Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay, nó cướp đi tính mạng của hàng triệu người mỗi năm. Ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì tốt cho bệnh.
* Ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì
+ Đường, sữa chưa tiệt trùng, bơ, phô mai…là những thực phẩm mà người bị ung thư phổi giai đoạn cuối nên tránh sử dụng càng ít càng tốt. Nguyên nhân là do các loại thực phẩm này chứa rất nhiều carbohydrates. Đây vốn là hợp chất kích thích sự phát triển của tế bào ung thư. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn sữa đậu nành sẽ hợp lý hơn.
+ Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C: Một chế độ ăn uống giàu vitamin C sẽ giúp cơ thể có đủ chất đề kháng, chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối một cách tốt nhất. Loại vitamin này thường được tìm thấy nhiều trong cam, quýt, bưởi, táo, việt quất…Ngoài ra, thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A,E, B như ớt chuông, rau xanh, bí, cà chua, khoai tây, bột yến mạch…cũng giúp nâng cao tối ưu sức khỏe của người bệnh.
+ Ăn dầu cá mỗi ngày: Các axit béo tốt omega3, omega 6 trong dầu cá có tác dụng chống viêm và tăng khả năng miễn dịch hiệu quả ở những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Do đó, bệnh nhân ung thư phổi có thể uống 1-2 viên nang dầu cá mỗi ngày hoặc người nhà có thể thêm cá hồi, cá thu, cá ngừ vào khẩu phẩn ăn của họ 2 lần/ tuần. Lưu ý, những bệnh nhân có tiền sử bệnh về máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông warfarin thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
+ Thực phẩm chứa nhiều flavonoids: Theo các nhà nghiên cứu, những loại thực phẩm chứa nhiều flavonoids, cùng các chất chống oxy hóa đều có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và làm chậm lại nguy cơ phát triển của ung thư. Do đó, bạn nên kết thân với các thực phẩm như: cà chua, rau bina, cải lá, cải xoăn (giàu flavonoids) và sữa ít béo, trà xanh…(giàu chất chống oxy hóa) sẽ rất tốt cho sức khỏe đấy. Đặc biệt, đừng quên ăn tỏi tươi mỗi ngày nhé. Bởi allicin và lưu huỳnh trong tỏi cũng giúp chống lại các tế bào ung thư hiệu quả. Lưu ý, nên nghiền nát tỏi, để trong không khí khoảng 2 phút rồi mới ăn sẽ cho công dụng trị bệnh cao hơn.
+ Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa: Thực tế, khả năng tiêu hóa của những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường bị suy giảm và yếu đi rất nhiều. Do đó, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, bạn nên lựa chọn những thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu là tốt nhất. Bên cạnh đó, quá trình chế biến cũng nên đơn giản, hợp khẩu vị người ăn, tránh chiên rán cầu kì, dễ làm mất chất lại gây ho, đờm khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Bạn cũng nên tránh nêm nếm quá mặn hay sử dụng nhiều gia vị cay như ớt, hạt tiêu, sa tế, mù tạt… trong thực đơn của người bệnh. Điều này chẳng những gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu mà còn khiến bệnh ung thư phổi trở nên nguy cấp hơn đấy.
+ Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối hấp thu dưỡng chất một cách hiệu quả hơn đồng thời đảm bảo nguồn năng lượng luôn được ổn định, giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất. Ngoài ra, cần lưu ý, khả năng tiêu hóa thức ăn vào ban ngày ở người bệnh tốt hơn nhiều so với ban đêm. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp người bệnh có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất cũng như đảm bảo năng lượng của cơ thể và duy trì được sức khoẻ. Ngoài ra, do khả năng tiêu hoá và tiêu thụ thức ăn vào ban ngày tốt hơn ban đêm nên bạn cần tăng khối lượng thức ăn vào bữa sáng, trưa và hạn chế ăn nhiều vào bữa tối.
* Những loại đồ uống thư phổi giai đoạn cuối nên dùng
Ngoài các loại thức ăn, người bệnh nên bổ sung thêm nhiều Vitamin, khoáng chất,...có nhiều trong các loại nước ép trái cây. Chẵn hạn như các loại nước ép sau:
+ Nước ép lựu: Theo nghiên cứu, trong chiết xuất lựu có chứa chất giúp ngăn chặn các khối u ở chuột. Mặc dù vẫn chưa có kết luận chính xác trên người, nhưng điều này quả là tín hiệu đáng mừng cho những người bị bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, lựu cũng có tác dụng trong việc kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng,...cho con người. Cũng chính nhờ vậy mà rất nhiều người tỏ ra ưa chuộng loại nước ép này.
+ Nước ép cà rốt: Cà rốt vốn là loại thực phẩm có chứa lượng Vitamin B6, Amini Acid Methionine cao. Đây được xem là những chất có tác dụng tích cực trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi. Một điều mà các bạn không biết là đa số bệnh nhân ung thư phổi đều thiếu hụt các loại Vitamin này.
Ngoài những loại nước ép trên, sau mỗi đợt hóa trị, nếu được sự cho phép của bác sĩ bạn có thể sử dụng các loại nước ép khác như cam, dâu tây, Kiwi,...Vitamin C có trong những loại trái cây này đặc biệt rất hợp trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể người bệnh.
Chú ý:
- Cần trao đổi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng loại nước ép nào để bổ sung cho quá trình điều trị.
- Không nên xem việc điều trị ung thư bằng nước ép trái cây vì đây chỉ là những thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Khi bị viêm loét miệng trong quá trình điều trị hóa trị bạn có thể ngừng uống nước cam và chuyển sang các loại nước ép khác.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người đang điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối là vô cùng quan trọng. Hãy biến ung thư không còn là nổi ám ảnh của nhiều người bởi nếu biết cách điều trị đúng cách, khoa học và hợp lý, bệnh tình có thể thuyên giảm và sự sống kéo dài thêm nhiều năm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Những loại đồ ăn bệnh nhân ung thư phổi phải kiêng là gì
>>> Các phương pháp điều trị ung thư phổi và cách phòng bệnh ra sao
>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận