U gan ác tính có chữa được không - BNC medipharm

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm và nhiều ngươì mắc phải. Vậy u gan ác tính có chữa được không là câu hỏi của nhiều người. Ung thư gan do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus viêm gan B, C, xơ gan, người bị bệnh tiểu đường, béo phì, người hút thuốc lá, người nghiện rượu,… là những nguyên nhân gây ung thư gan. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trả lời xem u gan ác tính có chữa được không.

u gan ác tính có chữa được không

* U gan ác tính có chữa được không?

Bệnh u gan ác tính nếu được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị lên tới 80%. Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu u còn nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số bệnh nhân đến bệnh viện khám thì ung thư gan đã ở giai đoạn cuối.

Nếu được phẫu thuật khi kích thước khối u dưới 3cm, gan chỉ mới bị xơ thì khả năng sống thêm sau 5 năm lên đến 80 – 90%. Tỷ lệ trên sẽ giảm còn 60% nếu khối u từ 3 - 6cm, và chỉ còn 10 - 15% nếu khối u lớn hơn 6cm. Trường hợp khối u lớn hơn 10cm, thì không chữa khỏi được, nhất là khi bệnh nhân đã bị vàng da, vàng mắt. Việc điều trị chỉ có thể kéo dài sự sống và giảm đau.

* Nguyên nhân, triệu chứng và cách phát hiện sớm u gan ác tính

Hầu hết những người mắc ung thư gan đều bị bệnh gan mạn tính (tổn thương gan lâu dài gọi là xơ gan), gây sẹo xơ ở gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Điều kiện gây xơ gan là viêm gan b , viêm gan C, nghiện rượu, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…

Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, lối sống. Xơ gan do bất kỳ nguyên nhân nào là yếu tố nguy cơ gây ung thư gan.

Ung thư gan giai đoạn sớm ít có triệu chứng nên thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi đã có biến chứng. Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển như: Chán ăn; đau, nặng tức vùng hạ sườn phải (HSP); trướng bụng; vàng da, củng mạc mắt…

Trong giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng trên rõ ràng, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh: Sụt cân; buồn nôn, nôn; mệt mỏi; chán ăn; trướng bụng; đau, nặng tức vùng HSP; ngứa; vàng da, củng mạc mắt; đi ngoài phân trắng/bạc màu. Vì vậy nếu có một trong các triệu chứng trên người bệnh cần đi kiểm tra và tầm soát bệnh ngay.

u gan ác tính có chữa được không

+ Chẩn đoán phát hiện bệnh

Cách tốt nhất để phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ có siêu âm gan ít nhất mỗi 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (xơ gan, viêm gan mạn do rượu, viêm gan virus B, C,…). Khi nghi ngờ có ung thư gan, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm những xét nghiệm, thăm dò sau để chẩn đoán:

- Xét nghiệm máu: Alpha - fetoprotein (AFP) có thể tăng lên ở 70% bệnh nhân ung thư gan nhưng cũng có thể bình thường. Khi AFP tăng cao là dấu hiệu nghi ngờ lớn với ung thư gan.  Tuy nhiên, AFP có thể tăng trong xơ gan và viêm gan mạn. Ngoài AFP, xét nghiệm khác cũng có thể được dùng để phát hiện ung thư gan là DCP (Des - gamma - carboxyprothrombin) hay còn gọi là PIVKA – II cũng có độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ung thư gan.

- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) có dùng thuốc đối quang từ có thể được chỉ định để đánh giá động học của u gan. Các phương pháp này cho phép đánh giá tương đối chính xác tính chất của u gan cũng như số lượng, vị trí, liên quan của u gan với các thành phần quan trọng khác trong gan (mạch máu, đường mật).

Ngoài ra, còn giúp đánh giá tình trạng di căn tại gan, ngoài gan của ung thư gan. Tuy nhiên với các tổn thương kích thước nhỏ (dưới 1cm) thường khó đánh giá tính chất.

