút thuốc.
+ Không hút thuốc: Hút thuốc là yếu tố rủi ro lớn nhất gây tử vong vì ung thư trên thế giới có thể phòng tránh và là nguyên nhân gây ra khoảng 22% trường hợp tử vong do ung thư mỗi năm. Ngoài hút thuốc, nhai thuốc lá hay hít thuốc cũng có thể dẫn tới ung thư. Thậm chí hút thuốc thụ động do hít phải khói thuốc trong môi trường cũng được khoa học chứng minh là nguyên nhâng ây ra bệnh ung thư phổi ở những người lớn không hút thuốc.
+ Đi tầm soát ung thư: Một số loại ung thư có thể sớm được phát hiện trước khi xuất hiện các triệu chứng. Vì thế, thường xuyên tự kiểm tra (như da và vú) và đi tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện và điều trị sớm một số loại ung thư. Song không phải tất cả các loại ung thư có xét nghiệm tầm soát. Vì vậy, bạn hãy nói với bác sỹ của bạn về các phương pháp hiện có và phương pháp nào hữu ích cho bạn.
+ Chọn đúng liều lượng hấp thụ ánh nắng: Ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và cũng là một trong những loại ung thư có thể ngăn ngừa. Hãy tránh ánh nắng mặt trời khi tia cực tím từ mặt trời cao. Bức xạ UV từ mặt trời thường phát ra mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Hãy phòng tránh bằng đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính dâm và bôi kem chống nắng. Các thiết bị tắm nắng gây phóng xạ UV nhân tạo (như giường tắm nắng) hiện nay cũng được phân loại có khuynh hướng gây ra ung thư cho con người.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh ung thư có di truyền không và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Những người đang bị ung thư nên tham khảo những loại thuốc phòng và chữa ung thư sau:
>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận