Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì - BNC medipharm

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì.

Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì

1. Bệnh trĩ nên ăn gì?

+ Thực phẩm chứa chất xơ:

Bổ sung chất xơ là điều không thể bỏ qua với người bị trĩ. Chất xơ được chia làm 2 loại: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Chất xơ hòa tan là những chất xơ khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng gel, bao gồm các rau củ như: rau đay, mồng tơi, thanh long…

Chất xơ không hòa tan sẽ không hòa tan với chất lỏng khi vào đường ruột, bao gồm các loại như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, trái cây khác….

Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều chất xơ, vì chất xơ có tính giữ nước, khi chất xơ bị dư thừa làm tắc nghẽn ruột, tạo áp lực lên dạ dày dẫn đến hiện tượng trào ngược. Có nhiều trường hợp phải phẫu thuật ruột để giải quyết tắc nghẽn đường ruột.

+ Uống đủ nước:

Nhiều người bệnh trĩ có tâm lý sợ đi đại tiện, hay nhịn đi đại tiện do cảm giác đau đớn, có máu tươi chảy theo phân. Hậu quả là phân ở trong ruột già quá bị tích tụ lâu ngày trở nên khô và rắn cứng, lúc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn do phản rặn đi đại tiện nhiều. Điều này dễ làm tĩnh mạch trĩ bị vỡ và lượng máu chảy nhiều hơn mỗi khi đi đại tiện.

Vậy nên để đi đại tiện dễ dàng hơn và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ thì người bệnh nên uống đủ nước tối thiểu khoảng 2 lit/ngày. Khi cơ thể được cấp đủ nước hệ tiêu hóa sẽ hoạt động ổn định, phân hình thành lỏng mềm hơn, dễ dàng di chuyển xuống ống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện.

Bên cạnh đó, mỗi buổi sáng khi thức dậy uống một cốc nước 300ml là một cách kích thích cơ thể bạn đi cầu cực tốt. Bạn nên tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào mỗi buổi sáng nhằm tránh được táo bón cũng như hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả hơn.

Nước như một chất xúc tác giúp chất xơ hoạt động tốt hơn trong đường ruột. Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể giúp làm mềm phân, giúp quá trình đại tiện suôn sẻ hơn. Người bị trĩ cần uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau củ…

+ Vitamin C và vitamin E:

Vitamin C rất cần thiết cho việc hình thành và duy trì các mạch máu khỏe mạnh, chống lại những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Lượng Vitamin C bị giảm khi bạn căng thẳng, ăn nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm đóng gói…

Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả như: ổi, dâu tây, kiwi, cam, đu đủ, bông cải xanh…

Vitamin E là một vitamin tan trong chất béo, rất quan trọng cho màng tế bào, ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa lành các mô bị viêm, giúp thu nhỏ các búi trĩ. Các thực phẩm giàu vitamin E như hạt dẻ, rau cải xanh, rau chân vịt, quả bơ, đu đủ…

+ Các vi chất magie và kẽm:

Đây là 2 khoáng chất vi mô giúp ổn định mạch máu, duy trì sự phát triển của các mô cơ, nhuận tràng, chống viêm và chữa lành những vết thương bên trong cơ thể.

Sôcôla đen, bơ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, quả hạnh, nho khô… đều chứa nhiều kẽm và magie, giúp cơ thể bổ sung những vi chất còn thiếu. Ngoài thực phẩm, bạn có thể thay thế bằng viên uống bổ sung.

+ Người bệnh trĩ nên ăn thực phẩm giàu sắt để tái tạo máu:

Đi ngoài ra máu tươi, cơ thể thiếu máu, mệt mỏi là tình trạng chung của người bệnh trĩ cấp độ 3, trĩ độ 4. Vậy nên để cơ thể tự tái tạo và bù lại lượng máu đã mất nhanh hơn, người bệnh trĩ nội trĩ ngoại nên ăn nhiều các thức ăn chứa sắt như cá chép, tôm, cua, hàu, tim bò, tim lợn, thịt chim bồ câu; lòng đỏ trứng gà; cải bó xôi (rau bina); dền đỏ; khoai tây; cà chua; khoai lang, hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó… để cơ thể tự hấp thu sắt tái tạo hồng cầu giúp bổ sung máu cho cơ thể.

Chi tiết những thực phẩm chứa nhiều sắt tốt cho người bệnh trĩ:

- Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc thực vật tốt cho người bệnh trĩ: mộc nhĩ, nấm hương khô, cùi dừa già, vừng (mè), đậu tương, bột ca cao, rau câu khô, cần tây, rau đay, rau bó xôi, bông cải xanh, đậu trắng hạt, đậu đũa hạt, hạt sen khô, rau dền trắng, rau dền đỏ, ngô vàng khô, đậu phộng hạt, mì sợi, cà chua, rau muống, gạo tẻ, củ sắn, khoai tây, bắp cải, khoai lang, cà rốt, su hào, bưởi, cam, chanh, chuối tiêu, mận, dưa hấu, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân…

- Thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật tốt cho người bệnh trĩ: bầu dục bò, bầu dục lợn, cá chép, cua đồng, gan bò, gan gà, gan lợn, gan vịt, lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt, sữa bò, sữa mẹ, tép khô, tim bò, tim gà, tim lợn, tôm khô, thịt ba chỉ, thịt bò loại I, thịt bồ câu, thịt gà, trứng gà, trứng vịt.

Ngoài ra, bệnh nhân trĩ không nên ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn nhẹ nhàng hơn, không bị quá tải. Nếu ăn năm, sáu bữa nhỏ hàng ngày, áp lực thức ăn trong hệ tiêu hóa được giảm tải, giúp quá trình di chuyển trong ruột được dễ dàng hơn.

+ Thực phẩm nhiều vitamin C tốt cho người bệnh trĩ:

Kiwi nhiều vitamin C tốt cho người bệnh trĩ Vitamin C được xem như một “chất xúc tác” giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt. Trong khi đó sắt lại là khoáng chất cần thiết để cơ thể tổng hợp tái tạo máu. Nên có thể nói bổ sung vitamin C là cách làm gián tiếp giúp người bệnh trĩ nhanh phục hồi lượng máu đã mất, giúp khắc phục hậu quả bị trĩ chảy máu tại nhà.

Các thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh trĩ như: Súp lơ trắng; ớt chuông đỏ; bông cải xanh; khoai tây; cà chua; nước ép ổi; nước ép bưởi; kiwi; dâu tây; dưa lưới vàng; đu đủ…

+ Bệnh trĩ nên ăn thực phẩm giàu vitamin E:

Cụ thể, vitamin E có khả năng tự chữa lành các mô trĩ bị viêm nhiễm, hỗ trợ làm giảm kích thước búi trĩ và phòng ngừa viêm nhiễm búi trĩ. Đây cũng là vitamin quan trọng để màng tế bào luôn được khỏe mạnh.

Các thực phẩm giàu vitamin E tốt cho người bệnh trĩ: Hạnh nhân; hạt hướng dương; hạt đậu phộng; bông cải xanh (súp lơ xanh); măng tây; bí đỏ; rau bina; bơ; xoài; kiwi; cá hồi; cá quả; tôm; bạch tuộc; hàu; các loại dầu như: dầu mè; dàu Oliu; dầu mầm lúa mì…

Bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì

2. Bệnh trĩ không nên ăn gì?

+ Ăn quá nhiều thịt:

Thịt là thực phẩm cung cấp nhiều đạm (protein) cho cơ thể nhưng lại không chứa nhiều chất xơ, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều thịt dễ dẫn đến táo bón.

Để điều hòa việc ăn uống hợp lý, nên chế biến thịt chung với rau xanh nhiều chất xơ và các loại chất béo lành mạnh như dầu oliu (với lượng nhỏ) để cơ thể có thể tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.

+ Ngũ cốc tinh chế:

Các loại ngũ cốc tinh chế bao gồm những loại ngũ cốc được xay nhuyễn và loại bỏ lớp vỏ cám. Những loại ngũ cốc này được dùng làm bánh quy, bánh snack, bánh mì… dễ gây táo bón dẫn đến bị trĩ.

