Ung thư máu có lây không và cách phòng bệnh

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm khá cao, nó khiến hồng cầu bị phá hủy, sau đó mất máu và dẫn đến tử vong. Vậy ung thư máu có lây không và cách phòng bệnh là câu hỏi của nhiều người. Bởi đây là một căn bệnh ung thư có nguy cơ tử vong cao và số trường hợp mắc bệnh ngày càng tăng nên lo lắng này là điều tất nhiên. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem ung thư máu có lây không?

Ung thư máu có lây không và cách phòng bệnh

Ung thư máu có lây không và cách phòng bệnh

* Ung thư máu là gì?

Ung thư máu (bệnh máu trắng) chính là tình trạng tủy cùng với hệ bạch huyết rối loạn, tạo nên những bạch cầu ác tính. Chúng tăng trưởng nằm ngoài tầm kiểm soát, vượt tầm nhu cầu cơ thể, áp đảo các tế bào khác trong máu làm cho máu không thể thực hiện được đúng các chức năng hằng ngày.

Ung thư máu là loại ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến. Bạch cầu vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, vì thế bạch cầu sau đó thường ăn chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì thế người bệnh khi mắc bệnh sẽ bị thiếu máu đến chết. Đây là căn bệnh ung thư duy nhất mà không tạo ra u.

* Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu

Các nhà nghiên cứu đã có thể xác định một số yếu tố nguy cơ đối với một số loại bệnh bạch cầu:

+ Hút thuốc lá: Hút thuốc khiến bạn có nguy cơ mắc phải nhiều loại ung thư, bao gồm cả Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML). 1 trong 4 trường hợp AML có liên quan đến hút thuốc lá. Các chất gây ung thư trong thuốc lá được hấp thụ bởi phổi và sau đó đi đến mạch máu.

Ung thư máu có lây không và cách phòng bệnh

+ Tiếp xúc với một số hóa chất: Benzen là một sản phẩm phụ hóa học của than đá và dầu mỏ. Nó được sử dụng chủ yếu trong xăng, tuy nhiên nó được chứa trong những thứ khác như sơn, dung môi, chất dẻo, thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa. Những người làm việc trong nhà máy sản xuất các sản phẩm này có thể tự đặt mình vào nguy cơ bị bệnh bạch cầu.

+ Có tiền sử hóa trị liệu trước đây hoặc xạ trị: Những người đã được điều trị các loại ung thư khác với hóa trị liệu và xạ trị có nguy cơ  mắc bệnh bạch cầu nhưng nguy cơ không quá cao.

+ Tiếp xúc với bức xạ hạt nhân nguyên tử: Một ví dụ của loại phơi nhiễm này là vụ nổ hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl, hoặc vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản trong Thế chiến II.

+ Bên cạnh đó, có những yếu tố nguy cơ khác cho bệnh bạch cầu mà không phải là dễ dàng tránh, chẳng hạn như: Tuổi tác, tiền sử gia đình, virus gây bệnh bạch cầu dòng T ở người, hội chứng rối loạn sinh tủy (loạn sản tủy).

* Những triệu chứng chính của bệnh ung thư máu

+ Người bệnh thường xuyện bị sốt, nhức đầu, dễ cảm lạnh, đau khớp. Những triệu chứng này thường lặp lại trong thời gian dài. Người bệnh có sức đề kháng yếu do lượng bạch cầu sinh ra lớn nhưng lại không chống lại được vi khuẩn có hại.

+ Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức và da chuyển sang màu trắng nhạt. Những triệu chứng này xuất hiện là do lượng hồng cầu trong máu bị thiếu hụt.

Ung thư máu có lây không và cách phòng bệnh

+ Dễ bị nhiễm trùng. Gặp phải tình trạng này là do lượng bạch cầu không bình thường sản sinh nhiều.

+ Hay bị chảy máu răng, dễ bầm. Hiện tượng này là do khả năng đông máu bị giảm xuống.

+ Nếu là bệnh nhân nữ sẽ có biểu hiện ra mồ hôi về đêm.

+ Ngoài những triệu chứng chung của bệnh các bạn còn có thể nhận biết những triệu chứng dễ nhận thấy đối với người bệnh.

- Xuất hiện đốm đỏ trên da- lượng tiểu cầu giảm: Khi da xuất hiện những đốm đỏ trong thời gian ngắn và phát triển khá nhanh thì đó là biểu hiện của tiểu cầu giảm đột ngột. Tiểu cầu có vai trò quan trọng vì nó ngăn chặn việc đông máu, và chảy máu. Do đó tiểu cầu giảm thì da của bạn sẽ nhợt nhạt, trắng bệch

- Đau các khớp, xương - Do bạch cầu sản sinh quá nhiều: Do lượng bạch cầu được sinh ra nhiều tại tủy xương nên gây ra hiện tượng chèn ép tạo ra cảm giác đau nhức các khớp xương. Nếu như tình trạng này kéo dài bạn cần đến các bệnh viện để khám tổng thể.

