Bệnh trĩ không nên ăn những gì và cách phòng bệnh ra sao?

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người gặp phải. Vậy bệnh trĩ không nên ăn những gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĩ là căn bệnh khó nói đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh trĩ không nên ăn những gì và cách phòng bệnh ra sao.

Bệnh trĩ không nên ăn những gì và cách phòng bệnh ra sao?

1. Bệnh trĩ không nên ăn những gì?

+ Các chất kích thích:

Các đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước uống có ga,... Làm tăng áp lực cho thành ruột, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh trĩ cần đặc biệt tránh xa.

+ Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo:

Trong đồ ăn nhanh, chiên, rán, xào nấu thường chứa nhiều dầu mỡ, chất béo ảnh hưởng không tốt cho người bị trĩ. Vì dầu mỡ, chất béo rất hóa tiêu hóa, cơ thể dễ bị nóng trong, táo bón, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

+ Đồ ăn cay nóng:

Các loại đồ ăn tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng như: ớt, tiêu, riềng, quế,... Người bệnh trị tuyệt đối không nên dùng. Vì tính cay nóng của đồ ăn làm kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Gây tình trạng nóng trong, táo bón. Từ đó, dẫn đến đau rát hậu môn, bệnh trĩ trở nặng hơn. Những thực phẩm có tính nóng mà hàng ngày chúng ta thường hay sử dụng phải kể đến: vỏ quả bưởi, quả đào, quả ổi, quả mâm xôi, quả mít, quả mơ, quả sầu riêng, quả xoài; gia vị như quế, gừng, ớt, rau mùi, đinh hương, tỏi, óc chó, quả ớt đỏ và ớt xanh, quả việt quất.

Bệnh trĩ không nên ăn những gì và cách phòng bệnh ra sao?

+ Đồ ăn mặn, nhiều muối:

Muối có tính hút nước, làm giảm trữ nước trong ruột, phân bị cứng vón cục, khó tiêu hóa, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần chú ý giảm lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn. Dưới đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều muối bạn nên tránh dùng trong khẩu phần ăn hàng ngày:

- Các món mắm: Một gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt chúng ta là các loại mắm, như nước mắm, mắm cá, mắm tôm chua, mắm ruốc, mắm tôm, mắm tép, mắm cáy, mắm… Các loại mắm này được làm từ các loại cá, tôm, ruốc, moi, tép, cua, cáy trộn cùng muối và một số gia vị khác đặc trưng rồi ủ trong một thời gian cho lên men, tạo ra màu sắc và hương vị đặc trưng. Lượng muối trong các loại thực phẩm này đặc biệt cao, ví dụ chỉ với 5g mắm tôm chứa 515 mg muối, 5g mắm tép chua chứa 135mg muối.

- Các loại thịt, cá ăn liền: Các loại thực phẩm ăn liền như giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp… cũng đã có chứa muối. Do đó đây cũng là những thực phẩm nên hạn chế chấm thêm gia vị chứa muối trong khi ăn.

- Các món muối thực phẩm để lên men (dưa muối, cà muối, kiệu, dưa chuột muối…): Một điều không thể phủ nhận là dưa muối, cà muối, bắp cải muối là những món ăn “đưa cơm”. Dưa, cà, kiệu muối được làm bằng cách ngâm cà, dưa cải, bắp cải với nước pha muối và chút đường để lên men chua. Lượng muối trong 100g dưa chuột muối khoảng 2,5g;

- Các loại súp, nước dùng, nước sốt: Các loại súp, nước dùng cũng đặc biệt chứa nhiều muối. Trong 1 bát nước phở, nước bún cá, bún riêu cua (tương đương 200ml nước dùng) chứa khoảng 2-4gr muối.

- Đồ ăn vặt: Một số đồ ăn vặt như bimbim, hạt điều rang muối, bánh gạo vị mặn cũng chứa nhiều muối. Trong gói bim bim 48g có tới gần 900mg muối; trong 1 chiếc bánh gạo chỉ nặng 3g có tới 195 mg muối.

- Các loại mì ăn liền, pizza, spaghetti: Mì ăn liền, pizza, spaghetti đều là những thực phẩm chứa nhiều muối “tiềm ẩn”.

- Hải sản: Hầu hết các loại hải sản đều chứa nhiều muối hơn các loại sinh vật sống trong nước ngọt. Nên lưu ý khi nấu, chế biến các loại thực phẩm này, cho thêm ít muối hơn các loại khác.

Bệnh trĩ không nên ăn những gì và cách phòng bệnh ra sao?

