Công dụng của rau răm như thế nào?

Rau răm là loại rau được dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nó có vị thơm đặc trưng thường dùng để ăn kèm với các món ăn như trứng lộn, bỏ vào canh, bảo vào làm muối dưa,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến công dụng của nó trong việc chữa bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau răm.

Công dụng của rau răm như thế nào?

Công dụng của rau răm như thế nào?

1. Tổng quan về rau răm

Rau răm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á.

Cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30-35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành chùm ít phân nhánh. Quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng.

Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Anh đôi khi người ta gọi nó là Vietnamese mint, Vietnamese cilantro, Vietnamese coriander hay Cambodian mint, tiếng Đan Mạch là Vietnamesisk koriander v.v

Cây rau răm có tên gọi như vậy là do lá và thân non của nó được sử dụng rộng rãi và rất đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam - mà các du khách ngoại quốc rất thích, chủ yếu nó được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), cháo nấu bằng trai hay hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau dăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh.

Rau răm,cây rau răm,Persicaria odorata,họ thân đốt,họ rau răm,họ Polygonaceae,cây gia vị

Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhiệt đới và cận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể dài từ 15 đến 30 cm. Khi quá lạnh hoặc quá nóng, cây rau răm sẽ lụi tàn.

Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ. Thân răm có đốt.

Ở Việt Nam rau răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên.

Rau răm,cây rau răm,Persicaria odorata,họ thân đốt,họ rau răm,họ Polygonaceae,cây gia vị

Thành phần chính: Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.

Sử dụng ở khu vực Đông Nam Á: Tại Singapore và Malaysia, lá rau răm thái nhỏ là thành phần thiết yếu của món súp laksa, người ta dùng nhiều đến mức tên gọi theo tiếng Malay daun laksa có nghĩa là "lá laksa". (Tên gọi rau răm theo tiếng Malay là Daun kesum hay Daun laksa).

2. Công dụng của rau răm với sức khỏe con người

+ Rau răm có tác dụng chữa rắn cắn: Nếu bạn không biết “uống rau răm có tác dụng gì” thì thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn. Theo dân gian, rau răm được nhiều người sử dụng trong việc chữa vết rắn cắn.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn hãy lấy một nắm rau răm giã nát sau khi được rửa sạch. Sau đó hãy vắt lấy nước cốt, nước cốt dùng để uống trực tiếp còn bã thì đắp nên vết cắn. Trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên cố định phần thân trên bị rắn cắn và nên làm càng sớm càng có kết quả tốt hơn.

+ Rau răm chữa đau bụng tiêu chảy do bị cảm lạnh: Với tính ấm, công dụng tì vị thì rau răm được dùng nhiều trong việc chữa đau bụng tiêu chảy do bị cảm lạnh. Để phát huy được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy thực hiện cách làm sau đây:

Sắc nước uống gồm những nguyên liệu sau: 16g rau răm, 12g bạch truật, 16g rau kinh giới, 10g quế, 12g khương lương, 4g gừng nướng. Bạn nên dùng theo tỉ lệ, đun với 2 bát nước rồi đun cho đến khi còn khoảng 1 bát thì chắt uống ngày 2 lần.

+ Rau răm trị ghẻ lở hắc lào: Cây rau răm có tác dụng gì? Chắc hẳn không ít người xa lạ trong việc dùng rau răm chữa ghẻ lở, hắc lào qua bài thuốc dưới đây: Ngâm cả cây rau răm với rượu trắng. Để khoảng 2 ngày thì lấy rượu đó bôi lên vết thương hoặc giã nát rau răm ngâm rượu trên đắp lên vết thương rồi băng lại.

+ Rau răm chữa say nắng hiệu quả: Khi dùng rau răm chữa say nắng thì bạn cần phải thực hiện theo bài thuốc dưới đây nhé: 30g rau răm, 16g rễ đinh lăng, 20g sâm bố chính tẩm nước gừng, 10g mạch môn. Những loại nguyên liệu trên đem phơi khô hoặc sao vàng rồi sắc cùng với 600ml nước. Đến khi còn khoảng 200ml nước thì dùng 2 lần trong ngày.

