Ung thư tuyến tụy có di truyền không - BNC medipharm

Ung thư tuyến tụy là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Vậy ung thư tuyến tụy có di truyền không là câu hỏi của nhiều người. Tuyến tụy phục vụ hai chức năng chính đó là nội tiết và  ngoại tiết. Nội tiết  là để sản xuất các kích thích tố insulin và glucagon. Insulin giúp cơ thể hấp thụ glucose có trong máu, làm giảm lượng đường trong máu và cho phép các tế bào của cơ thể sử dụng glucose cho năng lượng. Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, bệnh tiểu đường type 1 sẽ phát triển. Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy là sản xuất và tiết các dịch tiêu hóa. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem ung thư tuyến tụy có di truyền được không.

Ung thư tuyến tụy có di truyền không

* Ung thư tuyến tụy có di truyền không?

Tuy rằng yếu tố di truyền đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nguy cơ phát triển bệnh ung thư tuyến tụy nhưng các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng chỉ có một phần nhỏ các bệnh nhân ung thư tuyến tụy phát triển bệnh là do di truyền. Vì ung thư tuyến tụy thường không phát triển khi chỉ có một yếu tố gây bệnh mà nó sẽ xuất hiện khi có một tập hợp những yếu tố gây bệnh ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Do vậy, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư tuyến tụy, cùng với việc bạn đã lớn tuổi, có cân nặng quá khổ so với mức lý tưởng, mắc bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về tuyến tụy,… thì bạn nên sớm đi tầm soát phát hiện bệnh để yên tâm hơn.

Những người nằm trong nhóm có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao chính là tiền sử gia đình có người mắc phải căn bệnh này, nhất là những người có mối liên hệ huyết thống gần gũi như cha mẹ, con cái, anh chị em ruột,… Khi đó thì việc tầm soát bệnh ung thư tuyến tụy là rất quan trọng vì nó có thể giúp người bệnh và người thân phát hiện sớm căn bệnh này, có phương án điều trị kịp thời, đúng cách và tỷ lệ chữa khỏi khả quan hơn.

Bệnh ung thư tuyến tụy có khả năng di truyền vì thế nếu bạn có người thân mắc phải căn bệnh này, đồng thời chính mình cũng xuất hiện những triệu chứng bất thường cảnh báo bệnh ung thư tuyến tụy thì tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên về ung bướu để tầm soát và phát hiện sớm về căn bệnh này.

* Chức năng của tuyến tụy trong cơ thể

Chức năng của tuyến tụy là sản xuất dịch tiêu hóa có khả năng tiêu hóa gần như tất cả các thành phần thức ăn. Gồm hai chức năng chính là chức năng nội tiết và chức năng ngoại tiết.

+ Chức năng của tụy ngoại tiết:

Các tế bào của tụy ngoại tiết  chứa rất nhiều enzyme tiêu hóa dưới dạng tiền chất như: trypsinogen, chymotrysinogen, lipase tụỵ,… Hoạt động của các men này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó khả tiêu hủy protein ngay trong chính tuyến tụy. Khi có kích thích thích hợp, các men tụy sẽ được tiết vào ống tụy và ruột non ở đoạn D2 của tá tràng.

Ung thư tuyến tụy có di truyền không

Sau đó, các men enterokinase của tá tràng sẽ xúc tác làm trypsinogen biến thành dạng hoạt động trypsin. Sau đó, trypsin sẽ cắt các amino acid của chymotrypsinogen thành dạng hoạt động chymotrypsin. Chymotrypsin lại cắt các polypeptide ở thức ăn thành các đơn vị nhỏ, để dễ dàng hấp thu được qua niêm mạc ruột.

Dịch tụy là nguồn chứa các men tiêu hóa mỡ và protein, đồng thời chứa các ion bicarbonate có tính kiềm để trung hòa lượng dịch lượng acid trong thức ăn từ dạ dày đi xuống. Cơ chế kiểm soát chức năng ngoại tiết của tụy được thực hiện thông qua các enzyme tiêu hóa. Khi thức ăn đi vào dạ dày, các men này được các tế bào của dạ dày và tá tràng tiết ra trong ống tiêu hóa và bởi chính dịch tụy.

+ Chức năng nội tiết của tụy:

Chức năng nội tiết của tuyến tụy là để sản xuất các kích thích tố insulin và glucagon. Chức năng của các hoocmon tuyến tụy này vô cùng quan trọng. Đây là hai hormone giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Glucose đóng vai trò cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Insulin kiểm soát nguồn nhiên liệu đó ở mức phù hợp để đảm bảo các chức năng hoạt động của cơ thể.

Insulin giúp cơ thể hấp thụ glucose và làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời cho phép các tế bào của cơ thể sử dụng glucose cho năng lượng. Sau khi ăn protein và đặc biệt là carbohydrate, lượng đường trong máu sẽ tăng. Sự tăng lượng đường huyết sẽ phát tín hiệu đến tuyến tụy để sản xuất insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, bệnh tiểu đường type 1 sẽ phát triển.

Tượng tự như  insulin, glucagon là một loại protein được sản xuất trong tuyến tụy. Nó là một đối trọng của insulin, làm tăng lượng đường trong máu. Sau khi ăn khoảng 4 - 6 giờ, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống và kích hoạt sự sản xuất glucagon. Khi đó, tuyết tụy sẽ tiết glucagon, cơ thể sẽ ức chế sản xuất insulin.

Ung thư tuyến tụy có di truyền không

Với nội dung trình bày chức năng của các hoocmon tuyến tụy nêu trên có thể hiểu rằng: sự kết hợp giữa insulin và glucagon, giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định (khoảng 0.12%). Từ đó, có thể ngăn chặn các bệnh nguy hiểm như tiểu đường và hạ đường huyết.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu ung thư tuyến tụy có di truyền không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Có bao nhiêu loại ung thư thường gặp tại Việt Nam

>>> Triệu chứng của ung thư tuyến tụy như thế nào và cách phòng bệnh ra sao

>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư

Viết bình luận