+ Ăn quá nhiều đường và tinh bột:

Ăn quá nhiều đường và tinh bột dễ tạo áp lực cho thành ruột. Dễ táo bón, ngứa hậu môn, bệnh trĩ càng nặng hơn. Dưới đây là những thực phẩm nhiều đường và tinh bột:

- Khoai tây: Khoai tây là một thực phẩm giàu tinh bột, là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ, vitamin B, mangan và kali dồi dào. Theo đó, bạn nên chế biến khoai tây bằng cách luộc, nướng hoặc nghiền, xào, không thêm muối, thêm một chút chất béo hoặc dầu. Còn khoai tây chiên hoặc các loại khoai tây chế biến với nhiều muối và dầu sẽ không tốt cho sức khỏe.

- Các chế phẩm từ ngũ cốc: Các chế phẩm từ ngũ cốc được làm từ các loại ngũ cốc. Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ, sắt, vitamin B và protein hằng ngày. Lúa mì, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen và gạo là những loại ngũ cốc phổ biến, có thể coi như ngũ cốc nguyên hạt. Các sản phẩm bột nguyên cám từ những loại ngũ cốc trên sẽ là lựa chọn tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, ngô, bột sắn cũng là chế phẩm ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Còn các loại ngũ cốc được tinh chế với hàm lượng ngũ cốc nguyên hạt thấp, chứa nhiều muối và đường thì không nên sử dụng quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

- Bánh mì: Bánh mì, đặc biệt là loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt,... chính là lựa chọn lành mạnh cho một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Chúng cung cấp nhiều năng lượng, vitamin B, vitamin E, chất xơ và nhiều loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

- Mì: Mì cũng là một loại thức ăn tinh bột làm từ bột mì và nước, có chứa sắt và vitamin B. Mì khô có thể được bảo quản ở điều kiện thông thường và có thời hạn sử dụng dài. Mì tươi cần được bảo quản lạnh và có tuổi thọ ngắn hơn.

- Gạo: Gạo là một lựa chọn tuyệt vời trong những thực phẩm giàu tinh bột. Chúng cung cấp nhiều năng lượng, giàu chất xơ, vitamin B và ít chất béo. Có nhiều loại gạo để lựa chọn như gạo basmati, gạo hạt dài, gạo lứt, gạo hạt ngắn,... 100g gạo chưa nấu chín chứa 80,4g carbs, trong đó có 63,6% là tinh bột. Khi nấu cơm, hàm lượng tinh bột trong gạo giảm xuống đột ngột vì Nó chứa các phân tử tinh bột hấp thụ nước và bị phân hủy trong quá trình nấu.

- Các loại thức ăn tinh bột khác:

Ngoài các thực phẩm kể trên thì các loại thức ăn giàu tinh bột còn được liệt kê dưới đây:

Bột: Là nguyên liệu làm bánh rất đa năng. Bột có nhiều loại khác nhau như bột mì, bột gạo tẻ, bột gạo nếp,... Chúng cũng thường chứa rất nhiều tinh bột;

Bánh quy: Là món ăn nhẹ chứa nhiều tinh bột tinh chế. 60g bánh quy chứa khoảng 42,8g tinh bột. Tuy nhiên, bánh quy thường được làm bằng bột mì tinh chế, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, có thể dẫn tới bệnh tiểu đường tuýp 2;

Yến mạch: là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất cho sức khỏe. Yến mạch cung cấp một lượng lớn chất xơ, protein, chất béo, nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Đồng thời, yến mạch còn giúp giảm cân, giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch;=

Ngô: Có hàm lượng tinh bột cao, 141g ngô hạt chứa 25,7g tinh bột. Tuy giàu tinh bột nhưng ngô rất bổ dưỡng, thích hợp bổ sung vào chế độ ăn uống của các gia đình. Ngô giàu chất xơ, folate, photpho, kali,...

Mì ăn liền: Là thực phẩm chế biến nhiều, ít chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất béo và carbs. Hầu hết carbs từ mì ăn liền đều đến từ tinh bột. 1 gói mì có thể chứa 47,7g tinh bột. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc ăn mì ăn liền trên 2 lần/tuần làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, bệnh tiểu đường và bệnh tim;

Có một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị bệnh trĩ. Thêm vào đó để ngăn chặn sự phát triển của bệnh tốt nhất, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chất lượng, uy tín thăm khám và tìm ra hướng điều trị kịp thời.

2. Giải pháp nào dành cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại

Bi-HemMax là sản phẩm đặc trị cho bệnh trĩ, bổ sung các hoạt chất chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Hầu hết các hoạt chất bioflavonoid với một lượng rất nhỏ, tinh khiết có sinh khả dụng rất cao nên chỉ cần một liệu trình Bi-Hem Max thích hợp là bạn sẽ giải quyết bệnh trĩ triệt để.

Bi-HemMax đã được chứng minh lâm sàng có khả năng tác động kép lên bệnh Trĩ, được bào chế một cách khoa học để nhanh chóng hỗ trợ giảm đau, ngứa và rát, sưng viêm của bệnh trĩ. Sản phẩm được phát triển bởi các bác sỹ hàng đầu và được sản xuất trong môi trường thí nghiệm được chứng nhận cGMP và FDA có chất lượng hàng đầu theo các điều kiện chuyên môn khắt khe nhất.

Bi-HemMax chứa tổ hợp thành phần giải quyết trĩ nội, trĩ ngoại cộng với việc kiểm soát triệu chứng của chúng để giảm mức độ nghiệm trọng và có khả năng phòng ngừa. Giải pháp tổng thể cung cấp 4 yếu tố quan trọng bao gồm:

Bước 1: Kiểm soát tình trạng bệnh

Bước 2: Làm giảm triệu chứng

Bước 3: Khôi phục tế bào tổn thương

Bước 4: Ngăn ngừa tái phát, hỗ trợ chữa lành từ trong ra ngoài.

Bi-Hem Max

buy

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Hem Max - Giải pháp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại

  

3. Cách phòng bệnh trĩ hiệu quả

+ Ngừng lướt điện thoại khi giải quyết “nhu cầu”:

Hãy để thời gian bạn ngồi trong phòng vệ sinh tập trung vào giải quyết những nhu cầu cần thiết, thay vì kết hợp với cả nhu cầu giải trí hay nghỉ ngơi. Nếu bạn thường xuyên mang sách/truyện vào đọc trong phòng vệ sinh hay điện thoại để lướt mạng xã hội hoặc chơi game, bạn nên ngừng thói quen này càng sớm càng tốt.

Lý do là vì khi bạn ngồi lâu trong phòng vệ sinh, bạn sẽ có xu hướng rặn và tạo áp lực xung quanh hậu môn nhiều hơn. Hơn nữa, tư thế ngồi trên bồn cầu có thể tạo thêm những áp lực không cần thiết lên các mạch máu dưới hậu môn. Cả hai yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ cho bạn.

+ Đừng nhịn đi vệ sinh:

Có lẽ bạn đã nghe không ít người nói điều này nhưng sự thật có rất nhiều người bỏ qua nó. Nếu trì hoãn việc đi vệ sinh, phân của bạn có thể trở nên cứng và khô trong ruột, khiến bạn khó đi ngoài hơn. Nếu bạn cố gắng rặn phân ra ngoài, nguy cơ mắc bệnh trĩ của bạn sẽ tăng lên.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ép mình rặn khi cơ thể không cần thải ra. Những áp lực này sẽ làm căn tĩnh mạch và có thể dẫn đến bệnh trĩ, biến những búi trĩ nằm trong trực tràng sa ra ngoài thành trĩ ngoại.

+ Thể dục thường xuyên:

Tập thể dục đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, trong đó bao gồm việc cải thiện và ngăn ngừa nhiều vấn đề về đường ruột và tiêu hóa như bệnh trĩ. Khi bạn ít hoạt động, mọi chức năng của cơ thể đều chậm lại, kể cả ruột của bạn.

Tập thể dục thường xuyên giúp chất thải trong đường ruột được vận chuyển dễ dàng hơn. Điều này giúp tránh táo bón hay phân bị khô, cứng. Bạn có thể chọn bất kỳ hình thức hoạt động nào - đi bộ, chạy, đạp xe, tập yoga – miễn là bạn duy trì được lối sống năng động.

Tuy nhiên, nếu đang bị trĩ, bạn cần lưu ý không tập squat với tạ nặng hay các động tác làm tăng áp lực vùng bụng tương tự. Những bài tập này có thể gây hại nhiều hơn những lợi ích mà nó có thể mang lại.

+ Nhìn lại chế độ ăn uống của bạn:

Một trong những cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả là lựa chọn chế độ ăn uống thông minh để giúp phân mềm và dễ thải ra ngoài. Chất thải sẽ đạt được “độ mềm” phù hợp khi bạn ăn đúng loại thực phẩm và uống nhiều nước.

Bạn nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt/gạo nguyên cám. Bạn có thể bổ sung chất xơ qua thực phẩm chức năng, nhưng tốt nhất là nên bắt đầu với chế độ ăn uống. Chất xơ có thể giúp bạn hạn chế táo bón, tránh chèn ép hậu môn và hình thành trĩ.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên uống nhiều nước vì khi cơ thể hấp thụ chất xơ mà không có nước, chất thải sẽ bị cứng lại.

Ngoài ra, hãy lắng nghe cơ thể của bạn và tránh những thực phẩm gây kích ứng ruột. Đối với một số người, lactose trong các sản phẩm từ sữa là một chất gây kích ứng. Với những người khác, nó có thể là gluten hoặc quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu bệnh trĩ không nên ăn những gì và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì - BNC medipharm

>>> Bệnh trĩ ngoại không nên ăn gì? - BNC medipharm

>>> Nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại là gì và cách phòng bệnh ra sao?

Viết bình luận