Xơ phổi là gì cách phòng và điều trị bệnh ra sao?

Xơ phổi là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay và cũng có nhiều thắc mắc về căn bệnh này. Vậy xơ phổi là gì và cách điều trị ra sao là câu hỏi của nhiều người. Xơ phổi xảy ra khi các mô phổi bị tổn thương nhiều lần dẫn tới xơ hóa, ảnh hưởng và làm suy giảm chức năng của cơ quan này. Phổi bị xơ sẹo và cứng nên làm hạn chế khả năng hít thở của người bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh xơ phổi này, cách phòng và điều trị bệnh ra sao.

Xơ phổi là gì cách phòng và điều trị bệnh ra sao

1. Xơ phổi là gì?

Xơ phổi hay xơ hóa phổi (Pulmonary Fibrosis) là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi (bao gồm cả đỉnh và thùy phổi). Những vết sẹo ở phổi ngăn chặn và cản trở hoạt động hít thở của người bệnh, khiến người bệnh khó thở cùng các biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh được chia thành 3 dạng:

+ Xơ phổi thứ phát: Xuất hiện sau khi có tổn thương phổi như lao phổi, viêm phổi, nhồi máu phổi.

+ Xơ phổi khu trú: Khi hít phải các chất gây kích thích như bụi than, silica.

+ Xơ phổi vô căn (Idiopathic pulmonary fibrosis), bệnh phổi mô kẽ lan tỏa (Diffuse parenchymal lung disease) và bệnh viêm phế nang dị ứng ngoại lai, hay còn gọi là bệnh viêm phổi tăng cảm (Extrinsic allergic alveolitis).

Xơ phổi là một bệnh phổi xảy ra khi mô phổi bị tổn thương và sẹo hoá. Mô phổi dày và cứng gây khó khăn cho hoạt động của phổi. Khi bệnh tiến triển, hơi thở của bạn ngắn dần.

Sẹo hoá liên quan đến xơ phổi có thể được gây ra bởi rất nhiều yếu tố. Đa số các trường hợp, bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Khi không xác định được nguyên nhân, tình trạng này được gọi là xơ phổi tự phát.

Các tổn thương phổi do bệnh gây ra không thể chữa trị, thuốc và các phương pháp điều trị chỉ có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương pháp ghép phổi có thể thích hợp với một số trường hợp.

2. Các nguyên nhân gây ra xơ phổi

Xơ phổi vô căn hay còn được gọi là xơ phổi nguyên phát, thuật ngữ này dùng để phân biệt với xơ phổi thứ phát do các tổn thương ở phổi như lao phổi, viêm phổi hay nhồi máu phổi,...

Xơ phổi vô căn nghĩa là không rõ nguyên nhân gây xơ phổi, tuy nhiên có nhiều yếu tố có nguy cơ kích hoạt quá trình tổn thương các tế bào lót trong phế nang phổi như:

Thuốc lá: Bệnh lý xơ phổi thường gặp ở những người có hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc lá;

Bị nhiễm virus: Một số chủng virus bao gồm Epstein-Barr, viêm gan siêu vi C;

Bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi dịch ở dạ dày trào ngược lên thực quản, nếu để lâu không điều trị, người bệnh có thể hít vào phổi một cách vô thức và gây nên xơ phổi;

Di truyền: Trong một số trường hợp, xơ phổi vô căn có thể là do di truyền;

Một số thuốc như Methotrexate, Cyclophosphamide, Azathioprine... có thể gây ra tác dụng phụ;

Môi trường sống, môi trường làm việc bị ô nhiễm, khi tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với bụi gỗ, bụi kim loại và một số hóa chất.

Tuy nhiên, 2 trường hợp xơ hóa phổi là do thuốc hoặc môi trường ô nhiễm sẽ không được coi là vô căn, vì có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu nghi ngờ bị xơ phổi, bác sĩ có thể hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử bệnh, các loại thuốc điều trị đã sử dụng cũng như môi trường làm việc như thế nào để loại trừ các nguyên nhân nêu trên.

+ Xạ trị:

Một số bệnh nhân được xạ trị để điều trị ung thư như ung thư phổi, ung thư vú. Những liệu pháp điều trị này có thể làm tổn thương phổi, kéo dài từ vài tháng đến vài năm sau xạ trị. Mức độ nặng của tổn thương phụ thuộc vào:

Mức độ phổi phơi nhiễm với tia xạ

Tổng độ xạ mà bệnh nhân tiếp xúc (mức độ ăn tia)

Sử dụng hóa trị đi kèm hay không

Bệnh phổi nền trước đó

+ Tránh tổn thương phổi do thuốc:

Nhiều loại thuốc có thể là ảnh hưởng đến phổi. Bạn nên lưu ý các loại thuốc dưới đây:

Hóa trị. Các thuốc hóa trị dùng để diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, ngoài diệt tế bào ác tính, thuốc hóa trị cũng có thể gây tổn thương phổi. Một số loại thuốc thường được sử dụng như methotrexate, cyclophosphamide.

Thuốc điều trị bệnh tim. Một số thuốc điều trị rối loạn nhịp như amiodarone có thể gây hại lên phổi.

Một số loại kháng sinh. Các kháng sinh như nitrofurantoin hay ethambutol có thể làm tổn thương phổi.

Thuốc kháng viêm. Một số loại thuốc kháng viêm như rituximab hay sulfasalazine có thể gây hại cho phổi.

+ Các bệnh lý ảnh hưởng đến phổi:

Một số bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng xấu lên phổi, có thể kể đến như:

Viêm bì cơ

Viêm đa cơ

Bệnh lý mô liên kết hỗn hợp

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh Sarcoidosis

Xơ cứng bì

Viêm phổi

Như đã kể trên, có rất nhiều tác nhân và tình trạng khác nhau có thể gây xơ phổi. Tuy nhiên, ở hầu hết các trường hợp, rất khó để xác định chính xác một nguyên nhân gây ra bệnh. Những trường hợp không xác định được nguyên nhân, bệnh được gọi là xơ phổi vô căn.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều giả thuyết về bệnh xơ phổi vô căn. Một số yếu tố có thể làm khởi phát bệnh như nhiễm virus hoặc hút thuốc lá. Bệnh xơ phổi vô căn cũng có liên quan đến yếu tố di truyền.

Nhiều bệnh nhân xơ phổi vô căn cũng có bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm về mối liên hệ giữa hai căn bệnh này.

Xơ phổi là gì cách phòng và điều trị bệnh ra sao

3. Cách phòng và điều trị xơ phổi

3.1 Cách phòng bệnh xơ phổi

Để phòng ngừa căn bệnh xơ phổi này chúng ta cần tránh với những nguyên ngân và tác nhân gây ra bệnh phổi như:

+ Tránh tiếp xúc các yếu tố nghề nghiệp và môi trường:

Việc tiếp xúc lâu dài với các độc chất và ô nhiễm không khí có thể gây tổn thương phổi. Những chất có hại có thể kể đến như:

Bụi silic

Sợi asbestos (hay còn gọi là amiăng)

Các loại bụi chứa kim loại nặng

Bụi than

Bụi ngũ cốc (sản xuất lượng lớn trong nông nghiệp)

+ Các bạn nên tham khảo kỹ các nguyên nhân gây ra bệnh bên trên để biết cách phòng tránh.

3.2 Cách điều trị xơ phổi

Hiện nay các phương pháp điều trị vẫn chủ yếu là ngăn chặn xơ hóa tiếp tục lan rộng. Nếu điều trị hiệu quả, cùng với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tốt, bệnh sẽ được kiểm soát và bệnh nhân cũng cải thiện được chất lượng cuộc sống tốt hơn. Việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng như hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán mức độ bệnh. Một số phương pháp thường áp dụng hiện nay bao gồm:

+ Điều trị bằng thuốc:

Hai loại thuốc có tác dụng làm chậm quá trình xơ hóa phổi hiệu quả phổ biến hiện nay là nintedanib và pirfenidone. Tuy nhiên cần sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ, một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm tiêu chảy, buồn nôn hoặc sốt phát ban. Bác sĩ cần theo dõi và điều trị ngăn ngừa tác dụng phụ này ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Với bệnh xơ phổi tự phát không rõ nguyên do, thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản được chứng minh có khả năng kiểm soát bệnh khá tốt. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng vì có thể gặp phải tác dụng phụ.