- Thường xuyên bị sốt, nhức đầu - Do bạch cầu không kháng lại được vi khuẩn có hại: Khi bị ung thư máu người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, nhức đầu. Đó là biểu hiện của lượng bạch cầu được sinh ra nhiều nhưng nó lại không bình thường nên không chống lại được những vi khuẩn có hại. Sức đề kháng yếu dần, thường xuyên bị cảm, dễ viêm nhiễm. Người bệnh khi bị thương sẽ rất khó lành. Những cơn đau đầu dữ dội kéo dài sẽ là biểu hiện kinh khủng nhất của bệnh ung thư. Do những tế bào máu bị suy thoái dẫn đến tình trạng thiếu oxy, và thiếu máu lên não.

- Sưng hạch, bạch huyết và chảy máu cam: Người bị bệnh bạch cầu thường xuyên bị sưng hạch to. Người bệnh thường xuyên bị chảy máu cam nhưng do biểu hiện không nặng nên triệu chứng này thường xuyên bị bỏ qua. Nếu tình trạng đổ máu cam kéo dài cần đến cơ sở y tế và bệnh viện lớn để điều trị.

Ung thư máu có lây không và cách phòng bệnh

- Mệt mỏi, khó thở: Đây là những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Do những biểu hiện khó thở, mệt mỏi kéo dài sẽ xuất hiện. Khi bạch cầu tăng, khiến người bệnh bị thiếu máu nên thường xuyên mệt mỏi, xanh xao vì không đủ oxy trong máu.

* Ung thư máu có lây không?

Ung thư máu cũng giống như các bệnh ung thư khác, không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua bất kỳ con đường nào, chẳng hạn như hô hấp, tiếp xúc, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, vv..

* Ung thư máu có chữa được không?

Hầu hết trẻ em được chẩn đoán bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) có thể được chữa khỏi. Ngoài ra, các bệnh bạch cầu mạn tính (CLL và CML) có thể kiểm soát trong nhiều năm. Ngay cả những trường hợp không thể chữa khỏi, các phương pháp điều trị có thể giúp bệnh nhân sống lâu dài.

* Cách phòng bệnh ung thư máu như thế nào?

Hiện không có một cách phòng ngừa bệnh ung thư máu nào là hiệu quả tuyệt đối. Mà để đạt được hiệu quả tối ưu nhất mỗi người cần phải biết kết hợp giữa nhiều cách phòng ngừa bệnh ung thư máu khác nhau để phòng ngừa một cách toàn diện nhất:

- Làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch, tránh xa các vùng có mỏ chất phóng xạ có hại. Những người làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với tia X phải đảm bảo an toàn lao động, phải có bảo hộ khi làm việc. Đối với người bình thường không nên chụp xquang, CT quá nhiều lần mà không cần thiết phải chụp.

- Sinh hoạt điều độ lành mạnh, ăn đúng bữa đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để chống đỡ lại các tác nhân bên ngoài như các loại vi khuẩn, virus. Điều này làm hạn chế mắc các bệnh lý về tim mạch, chuyển hóa cũng như các bệnh ung thư. Nên lựa chọn các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư: rau cải, cà chua, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cá, các loại đậu, hạn chế mỡ động vật và đồ ăn công nghiệp (đồ ăn đóng hộp, đồ muối dưa cà..), tránh dùng dầu mỡ chiên lại nhiều lần...

Ung thư máu có lây không và cách phòng bệnh

- Người làm việc trong môi trường nhiều hóa chất độc hại, đặc biệt là Benzen cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bảo hộ. Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, khi sử dụng các sản phẩm thông thường như nước rửa bát, nước lau nhà, chất thơm, mỹ phẩm, sơn móng tay… nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận đảm bảo an toàn. Ngày nay, người ta thường ưa chuộng những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường hơn là những sản phẩm tổng hợp từ hóa chất.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về bệnh ung thư máu và giúp bạn trả lời câu hỏi ung thư máu có lây không. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc !

Mách bạn:

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị ung thư bạn có thể tham khảo chi tiết tại:

>>> Các loại thuốc điều trị ung thư tốt nhất hiện nay

>>> Thuốc Vidatox Plus - Hỗ trợ điều trị ung thư

>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư

 

Viết bình luận