Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không - BNC medipharm

Viêm gan b là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Vậy viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không là câu hỏi của nhiều người. Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Nó là một bệnh lý có tên khoa học đầy đủ là virus viêm gan B, có khả năng truyền nhiễm trực tiếp qua đường máu và qua đường tình dục, và có thể truyền từ mẹ sang con. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không.

Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không

* Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không

Viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cách thức lây nhiễm giống như cách lây truyền của virus HIV, nhưng khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV.

Các con đường lây truyền viêm gan B thường gặp:

+ Bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua các vết đâm chọc: Nếu bạn vô tình tiếp xúc với máu của bệnh nhân nhiễm bệnh mà không được bảo hộ cẩn thận, nó có thể lây truyền bệnh viêm gan B vào cơ thể bạn qua các vết xước trên da hoặc trường hợp chẳng may bạn bị kim tiêm dính máu của người bệnh đâm, chọc vào người thì nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao. Chính vì vậy bạn cần cẩn thận và tuân thủ các nguyên tắc bảo hộ nếu môi trường làm việc của bạn hay tiếp xúc với máu, kim tiêm nhé.

+ Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con lúc sinh nở: Đó là lý do vì sao trước khi mang thai, bác sỹ thường tư vấn bạn phải tiêm phòng bệnh viêm gan B đầy đủ bởi phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh viêm gan B thì khả năng truyền virus gây bệnh viêm gan B sang con khi sinh nở rất cao. Do đó bạn cần tiêm phòng bệnh viêm gan B cẩn thận và điều trị bệnh một cách triệt để trước khi mang thai nhé. Đối với những người đã mắc phải bệnh viêm gan B, cần cho con của bạn tiêm 1 mũi globulin miễn dịch viêm gan B (H-BIG) khi sinh cùng với mũi đầu tiên trong 3 mũi vaccin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm virus HBV-DNA cho con của bạn một cách hiệu quả nhất.

+ Bệnh viêm gan B lây truyền do dùng chung kim tiêm: Khi bạn dùng chung kim tiêm với người bị bệnh, virus gây bệnh viêm gan B HBV-DNA dễ dàng bị lây truyền vào cơ thể bạn do kim tiêm bị dính máu chứa loại virus này, đây chính là phương thức gây lây truyền bệnh viêm gan B khá phổ biến hiện nay. Chính vì vậy những người nghiện ma túy, dùng chung kim tiêm có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B rất cao, do đó dù với bất kỳ nguyên do nào bạn tuyệt đối không dùng chung kim tiêm với người khác, chỉ nên sử dụng loại kim tiêm đã tiệt trùng và chỉ dùng 1 lần mà thôi nhé. Đối với những người bị nghiện ma túy cần cai nghiện ngay đồng thời xét nghiệm kiểm tra cẩn thận để có hương xử lý điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp nhé.

+ Bệnh viêm gan B lây truyền qua đường tình dục: Virus HBV-DNA có trong dịch tiết của người nhiễm bệnh và xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước nhỏ khi quan hệ tình dục rồi phát triển trong trực tràng, âm đạo của bạn và tiến hành lây truyền bệnh viêm gan B. Chính vì vậy, bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B rất cao nếu quan hệ tình dục không an toàn như: Quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh, quan hệ tình dục không dùng bao cao su, quan hệ tình dục bằng miệng hay sử dụng dụng cụ tình dục không được vệ sinh cẩn thận,… tạo điều kiện cho virus HBV-DNA xâm nhập vào cơ thể bạn một cách dễ dàng. Do đó, sinh hoạt tình dục an toàn, một vợ một chồng sẽ là biện pháp tốt nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm gan B nói riêng và những căn bệnh lây lan qua đường tình dục nói chung, không những thế đây cũng chính là cách thức giúp bạn bảo vệ hạnh phúc gia đình của chính mình nữa đấy.

Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không

* Cách phòng bệnh viêm gan b

+ Tiêm phòng viêm gan b

- Tiêm vắc-xin cho trẻ sơ sinh: Theo Bộ Y tế, cách phòng ngừa viêm gan B tốt nhất là tiêm vắc-xin, đặc biệt là ngay sau khi sinh. Hiện có hai loại vắc-xin HBV là Recombivax HB và Engerix-B. Cả hai loại đều cần tiêm vào bắp 3 lần trong khoảng thời gian 6 tháng. Trẻ sơ sinh cần được tiêm liều ngừa viêm gan B đầu tiên ngay sau khi sinh và 2 liều tiếp theo trong vòng 6 tháng. Vắc-xin thường được tiêm vào bắp đùi của trẻ.