+ Rau răm mang lại làn da đẹp mịn màng: Mụn nhọt là tình trạng rất dễ gặp trên da mặt. Do vậy nếu muốn nhanh kết thúc nó thì bạn chỉ cần thực hiện theo bài thuốc sau đây: giã nát rau răm với một chút muối rồi đắp bã lên những nốt mụn nhọt và dùng băng cố định. Mỗi ngày nên thay một lần thì với tính cay nồng của rau răm giúp tiêu độc chống viêm hiệu quả.

+ Rau răm giúp trị nước ăn chân: Ngoài những công dụng trên thì rau răm còn được nhiều người dùng trong việc trị ăn chân bằng cách giã nát lấy bã đắp vào chỗ bị thương. Mỗi ngày nên dùng 2 lần, trong khi sử dụng cần phải hạn chế tiếp xúc với nước.

+ Rau răm chữa sổ mũi, cảm cúm: Người bị bệnh cảm cúm, sổ mũi nên lấy một nắm lá rau răm rửa sạch rồi giã nát với 3 lát gừng tươi. Sau đó hòa với nước lọc rồi đợi lắng cặn, chắt lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo bài thuốc dưới đây: 20g rau răm, 20g lá tía tô, 20g lá kinh giới, 10g xuyên khung, 10g kiện sắc nước uống 2 lần mỗi ngày.

+ Lợi ích của rau răm với đàn ông: Theo nhiều nghiên cứu gần đây, tác dụng của rau răm với đàn ông là tăng cường sức khỏe sinh lý nam giới. Nguyên nhân là do rau răm có tác dụng kích thích sự ngon miệng, ăn no thì sung mãn. Bên cạnh đó, rau răm còn cải thiện được tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm, giúp tăng khả năng sinh lý. Nếu kết hợp dùng chúng với trứng vịt lộn, hàu, lẩu cá, thịt dê sẽ là thức ăn bổ dương tăng cường thêm dưỡng chất và hỗ trợ tốt cho tiêu hóa hấp thụ lượng dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm này.

+ Tác dụng xấu của rau răm với đàn ông: Tuy nhiên không phải cái gì nhiều quá cùng tốt, không thể phủ nhận những công dụng của rau răm nhưng bên cạnh lợi ích thì nó còn đem đến những tác động xấu đến sức khỏe sinh lý nam giới.

Theo các bác sĩ đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi.

Dùng nhiều rau răm sẽ không đem lại hiệu quả sinh lý như mong muốn mà ngược lại còn giảm ham muốn. Chắc hẳn yếu sinh lý sẽ gây ra không ít phiền toái cho nam giới và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó các quý ông chỉ nên dùng rau răm như một gia vị ăn kèm để hỗ trợ cho tiêu hóa tăng khẩu vị.

3. Những bài thuốc từ rau răm

Bài 1: Chữa sốt, rắn cắn

Rau răm: 10g

Rửa sạch giã nhỏ thêm 50ml nước, vắt lấy nước uống. Nêú chữa rắn cắn thì lấy bã đắp lên nơi rắn cắn.

Bài 2: Giảm tình dục:

Rau răm: 30g

Rửa sạch đem luộc với 300 ml nước, vớt rau ăn và lấy nước uống. Ngày 2 lần

Chú ý: Dùng cây rau răm tía

(Theo Cây rau cây thuốc – Bộ Y tế Vụ y học cổ truyền – NXB Y học)

4. Những đối tượng không nên dùng rau răm

Rau răm là gia vị cho nhiều món ăn:

Rau răm mang lại nhiều tác dụng về sức khỏe tuy nhiên nếu dùng thuốc thì rau răm lại gây nên nhiều tác dụng phụ với sức khỏe như:

Những người bị ốm, hoặc máu nóng không nên dùng rau răm bởi nó có tính nóng

Phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm nhất là trong 3 tháng đầu bởi nó có thể gây sảy thai

Phụ nữ đến ngày không nên dùng rau răm bởi nó gây rong kinh

Rau răm còn có khả năng gây giảm ham muốn, rối loạn cương dương với nam giới, phụ nữ dễ bị mất kinh nguyệt, suy giảm chức năng sinh lý…

Cuối cùng, lời dặn của thầy thuốc, bạn hãy lưu ý: Khi có thai không được ăn nhiều rau răm. Những người máu nóng, ốm gầy và phụ nữ khi đang hành kinh không được dùng rau răm, bạn nhé!

Bạn có thể quan tâm:

>>> Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của rau sam như thế nào?

>>> Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận