Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay. Vậy các phương pháp điều trị ung thư phổi và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều nguời. Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về bệnh ung thư phổi và các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi và cách phòng bệnh ra sao
* Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Hầu hết các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi (ung thư phổi nguyên phát) là ung thư biểu mô. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC). Triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này là ho (bao gồm cả ho ra máu), sụt cân, khó thở, và đau ngực.
Đa phần các ca ung thư phổi (85%) có nguyên nhân bắt nguồn từ việc hút thuốc lá trong một thời gian dài. Khoảng 10–15% trường hợp còn lại bệnh xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc. Đối với những trường hợp này, nguyên nhân là do sự kết hợp của các nhân tố di truyền, việc tiếp xúc trực tiếp với khí radon, amiăng, hút thuốc thụ động, hay không khí ô nhiễm. Ung thư phổi có thể quan sát qua những tấm ảnh X quang ngực và chụp cắt lớp vi tính (CT). Cách thức chẩn đoán là làm sinh thiết và thường được thực hiện bằng nội soi phế quản hay theo chỉ dẫn của chụp cắt lớp.
Phương pháp phòng bệnh là tránh các nhân tố nguy cơ như khói thuốc và không khí ô nhiễm. Việc điều trị và kết quả lâu dài phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh (mức độ lây lan của khối u), và sức khỏe của người bệnh. Đa số trường hợp là không thể chữa khỏi. Các phương pháp chữa trị phổ biến gồm có phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ đôi khi áp dụng phương pháp phẫu thuật, còn với ung thư phổi tế bào nhỏ thì hóa trị và xạ trị thường đạt hiệu quả tốt hơn.
Tính trên phạm vi toàn thế giới trong năm 2012, số ca mắc ung thư phổi là 1,8 triệu, trong đó 1,6 triệu người đã tử vong. Điều này làm cho ung thư phổi là loại ung thư khiến số nam giới tử vong là cao nhất và số nữ giới tử vong là cao thứ nhì sau ung thư vú. Độ tuổi chẩn đoán thường gặp nhất là 70. Tại Mỹ, 17,4% số bệnh nhân sống sót sau năm năm kể từ thời điểm xác định mắc bệnh, còn đối với những nước đang phát triển kết quả về mặt trung bình là kém hơn.
* Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay
+ Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có thể phẫu thuật được hay không. Ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa di căn và thể trạng bệnh nhân còn tốt thì có tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi để giúp cắt bỏ hoàn toàn khối u, trường hợp khối u lớn hơn thì có thể cắt 2 thùy hoặc cắt toàn bộ một lá phổi. Khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải có người giúp đỡ mỗi khi trở mình, ho và thở sâu. Những hoạt động này có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân nhanh hồi phục bởi vì chúng giúp mở rộng mô phổi còn lại đồng thời giúp loại bỏ khí và dịch thừa.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như khó chịu ở ngực và tay, khó thở. Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp phẫu thuật có thể cần đến vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục sức khỏe.
+ Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp xạ trị: Các bác sĩ sẽ sử dụng bức xạ ion hóa và tia X mang năng lượng cao để tiêu diệt khối u còn nhỏ (thường bé hơn 6 cm) và chưa di căn. Tia phóng xạ hướng vào một vùng giới hạn, chỉ tác dụng lên tế bào ung thư ở vùng đó. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định sử dụng tia phóng xạ trước khi phẫu thuật nhằm làm co khối u lại hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại tại vùng phẫu thuật. Tia sử dụng có thể là tia electron, photon, neutron hoặc proton.
Trong điều trị bệnh ung thư phổi thường sử dụng xạ ngoài, hoặc có thể đưa nguồn phóng xạ (sử dụng hộp nhỏ chứa chất phóng xạ) trực tiếp vào khối u hoặc gần khối u (được gọi là xạ áp sát). Khi sử dụng phương pháp xạ trị sẽ gây tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào thường. Tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị là khô miệng, đau họng, khó nuốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thay đổi màu da ở vùng chiếu tia. Nhìn chung, xạ trị có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống nhưng không điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.
+ Phương pháp hóa trị: Hầu hết các hóa chất điều trị ung thư được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch trực tiếp hoặc qua một ống thông đưa vào một tĩnh mạch lớn và được lưu lại cho đến khi không cần nữa. Ngoài ra còn có một số loại thuốc điều trị ung thư phổi ở dạng viên.
Phương pháp này thường có nhược điểm là gây nhiều tác dụng phụ do nó tác động lên cả tế bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào loại thuốc và liều lượng điều trị. Các tác dụng phụ thường gặp khi tiến hành hóa trị bao gồm buồn nôn, nôn, rụng tóc, đau miệng, cơ thể mệt mỏi.
+ Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư: Hiện nay, đối với các bệnh nhân ung thư phổi, ngoài các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, bệnh nhân cần có biện pháp để hạn chế tác dụng phụ của các biện pháp trên, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Bởi có rất nhiều bệnh nhân tử vong không phải do khối u mà do sức đề kháng yếu, không chịu đựng được các tác dụng phụ của phương pháp điều trị, hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường sức đề kháng phải kể đến như Paw Paw Cell Reg, Vidatox, Fucoidan, Curcumin,…
* Cách phòng bệnh ung thư phổi
+ Không hút thuốc, cai thuốc lá, tránh xa nơi có khói thuốc để không bị khói thuốc lá lan truyền sang.
+ Chú ý tới môi trường làm việc an toàn.
+ Nên ăn những đồ ăn dinh dưỡng, vitamin A, D, nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
+ Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên rất hữu ích trong phòng ngừa ung thư phổi.
+ Giảm thiểu khói dầu nhà bếp, ngoài khói thuốc lá, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, một số thành phần có trong dầu thực vật ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn nên cố gắng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Đồng thời, luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực để có một cuộc sống vui vẻ và mạnh khỏe nhất.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh ung thư phổi, các phương pháp điều trị ung thư phổi và cách phòng bệnh như thế nào. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Paw Paw Cell Reg là kết quả nghiên cứu hơn 20 năm của Giáo Sư Tiến sĩ đã nghỉ hưu Jerry McLaughlin. Ở đầu thập niên 70, Tiến sĩ McLaughlin là người đầu tiên thử nghiệm để tìm các nguyên liệu thảo dược có tiềm năng chữa bệnh ung thư và đã tập trung vào nghiên cứu. Asimina Triloba, nay được biết đến là cây đu đủ (Không phải là giống cây đu đủ của Việt Nam). Trong nghiên cứu của Tiến sĩ McLaughlin, ông ta đã tìm ra nguồn hoạt chất sinh học được gọi tên là acetogenins. Ông và và các sinh viên sau đai học đã chiết xuất được trên 40 loại acetogenins và 2 trong số đó là bullatacin và bullatalicin cho thấy khả năng đặc biệt trong điều trị các bệnh ung thư.
Tác dụng Paw Paw Cell Reg:
- Hiệu quả chọn lọc trên các tế bào đặc biệt.
- Tiêu diệt các tế bào bất bình thường, ác tính. Chất acetogenin có thể chọn lọc tác dụng trên tế bào đích ung thư mà không hề ảnh hưởng đến các tế bào bình thường
- Điều chỉnh sản xuất ATP trong ty lạp thể của các tế bào đặc biệt.
- Tăng cường miễn dịch của cơ thể
- Điều chỉnh sự phát triển của các mạch máu gần tế bào đặc biệt. Bởi vì sức khỏe bắt đầu từ trong từng tế bào của cơ thể, cho nên điều quan trọng là phải hỗ trợ cho sức khỏe của tất cả các tế bào.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư
Viết bình luận