+ Thức ăn cay:

Một trong những thực phẩm cần tránh nếu bạn không muốn tình trạng trĩ thêm nặng đó là các món cay. Thực phẩm cay như ớt, tiêu, gừng, mù tạt… có tính nóng, khi hấp thụ vào cơ thể dễ tăng huyết áp, đổ mồ hôi, nếu bạn ăn quá nhiều làm cơ thể bị nóng trong người, gây táo bón, đau rát khi đi ngoài, dẫn đến trĩ.

+ Thực phẩm chứa nhiều dầu:

Khi bạn bị trĩ, những thực phẩm chứa nhiều dầu dễ gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa làm tăng nguy cơ táo bón. Táo bón kéo dài gây áp lực lên hậu môn, từ đó làm các búi trĩ phát triển.

+ Đồ ăn mặn:

Những thực phẩm mặn hấp thụ nước trong cơ thể khiến phân trở nên cứng. Lượng muối nạp vào cơ thể càng nhiều càng gây xáo trộn đường tiêu hóa, khiến việc đi ngoài khó khăn hơn.

+ Giảm lượng đường và tinh bột:

Ăn quá nhiều đường và tinh bột tạo áp lực lên thành ruột dễ khiến bạn bị táo bón, ngứa hậu môn, làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

+ Đồ uống có cồn, chất kích thích:

Theo Đông y, những thức uống có cồn, chất kích thích dễ làm cho nội tạng tích nhiệt, thời gian lâu sẽ xuống phần hậu môn gây trĩ.

Trong cà phê chứa caffeine dễ đầy bụng, sẽ làm cơ thể mất nước khiến phân bị khô, gây táo bón, tổn hại đến niêm mạc trực tràng, làm sung huyết, cản trở quá trình lưu thông máu.

Để hệ tiêu hóa phát triển tốt và không bị bệnh, bạn nên hạn chế uống thức uống chứa chất kích thích.

3. Một số câu hỏi về bệnh trĩ

+ Bệnh trĩ có nên ăn trứng không?

Trứng, đặc biệt là trứng gà rất giàu omega-3 và collagen. Đây là các dưỡng chất có lợi cho da, mô nên rất tốt cho người bệnh trĩ.

+ Bệnh trĩ có được ăn rau muống không?

Nhiều người cho rằng rau muống làm lồi các vết sẹo nên cũng có thể làm cho búi trĩ phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, thực tế rau muống lại rất giàu chất xơ nên có thể giúp thúc đẩy tiêu hóa, tốt cho người mắc bệnh trĩ.

+ Bệnh trĩ có ăn được tôm không?

Nếu bạn có một cơ địa bị dị ứng với tôm thì không nên ăn tôm. Vì dị ứng tôm có thể gây nổi mề đay và khiến cho búi trĩ bị ngứa ngáy. Nếu bạn không bị dị ứng tôm thì có thể ăn thực phẩm này bình thường, miễn là không ăn quá nhiều và quá thường xuyên.

+ Bệnh trĩ nên ăn hoa quả gì?

Như đã nói ở trên, vitamin C, E rất tốt cho người bệnh trĩ, vì vậy bạn nên ăn các loại trái cây giàu các vitamin này như ổi, cam, quýt, kiwi, đu đủ, bơ, táo…

+ Cắt trĩ có ăn được thịt bò không?

Thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ, nếu ăn nhiều trong một bữa hoặc ăn thường xuyên sẽ gây bất lợi cho tiêu hóa và có thể khiến cho tình trạng bệnh trĩ thêm nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh trĩ vẫn có thể duy trì ăn thịt bò vài tuần một lần để bổ sung chất sắt và protein.

4. Một số thói quen tốt người bệnh trĩ nên lưu ý

+ Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh:

Tư thế ngồi xổm là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất. Vị trí này dẫn đến chuyển động ruột dễ dàng hơn và nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Bà bầu có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh.

+ Bị bệnh trĩ nên rửa hậu môn nhẹ nhàng:

Người bệnh trĩ cần phải rất chú trọng khi vệ sinh hậu môn, không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Tốt nhất nên dùng vòi xịt nhẹ rồi rửa hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng. Dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô, dù có ngứa cũng không được mạnh tay trà sát mà cần nhẹ nhàng.

Người bệnh trĩ nên rửa hậu môn nhẹ nhàng sau khi đi vệ sinh Ngoài vệ sinh hậu môn mỗi lần đi đại tiện mọi người cũng cần vệ sinh thêm ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, ngăn chặn viêm nhiễm ở hậu môn.

Người bị trĩ cũng không nên vệ sinh hậu môn bằng xà phòng. Vì xà phòng dễ gây khô da và có tính kích ứng mạnh dễ gây đau rát. Tốt nhất người bệnh nên dùng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh loại dịu nhẹ hoặc pha nước muối loãng để rửa hàng ngày.

Vùng da quanh trĩ đang bị tổn thương, có thể bị chảy máu nên rất dễ bị viêm nhiễm, khi vệ sinh bệnh nhân cũng cần dùng nguồn nước sạch, tốt nhất là nước ấm pha muối loãng, sẽ giúp xoa dịu các búi trĩ, giảm đau rất nhiều.

+ Ngâm hậu môn trong nước ấm:

Ngâm nước ấm là cách tốt nhất làm giảm sưng và đau, giảm nhiễm trùng, phù nề. Mỗi ngày 2 lần người bệnh nên ngâm hậu môn với nước ấm pha muối loãng, chú ý không nên pha quá nhiều muối vào nước ngâm, dễ gây đau xót và nhiễm trùng vùng hậu môn đang tổn thương.

Bên cạnh đó trước khi ngâm nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó ngồi vào chậu nước hoặc bồn tắm khoảng 15 phút. Muối có tác dụng sát trùng, chống viêm nhiễm hậu môn, nước ấm giúp hậu môn bớt đau rát, mang lại sự dễ chịu cho người bệnh.

Khi ngâm xong cần lau hoặc hoang khô vùng da xung quanh hậu môn sau mỗi lần tắm để không bị chà xát dẫn đến trầy xước vào vùng búi trĩ.

Những người bệnh trĩ nên tham khảo sử dụng sản phẩm Bi-Hem Max giúp điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả:

Bi-HemMax là sản phẩm đặc trị cho bệnh trĩ, bổ sung các hoạt chất chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên. Hầu hết các hoạt chất bioflavonoid với một lượng rất nhỏ, tinh khiết có sinh khả dụng rất cao nên chỉ cần một liệu trình Bi-Hem Max thích hợp là bạn sẽ giải quyết bệnh trĩ triệt để.

Bi-HemMax đã được chứng minh lâm sàng có khả năng tác động kép lên bệnh Trĩ, được bào chế một cách khoa học để nhanh chóng hỗ trợ giảm đau, ngứa và rát, sưng viêm của bệnh trĩ. Sản phẩm được phát triển bởi các bác sỹ hàng đầu và được sản xuất trong môi trường thí nghiệm được chứng nhận cGMP và FDA có chất lượng hàng đầu theo các điều kiện chuyên môn khắt khe nhất.

Bi-HemMax chứa tổ hợp thành phần giải quyết trĩ nội, trĩ ngoại cộng với việc kiểm soát triệu chứng của chúng để giảm mức độ nghiệm trọng và có khả năng phòng ngừa. Giải pháp tổng thể cung cấp 4 yếu tố quan trọng bao gồm:

Bước 1: Kiểm soát tình trạng bệnh

Bước 2: Làm giảm triệu chứng

Bước 3: Khôi phục tế bào tổn thương

Bước 4: Ngăn ngừa tái phát, hỗ trợ chữa lành từ trong ra ngoài.

Bi-Hem Max

buy

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng:

Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Hem Max - Giải pháp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại

  

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì tốt nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Cách chữa bệnh trĩ an toàn nhất - BNC medipharm

>>> Các phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

>>> Bệnh trĩ có nguy hiểm không và cách phòng ngừa ra sao?

Viết bình luận