Xơ phổi là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy xơ phổi có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao là câu hỏi của nhiều người. Xơ phổi là tình trạng các mô bên trong phổi bị tổn thương mãn tính khiến cho các mô phổi dày lên, cứng hơn do bị mất tính đàn hồi, từ đó gây ra sẹo. Phổi bị xơ sẹo và cứng nên làm hạn chế khả năng hít thở của người bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem xơ phổi có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao.
1. Xơ phổi có nguy hiểm không?
Bệnh xơ phổi vô căn là một trong các loại bệnh phổi kẽ vô căn (ILD) phổ biến nhất và cũng là chứng bệnh có tiên lượng xấu, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong nhóm bệnh ILD. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi bệnh xơ phổi có nguy hiểm không là có.
Cụ thể bệnh xơ phổi có các biến chứng nguy hiểm như sau:
Những biến chứng này cũng sẽ giúp bạn hình dung được xơ phổi có nguy hiểm không và nguy hiểm tới mức nào. Khi bệnh tiến triển, ngoài việc gây xơ hóa hoàn toàn 2 phổi và dẫn đến suy hô hấp thì bệnh xơ phổi còn có thể gây nên các biến chứng như:
+ Tăng áp động mạch phổi:
Các mô phổi bị sẹo hóa sẽ trở nên xơ cứng, chèn ép vào các động mạch, mao mạch nhỏ dày đặc của phổi. Từ đó sẽ khiến hoạt động vận chuyển máu trong phổi bị ảnh hưởng, sức kháng mạch máu cũng như áp suất động mạch phổi tăng lên. Khi tiến triển gây biến chứng tăng áp động mạch phổi, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa nếu không can thiệp kịp thời.
+ Giảm oxy trong máu:
Xơ phổi khiến chức năng trao đổi khí của cơ quan này bị suy giảm, bệnh nhân không chỉ gặp khó khăn khi hít thở mà lượng oxy cung cấp vào máu cũng giảm. Giảm oxy trong máu sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan, đầu tiên là não và tim. Khi oxy trong máu thấp quá mức, bệnh nhân có thể hôn mê, ngừng tim dẫn tới tử vong.
+ Suy hô hấp:
Xơ phổi mạn tính thường dẫn tới biến chứng suy hô hấp, khiến cho oxy trong máu thấp nghiêm trọng, nguy hiểm cho tim mạch. Bệnh nhân suy hô hấp thường gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim, bất tỉnh.
+ Suy tim phải:
Xơ phổi là các tổ chức xơ hóa cứng và nặng, chèn ép lên các động mạch phổi nên trái tim phải bơm máu mạnh hơn để đảm bảo sự tuần hoàn máu. Lâu dần sẽ làm suy giảm chức năng tim, dẫn tới suy tim phải. Điều nguy hiểm là xơ phổi hiện không thể điều trị hoàn toàn để loại bỏ các tổ chức xơ, bệnh nhân chỉ có thể điều trị để ngăn cản tiến triển bệnh cũng như các biến chứng trên nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Điều trị tốt vẫn giúp bệnh nhân xơ phổi có chất lượng cuộc sống tốt hơn, do đó nên sớm chẩn đoán và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
+ Ngoài ra một số biến chứng nguy hiểm khác của xơ phổi phải kể đến như nhiễm trùng phổi hay xẹp phổi.
Bệnh xơ phổi sẽ tiến triển xấu dần theo thời gian và tốc độ tiến triển của bệnh cũng như tiên lượng là khác nhau ở mỗi người. Một số người chỉ sống được vài tháng sau khi chẩn đoán xơ phổi. Nhưng một số khác cũng có thể sống được đến vài năm.
Dù vậy, bệnh xơ phổi có nguy hiểm không, sống được bao lâu ở từng bệnh nhân sẽ có sự khác biệt. Theo một số nghiên cứu, khoảng một nửa số người bệnh xơ phổi sống sót sau 3 năm và khoảng ⅕ người sống sót sau 5 năm nếu tích cực điều trị.
2. Triệu chứng nhận biết xơ hóa phổi
Tùy vào từng tình trạng xơ hóa phổi mà các triệu chứng xảy ra cũng khác nhau. Những người mới mắc bệnh sẽ có triệu chứng nhẹ hơn rồi nặng dần sau vài tháng hoặc vài năm sau. Một số dấu hiệu phổ biến của bệnh bao gồm:
+ Ho khan
+ Khó thở
+ Mệt mỏi
+ Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân
+ Đau nhức các khớp và các cơ
+ Phần đầu ngón chân, tay bị to bè
Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp gặp phải các triệu chứng khác chưa được đề cập. Các dấu hiệu này có thể triển biến nhanh chóng thành các đợt cấp tính và kéo dài từ vài ngày đến hàng tuần, hàng tháng.
Một số người có triệu chứng chuyển biến xấu đi nhanh chóng như khó thở nặng. Những người trở nặng cấp tính có thể phải dùng đến máy thở. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm corticosteroid hoặc các thuốc khác để điều trị một đợt cấp tính.
