Cây bồ đề là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây bồ đề không chỉ đem tới giá trị thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa linh thiêng về phong thuỷ. Cây bồ đề luôn là một trong những loài dược liệu quan trọng trong y học. Uống lá bồ đề có tác dụng gì với sức khỏe con người là câu hỏi của nhiều người. Theo Đông y, lá bồ đề có tính bình, vị cay, đắng và không chứa độc. Đây được coi là dược liệu tự nhiên mang lại nhiều tác dụng trong phòng và chữa bệnh, trong đó đặc biệt hiệu quả trong việc sát trùng, giảm đau và hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Tổng quan về cây bồ đề
Bồ đề hay còn được gọi là Cánh kiến trắng, An tức bắc, Săng trắng, Bồ đề trắng, Hu món (Tày), thuộc họ Bồ đề với danh pháp khoa học là Styracaceae. Cây bồ đề là một trong những cây linh thiêng, mang tính tâm linh nhất, thường được trồng trong chùa và được nhiều người kính viếng. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị ít người biết là cây bồ đề có thể làm thuốc và được y học cổ truyền sử dụng nhiều năm qua. Trong y học, Bồ đề có tác dụng chữa ho, long đờm, chữa trúng hàn người lạnh toát.
+ Thông tin chung:
Tên tiếng Việt: Bồ đề, Cánh kiến trắng, An tức bắc, Săng trắng, Bồ đề trắng, Hu món (Tày).
Tên khoa học: Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hart.
Họ: Styracaceae (Bồ đề).
Công dụng: Lành vết thương, nẻ vú (Nhựa hoà cồn bôi). Sát trùng, ho (Nhựa làm Si rô uống).
+ Mô tả cây Bồ đề:
Bồ đề là cây gỗ lớn cao 20 m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn. Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thuỳ xếp lợp, mặt ngoài có lông tơ vàng. Nhị 10. Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại. Ra hoa tháng 5 – 6. Quả chín tháng 9 – 10.
+ Phân bố, thu hoạch và chế biến:
Bồ đề là loài thực vật của vùng cận nhiệt đới đến vùng nhiệt đới, được tìm thấy ở độ cao từ 30 - 2.400 mét. Nó được tìm thấy ở những khu vực có nhiệt độ trung bình hàng năm nằm trong khoảng 15 - 260C, mặc dù nó có thể tồn tại không thường xuyên, tồn tại trong thời gian ngắn, nhiệt độ khắc nghiệt thấp đến -40c và cao tới 450C. Bồ đề thích lượng mưa trung bình hàng năm trong khoảng 1.500 - 2.200mm, mặc dù nó có thể chịu đựng ít nhất là 1.300mm trong trồng trọt, phát triển ở những khu vực không có mùa khô rõ rệt, hoặc chỉ có một mùa khô ngắn.
Bồ đề - Styrax tonkinensis phát triển nhanh và trong điều kiện thuận lợi có thể đạt được mức tăng chiều cao hàng năm là 3m trong ba năm đầu tiên tăng trưởng. Chiều cao trung bình 18 - 25m, thân cây có đường kính 20 - 24cm, có thể thu được sau 10 năm. Cây được lấy nhựa từ khoảng 6 - 7 năm tuổi. Việc khai thác tiếp tục trong 3 - 4 năm hoặc cho đến khi sản lượng giảm
Nhựa từ cây bồ đề - An tức hương được thu hoạch bằng cách rạch vào cành hoặc thân cho mủ chảy ra. Sau khi thu hoạch nhựa về đem nhựa ngâm với rượu rồi nấu sôi từ 2 - 3 lần cho nhựa chìm xuống dưới, vớt ra và thả nhựa vào nước lạnh cho cứng lại, cuối cùng đem phơi khô.
+ Bộ phận sử dụng của Bồ đề:
Bộ phận sử dụng của cây Bồ đề là nhựa hay còn được gọi là An tức hương. Sử dụng loại nhựa có màu đỏ nhạt, vàng nhạt hoặc nâu, nhựa cứng nhưng sẽ mềm ra khi gặp nhiệt độ, và có mùi thơm đặc trưng cho An tức hương.
+ Thành phần hóa học:
Acid benzonic tự do 26,13%, Acid cinnamic tự do 2,75%, Vanilin 1,38%, Benzyl benzoate 4,24%, Cinnamyl cinnamate 1,81%, Benzyl cinnamate 1,23%, Alcol coniferilic, Acid siaresinolic Công năng: Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.
2. Uống lá bồ đề có tác dụng gì?
Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của lá bồ đề đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học.
+ Chữa đau răng:
Lá bồ đề có thể làm giảm tình trạng sưng và đau răng rất tốt. Bạn có thể lấy 1 nắm lá bồ đề rửa sạch rồi nấu nước, sau đó dùng nước để ngậm và súc miệng. Kiên trì thực hiện vài ngày, bạn sẽ thấy đỡ đau răng hơn.
+ Trị bệnh sỏi thận:
Theo Đông y, khi người bệnh uống nước lá bồ đề sẽ có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, làm tiêu sỏi thận hiệu quả. Có thể sử dụng riêng biệt lá bồ đề hoặc kết hợp cùng các loại dược liệu khác để trị sỏi thận, đồng thời bồi bổ sức lực cho cơ thể.
Bài thuốc trị sỏi thận từ lá bồ đề bạn có thể áp dụng như sau: Rửa sạch lá bồ đề phơi khô, sau đó dùng thang thuốc gồm 16g lá bồ đề, 20g thạch cao, 12g bạch truật, 6g cam thảo sắc lên uống hằng ngày thay nước lọc.
+ Sát trùng vết thương hiệu quả:
Thay vì dùng cồn sát trùng vết thương, bạn có thể dùng lá bồ đề. Nếu bị xây xát trên da, bạn dùng 1 nắm lá bồ đề và chồi non của nó rửa sạch rồi giã nát. Tiếp đó, bạn dùng bông thấm vào dung dịch nước cốt bồ đề chấm lên vết thương để làm sạch.
+ Trị chứng nhịp tim nhanh, hay hồi hộp:
Bạn lấy lá bồ đề đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày hòa tan 2g với nước sôi và uống. Kiên trì sử dụng trong nhiều ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất!
+ Trị phong thấp, đau nhức xương khớp:
Theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể dùng 80g nhựa cây bồ đề đun nóng đến khi chuyển sang thể lỏng rồi đem trộn với 160g thịt heo nạc đã được thái miếng mỏng. Sau đó cho thịt vào ống tre, đặt lên bếp lửa lớn. Đặt miệng ống hướng về phía khớp xương đau để hơi nóng bốc lên giúp xoa dịu cơn đau khớp.
+ Chữa nứt nẻ vú:
Với phụ nữ sau sinh bị nứt nẻ vú, bạn có thể sử dụng 20g lá bồ đề ngâm trong 100ml cồn (80 độ) trong khoảng 10 - 14 ngày. Sau đó, bạn lắc đều và bôi lên chỗ vú bị nứt nẻ.
+ Trị trúng gió:
Nếu không may bị trúng gió, bạn có thể lấy 4g lá bồ đề kết hợp cùng 20g ngưu hoàng, 8g quỳ cửu, 4,8g đơn sa, 4,8g nhũ hương, 4,8g hùng hoàng và 3,2g tê giác rồi tán bột các nguyên liệu trên. Sau đó, bạn đun cùng 4g sinh khương và 4g thạch xương rồi dùng nước này để uống.
3. Những lưu ý khi dùng lá bồ đề chữa bệnh
Lá bồ đề mang lại khá nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng lá bồ đề bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Lá bồ đề có thể điều chế thành nhiều dạng tùy thuộc vào mục đích sử dụng như tinh dầu, chiết xuất dạng lỏng, viên nén hay sắc thành thuốc để uống.
Khi sử dụng chiết xuất từ lá bồ đề, không loại trừ những tác dụng phụ như tiêu chảy, phát ban… Do đó, bạn không nên uống cùng lúc lượng lớn chiết xuất lá bồ đề hay bôi quá nhiều lên miệng vết thương. Tốt nhất nên thử dùng 1 lượng nhỏ trước và quan sát phản ứng. Trong trường hợp bạn có bất kỳ dị ứng nào với lá bồ đề, hãy ngưng sử dụng và tham vấn ý kiến bác sĩ.
Tuy lá bồ đề mang lại tác dụng chữa bệnh nhưng bạn chỉ nên sử dụng trong việc điều trị bệnh khi có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, đối với phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú không nên tùy ý sử dụng lá bồ đề.
Đối với những người có khí hư, chán ăn, tốt nhất không nên dùng lá bồ đề.
Khi chữa bệnh bằng lá bồ đề, tùy vào mỗi tình trạng sức khỏe khác nhau, tùy giới tính hay độ tuổi sẽ có một phương pháp và liều lượng sử dụng. Do đó, không có một quy chuẩn cụ thể nào có thể áp dụng với mọi đối tượng. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước lúc sử dụng nhé!
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem uống nước lá bồ đề có tác dụng gì với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả mơ với sức khỏe như thế nào
Viết bình luận