Ung thư gan có nên ăn trứng không và cách ăn như thế nào

Ung thư gan là căn bệnh phổ biến hiện nay và cướp đi tính mạng của rất nhiều người. Vậy ung thư gan có nên ăn trứng không và cách ăn như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư gan là loại bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong rất cao, đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi. Chế độ ăn uống tốt sẽ giúp cho người bệnh nhanh phục hồi hơn. Ngược lại chế độ ăn uống không tốt sẽ khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết bệnh ung thư gan có nên ăn trứng không.

Ung thư gan có nên ăn trứng không và cách ăn như thế nào

* Tác dụng của trứng gà với sức khỏe

+ Làm chậm quá trình lão hóa: Điều này thể hiện rõ qua nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan. Theo đó, 87% phụ nữ từ 35-40 tuổi đã hoàn toàn biến mất những vết nám, tàn nhang trên da, ở nam giới, các nếp nhăn xung quanh mắt cũng giảm đi rõ rệt nhờ việc ăn trứng gà.

+ Giảm cân: Các nhà khoa học Mỹ đã đi đến kết luận rằng nếu bạn kết hợp chế độ ăn kiêng với việc ăn trứng gà vào bữa sáng thì sẽ giúp đẩy nhanh gấp đôi tốc độ giảm cân. Một bữa ăn sáng với trứng như vậy cũng sẽ giúp bạn giảm bớt lượng thực phẩm tiêu thụ trong một ngày.

+ Giảm nguy cơ ung thư: Choline là một chất vô cùng quan trọng với não bộ, đồng thời còn giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Theo kết quả của một nghiên cứu, cho thấy, nữ giới ở lứa tuổi thanh thiếu niên nếu ăn kiêng có trứng gà hàng ngày sẽ giảm 18% nguy cơ ung thư vú.

+ Vitamin B giúp bảo vệ da, tóc và gan: Biotin, vitamin B12, và lượng protein được hấp thu từ trứng gà giúp tăng cường sức khỏe cho da và tóc. Phospholipid chứa trong trứng gà thúc đẩy loại bỏ độc tố khỏi gan. Biotin, vitamin B12, và lượng protein được hấp thu từ trứng gà giúp tăng cường sức khỏe cho da và tóc.

+ Tăng cường thị lực: Nghiên cứu mới cho thấy trứng gà rất giàu lutein có vai trò tăng cường thị lực, giúp bạn có được cái nhìn sắc nét hơn. Sự thiếu hụt của lượng chất này sẽ phá hoại mô tích tụ trong mắt, khiến đôi mắt không thể đảo ngược linh hoạt, gây suy yếu thị lực. Tuy nhiên, nếu ăn 2 quả trứng gà mỗi ngày thì bạn có thể khắc phục được hiện tượng này.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Mặc dù điều này trái với các quan điểm trước đây, nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng cholesterol từ trứng cân bằng với phosphatides nên không gây hại cho sức khoẻ của chúng ta. Nó cũng ức chế sự sản xuất cholesterol của cơ thể. Ngoài ra, trứng chứa axit omega-3 làm giảm mức triglyceride, do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Ung thư gan có nên ăn trứng không và cách ăn như thế nào

+ Vitamin D trong trứng gà giúp hấp thụ canxi tốt hơn: Nếu được lựa chọn việc uống một thìa dầu cá hay ăn một quả trứng luộc, chắc hẳn bạn vẫn thích thú hơn với lựa chọn thứ hai. Đặc biệt là hàm lượng vitamin D ở cả hai trường hợp là tương đương nhau. Hơn nữa, các nhà khoa học đã tìm ra cách tăng lượng vitamin D trong trứng bằng cách cho gà ăn các chất bổ sung đặc biệt. Vitamin D giúp hấp thụ và củng cố sức khỏe của xương, răng.

+ Món ăn dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ: Vitamin B cũng tham gia vào việc hình thành hormone giới tính. Vitamin B9 có một tên gọi khác là folic acid có vai trò giúp hình thành tế bào hồng cầu và ống dẫn dây thần kinh, giảm nguy cơ chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Đó là lý do vì sao vitamin B9 rất cần thiết cho phụ nữ trong quá trình thai nghén. 1 quả trứng gà chứa 7,0 mcg vitamin B9 nên bạn đừng vội bỏ qua nguồn thực phẩm tuyệt vời này.

* Bệnh ung thư gan có nên ăn trứng không

Theo các chuyên gia y khoa, người khỏe cũng như người mắc ung thư cần ăn uống đầy đủ nhóm dưỡng chất. Trứng là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trứng không phải là thủ phạm gây bệnh nếu ăn ở mức bình thường và ăn đều đặn. Trứng gà thường thơm ngon hơn và có nồng độ ít chất béo hơn trứng vịt, có lượng đạm cao. Chất lecithin trong trứng là lipit quý. Bệnh nhân ung thư nên ăn đều đặn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày.

Ngoài trứng, người bệnh còn nên bổ sung các chất dinh dưỡng khác như: sữa và các thực phẩm từ sữa, thịt gà, cá, các loại rau xanh (rau màu xanh đậm như rau bi-na, măng tây, ớt xanh, bắp cải Brussels, bông cải xanh, cải xoong và các loại rau khác…), thực phẩm ngũ cốc và các loại hạt, các loại đậu, các loại hạt và hạt giống, chất béo không bão hoà đơn (từ hạt cải dầu, dầu oliu, hạt ô liu, quả bơ.Các loại nước sốt dầu, giấm hoặc nước sốt trộn salad ít béo; thức uống lúa mạch tự làm, trà hoa cúc, đồ uống điện giải pha loãng; Sốt chua ngọt, chiết xuất hoặc hương vị khác, nước sốt cà chua, ướp thịt, mù tạt, nước tương, tương ớt, gia vị nước sốt tabasco và thảo dược, nước sốt teriyaki, giấm, rượu… Nên chế biến thức ăn thành dạng lỏng như súp, cháo, sinh tố… và chia nhỏ thành nhiều bữa để người bệnh dễ ăn hơn.

+ Bệnh nhân ung thư nên chú ý: Bệnh nhân ung thư không nên ăn các loại trứng sống, trứng lòng đào. Không nên ăn gia cầm, thịt tái hoặc sống, thịt chế biến như dăm bông, thịt muối, xúc xích, thịt ướp muối, thịt hộp; các loại hạt được nấu cùng chất béo, bơ và dầu như: cơm rang, bánh kếp, bánh sừng bò, bánh ngọt, bánh ca-ri, bánh quy và bánh quy kem, bánh chiên, khoai tây chiên; chất béo bão hoà như bơ loãng, mỡ lợn; ớt, hạt tiêu; tránh xa thuốc lá, rượu bia …

Ung thư gan có nên ăn trứng không và cách ăn như thế nào

Trước khi đưa ra chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp. Ngoài ra, một thái độ hoạt động và tích cực hơn cùng với sự quan tâm của những người xung quanh sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu với bệnh ung thư.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu ung thư gan có nên ăn trứng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Kỳ diệu bài thuốc cứu sống nhiều người ung thư gan - BNC medipharm

>>> Bị ung thư gan có chữa được không và cách phòng bệnh ra sao

>>> Cách chữa ung thư gan bằng lá đu đủ an toàn hiệu quả

Viết bình luận