3. Xơ phổi được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh xơ phổi, bác sĩ phải hỏi kỹ bệnh sử và tiền căn của bạn, kèm theo cả tiền sử bệnh lý trong gia đình. Ngoài ra, cần đánh giá các triệu chứng của bệnh, các phơi nhiễm với bụi, chất ô nhiễm, hóa chất mà bạn có thể tiếp xúc. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ nghe phổi và đề nghị thêm một số xét nghiệm phù hợp.
+ Xét nghiệm máu:
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra một số thông tin cần thiết như chức năng gan, thận. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp loại trừ một số bệnh lý có biểu hiện tương tự.
+ Xét nghiệm hình ảnh học:
Chụp X quang phổi. Phim X quang có thể cho phép nhìn thấy dạng tổn thương điển hình của xơ phổi. Không những vậy, phim X quang còn rất hữu ích trong việc theo dõi diễn tiến và điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp tổn thương không thấy được rõ trên phim. Lúc này, bạn cần một số xét nghiệm khác để hỗ trợ.
Chụp CT scan. Phim CT với độ phân giải cao giúp khảo sát kỹ càng hơn các tổn thương của xơ phổi. Các dạng xơ phổi khác nhau cũng mang những đặc điểm khác nhau trên CT. Do đó, chụp CT là một công cụ hữu ích trong chẩn đoán.
Siêu âm tim. Hình ảnh trên siêu âm giúp đánh giá chức năng của tim. Ngoài ra, xét nghiệm này còn cho phép đo áp lực trong các buồng tim.
+ Sinh thiết:
Nếu như các phương pháp trên chưa cho phép chẩn đoán bệnh, bạn có thể được thực hiện sinh thiết. Một mẫu mô nhỏ từ phổi sẽ được lấy ra và quan sát trên kính hiển vi. Kết quả phân tích sẽ cho biết bạn có bị xơ phổi hay không.
Việc sinh thiết có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Hai phương pháp thường được sử dụng là sinh thiết qua nội soi phế quản và sinh thiết trong phòng mổ. Tùy vào mức độ bệnh, các biểu hiện lâm sàng cũng như các yếu tố khác mà bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn phương pháp phù hợp.
+ Xét nghiệm chức năng hô hấp:
Đo chức năng hô hấp của phổi. Có nhiều loại xét nghiệm để đánh giá chức năng phổi. Hô hấp ký thường là phương pháp được lựa chọn. Xét nghiệm này giúp đánh giá được lượng không khí bạn có thể trao đổi cũng như tốc độ di chuyển của luồng khí ra vào phổi. Một số phương pháp khác cho phép đo các thông số như dung tích phổi hay khả năng khuếch tán khí.
Độ bão hòa oxy qua mạch đập. Một thiết bị đơn giản sẽ được gắn vào đầu ngón tay để ước lượng độ bão hòa oxy trong máu.
Nghiệm pháp vận động gắng sức. Xét nghiệm này giúp đo khả năng hô hấp của bạn khi vận động.
Khí máu động mạch. Bạn sẽ được lấy một mẫu máu động mạch để đo các chỉ số về khí oxy và cacbonic.
4. Cách điều trị bệnh xơ phổi
Tiến trình xơ hóa trong bệnh xơ phổi là không thể điều trị được. Tuy nhiên, việc kết hợp nhiều phương pháp điều trị thích hợp giúp cải thiện các triệu chứng và làm chậm đi diễn tiến của bệnh.
+ Điều trị thuốc:
Một số loại thuốc mới có thể giúp làm chậm tiến trình xơ hóa của phổi. Các loại thuốc có thể được sử dụng như pirfenidone, nintedanib. Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như buồn nôn, tiêu chảy hay phát ban. Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu các thuốc điều trị mới.
+ Phục hồi chức năng hô hấp:
Phục hồi chức năng hô hấp là rất có lợi với các bệnh nhân xơ phổi. Bạn có thể cải thiện được tình trạng khó thở, tăng hoạt động, sức bền. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ rất nhiều trong các hoạt động thường ngày.
+ Liệu pháp oxy:
Thở oxy tuy không thể làm khỏi bệnh nhưng có thể rất hữu ích. Liệu pháp này giúp bệnh nhân dễ thở hơn, cải thiện khả năng vận động, giảm biến chứng và ngủ ngon hơn. Bạn có thể được sử dụng liệu pháp oxy một cách thích hợp, tùy thuộc và mức độ và tình trạng bệnh.
+ Điều trị phẫu thuật ghép phổi:
Ghép phổi cũng là một lựa chọn đối với những bệnh nhân bị xơ phổi. Ghép phổi mới giúp bạn cải thiện rất nhiều chất lượng cuộc sống cũng như tăng tuổi thọ. Tuy nhiên, đây là một phương pháp điều trị khá phức tạp, tốn kém và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ của mình về các vấn đề này nhé.
+ Những người bị bệnh xơ phổi nên tham khảo sử dụng sản phẩm BLCare Max giúp bổ phổi tăng cường miễn dịch hiệu quả:
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.
BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: BLcare Max - Giải pháp cho người bệnh phổi
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem xơ phổi có nguy hiểm không và cách chữa bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Xơ phổi là gì cách phòng và điều trị bệnh ra sao?
Bình luận
1 - 04/09/2022 00:38:39
555