- Sinh thiết gan: Không cần thiết trong mọi trường hợp, đặc biệt là khi các dấu ấn miễn dịch và chẩn đoán hình ảnh là rõ ràng cho việc chẩn đoán ung thư gan. Do đó sinh thiết gan chỉ nên chỉ định khi thật sự cần thiết bởi việc sinh thiết cũng có những rủi ro nhất định: Nhiễm trùng, chảy máu, gieo rắc tế bào ung thư theo đường đi của kim sinh thiết (1 – 3% trường hợp).

* Các phương pháp điều trị u gan ác tính

Phác đồ điều trị ung thư gan phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và phụ thuộc vào tình trạng của gan (tức là mức độ nghiêm trọng của bệnh gan mà bạn mắc trước khi bị ung thư). Hiện có các phương pháp điều trị ung thư gan bao gồm:

u gan ác tính có chữa được không

+ Phẫu thuật: Nhằm loại bỏ phần gan bị ung thư.

+ Ghép gan: Thay thế gan bị bệnh với một gan khỏe mạnh từ người

+ Phá huỷ u gan tại chỗ: Tiêu diệt tế bào ung thư ở gan bằng nhiệt, laser, xạ trị hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào khối ung thư.

+ Hóa trị: Là một liệu trình thuốc để diệt tế bào ung thư hoặc ngăn ung thư tiếp tục phát triển.

+ Liệu pháp miễn dịch: Dùng thuốc kết hợp với nâng hệ miễn dịch của cơ thể để ngăn ung thư tiến triển.

+ Nút mạch gan: Nhằm ngăn động mạch cung cấp máu, khiến cho khối ung thư không được nuôi dưỡng. Nút mạch gan có thể kết hợp trong điều trị với hóa trị hoặc xạ trị.

* Quy trình điều trị u gan ác tính

+ Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm:

- Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan tổn thương có thể chữa lành bệnh. Phần gan còn lại sau khi phẫu thuật cần được kiểm tra định kỳ.

- Việc phẫu thuật gan được khuyến cáo chỉ định cho những bệnh nhân có chức năng gan ổn định, thường là Child-Pugh loại A (phẫu thuật tốt) và không bị tăng huyết áp. Ghép gan cũng được chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm.

+ Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không thể can thiệp phẫu thuật, đã điều trị tại chỗ nhưng không đáp ứng hoặc những bệnh đã di căn:

- Đối với những bệnh nhân không thể can thiệp phẫu thuật cắt gan, ghép gan sẽ được chỉ định cho các trường hợp có khối u đường kính nhỏ hơn 5 cm hoặc có 2 - 3 khối u nhỏ có đường kính dưới 3 cm, không mắc các bệnh khác, trong đó có bệnh mạch máu.

- Nếu có thể, áp dụng liệu pháp điều trị tại chỗ trước khi can thiệp ghép gan như xạ trị, hoá trị, xạ phẫu…

+ Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không thể can thiệp phẫu thuật và đã di căn:

Bệnh nhân được chuẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào giai đoạn muộn thường được đề nghị điều trị toàn thân như sau:

- Sorafenib 400mg dùng đường uống, 2 lần mỗi ngày (thường bắt đầu 200mg mỗi ngày, sau đó là 200mg 2 lần mỗi ngày)

- Đối với rối loạn chức năng gan trung bình, sử dụng 200mg dùng đường uống.

+ Đối với bệnh nhân đã điều trị bằng Sorafenib:

Có thể dùng Regorafenib 160 mg đường uống/hàng ngày trong 21 ngày đầu tiên của mỗi chu kỳ 28 ngày; tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh tiến triển tốt hoặc gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Nivolumab 240 mg truyền tĩnh mạch mỗi 2 tuần (đối với bệnh nhân HCC trước đó được điều trị với Sorafenib) cho đến khi tiến triển bệnh hoặc gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu u gan ác tính có chữa được không và cách chữa như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Ung thư gan có nên ăn trứng không và cách ăn như thế nào

>>> Cách chữa ung thư gan bằng lá đu đủ an toàn hiệu quả

>>> Paw paw cell reg tăng cường miễn dịch phòng ngừa bệnh ung thư

Viết bình luận