- Cho trẻ tiêm liều chích đuổi: Trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên chưa tiêm vắc-xin HBV sau khi sinh cần được tiêm liều "chích đuổi" để giúp hệ miễn dịch “tăng tốc độ” phòng ngừa nhiễm viêm gan B. [6] Bước này vô cùng cần thiết đối với trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ cần truyền máu thường xuyên và trẻ mắc bệnh gan, thận nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thanh thiếu niên đến tuổi dậy thì cùng cần được "chích đuổi". Cơ vai là vị trí tiêm vắc-xin viêm gan B được khuyến nghị cho trẻ nhỏ và người trưởng thành.

- Tiêm nhắc nếu thuộc nhóm nguy cơ cao: Ngay cả khi đã tiêm vắc-xin sau khi sinh, bạn cũng nên được tiêm nhắc lại (3 liều trong vòng 6 tháng) nếu thuộc nhóm nguy cơ cao. Người có nguy cơ cao bị viêm gan B gồm có nhân viên y tế, người đi du lịch thường xuyên (đặc biệt là đến các quốc gia đang phát triển), người sống ở quốc gia có nguy cơ nhiễm viêm gan B cao, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người quan hệ tình dục bừa bãi, người từng mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, phụ nữ mang thai, người đồng tính nam, người dùng ma túy, người ở trong trung tâm cải tạo, người cần sản phẩm cung cấp máu hoặc truyền máu thường xuyên (bệnh nhân chạy thận nhân tạo), người có hệ miễn dịch suy yếu và người mắc bệnh gan, thận mãn tính.

+ Quan hệ tình dục lành mạnh để phòng bệnh: Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm gan B, C có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy sử dụng bao cao su và thực hiện quan hệ tình dục an toàn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Những người có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan qua đường tình dục cao nhất là:

• Những người có nhiều bạn tình

• Đối tác tình dục của người bị nhiễm bệnh

• Nam giới có quan hệ tình dục với nam giới.

Viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không

+ Tránh dùng chung vật dụng cá nhân: Bạn có thể chia sẻ nhiều thứ trong cuộc sống nhưng chia sẻ vật dụng cá nhân là điều không nên vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm viêm gan. Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm vì chỉ cần một lượng máu rất nhỏ bị nhiễm bệnh còn dính ở bơm tiêm hoặc kim tiêm cũng có thể khiến bạn bị lây bệnh viêm gan. Vì lý do tương tự, hãy đảm bảo chắc chắn rằng bất kỳ dụng cụ hay kim được sử dụng để xăm mình, xỏ lỗ trên cơ thể, hoặc châm cứu là vô trùng. Bạn nên dùng các dụng cụ dùng một lần được đóng gói trong túi kín chưa mở.

Nếu bạn đang sống chung với người bị viêm gan hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm gan, hãy tránh chia sẻ các đồ dùng cá nhân như lược chải, dao cạo râu, bàn chải đánh răng… với người đó. Bất kỳ vật dụng nào có thể dính một chút máu rất nhỏ, khó xác định trong khi sử dụng đều không an toàn. Những thành viên trong gia đình người có nguy cơ mắc viêm gan B cao cần đặc biệt lưu ý.

+ Thận trọng với việc xỏ khuyên và xăm mình : Xỏ khuyên và xăm mình không phải là những hành vi mang nguy cơ cao nhiễm viêm gan B hay các loại nhiễm trùng khác. Tuy nhiên, vi-rút HBV ở trong máu nên bạn có nguy cơ nhiễm nếu người xỏ khuyên hoặc xăm mình cho bạn không khử trùng thiết bị đúng cách, không dùng găng tay sử dụng một lần và/hoặc không thực hiện vệ sinh sạch sẽ.Do đó, bạn chỉ nên đến các cửa hàng uy tín và sẵn lòng trả lời các câu hỏi về cách giảm nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B.

Cân nhắc việc đi xỏ khuyên hoặc xăm mình vào buổi sáng (như vậy bạn sẽ là khách hàng đầu tiên trong ngày) và yêu cầu nhân viên cho bạn xem cách họ khử trùng thiết bị. Giải thích rõ lý do vì sao bạn lại thận trọng với các bệnh lây truyền qua đường máu để tránh hiểu lầm rằng bạn nghi ngờ độ chuyên nghiệp của nhân viên và thực chất là bạn chỉ muốn nâng cao ý thức về vệ sinh.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm khoong và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Chế độ ăn cho người viêm gan b mạn như thế nào

>>> Người bị viêm gan b sống được bao lâu và cách phòng bệnh ra sao

>>>  Funadin tăng cường chức năng gan giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ

Viết bình luận