+ Phục hồi chức năng phổi:

Mặc dù xơ hóa phổi không thể phục hồi, song áp dụng một số bài tập phục hồi chức năng có thể giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn. Từ đó các hoạt động hàng ngày cũng được cải thiện, người bệnh có thể thực hiện dễ dàng hơn. Các bài tập thường áp dụng bao gồm: tập vận động cải thiện khả năng chịu đựng, dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe, kỹ thuật thở tăng cường chức năng,…

+ Phương pháp trị liệu oxy:

Khi xơ hóa phổi ở mức độ nghiêm trọng, chức năng hô hấp bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân có thể giảm sâu mức oxy trong máu. Tình trạng này rất nguy hiểm, càng kéo dài càng gây tổn thương nặng cho nhiều cơ quan, đặc biệt là não bộ.

Trị liệu oxy giúp khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể hít thở dễ dàng hơn và các cơ quan cũng hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp phục hồi hay ngăn chặn tổn thương, chỉ có thể cải thiện tạm thời triệu chứng. Tùy theo tình trạng xơ phổi mà trị liệu oxy có thể cần thực hiện liên tục hoặc không.

+ Ghép phổi:

Ghép phổi là biện pháp tốt nhất hiện nay để bệnh nhân có cơ hội có cuộc sống bình thường và kéo dài cuộc sống của mình. Tuy nhiên, dù lựa chọn được nguồn phổi phù hợp, biến chứng do thải ghép, nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra. Vì thế cần có biện pháp phòng ngừa và theo dõi thường xuyên.

+ Những người bị bệnh xơ phổi nên lựa chọn lối sống lành mạnh cho bệnh nhân xơ phổi:

- Dùng thực phẩm chức năng BLCare Max giúp bạn có lá phổi khỏe mạnh:

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

BLCare Max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

 

BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.

BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: BLcare Max - Giải pháp cho người bệnh phổi

Dù phát hiện xơ phổi ở giai đoạn nào, người bệnh cũng không nên chủ quan không điều trị và kiểm soát bởi bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Để hỗ trợ điều trị, tăng cường chức năng phổi, dưới đây là một số lưu ý dành cho bệnh nhân xơ phổi:

- Ngừng hút thuốc lá: Việc này đặc biệt quan trọng, bệnh nhân xơ phổi phải ngưng hút thuốc lá ngay lập tức  để tránh tiếp tục gây tổn thương và xơ hóa phổi.

- Vận động phù hợp: Vận động thể thao, nhất là các bài tập hít thở có tác dụng rất tốt với hoạt động của phổi. Song khi chức năng phổi suy giảm, hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ luyện tập phù hợp.

- Thường xuyên tái khám theo dõi bệnh: Để kiểm tra xơ phổi có tiếp tục tiến triển hay ở mức độ nào, nguy cơ biến chứng ra sao,… để điều chỉnh điều trị và lối sống thích hợp, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám đúng hẹn.

- Chế độ ăn phù hợp: Bên cạnh xây dựng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, bệnh nhân nên được chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa và ăn liên tục hơn.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh xơ phổi là gì, cách phòng và điều trị bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Bài thuốc dân gian chữa bệnh xơ phổi an toàn hiệu quả

>>> 12 thói quen xấu ảnh hưởng tới phổi

>>> Cách trị viêm phổi tại nhà như thế nào?

Bình luận

1

1 - 04/09/2022 00:38:39

555

Viết bình luận