Bạn bị bệnh mạch vành, bạn muốn tìm cách điều trị, bạn chưa biết cách nào? Thực đơn cho người bị bệnh mạch vành như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Bệnh mạch vành là căn bệnh phổ biến hiện nay và nhiều người mắc phải. Bệnh mạch vành cần sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng giảm cholesterol máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu thực đơn cho người bệnh mạch vành như thế nào.
* Thực đơn cho người bị bệnh mạch vành
1. Thực phẩm giảm cholesterol và ngăn ngừa cục máu đông
+ Nấm hương: Nấm hương có chất dinh dưỡng cực kỳ phong phú, nó hỗ trợ tốt cho các bệnh như hạ huyết áp, tiêu mỡ, chống u, chống các chất độc.
+ Bí đao: Theo các nghiên cứu cho thấy, bí đao không hàm chứa chất béo, làm lượng natri rất thấp, có tác dụng lợi tiểu. Trong bí đao còn có chất axit malonic, có thể hạ mỡ trong máu và khử chất mỡ thừa trong cơ thể.
+ Cá hồi: Cá hồi rất giàu acid béo omega-3 lành mạnh, DHA và EPA giúp tăng mức cholesterol có lợi, có tác dụng làm giảm nồng độ triglycerid, giảm viêm mạch máu và sự hình thành các cục máu đông trong động mạch.
+ Tỏi: Cách dễ dàng để làm sạch động mạch một cách tự nhiên là ăn tỏi. Tiêu thụ tỏi thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch chủ. Nó cải thiện sức khỏe động mạch bằng cách làm giảm cholesterol xấu.
+ Rau diếp cá: Rau diếp cá là loại rau có nhiều xenlulo hạ mỡ trong máu. Bản thân xenlulo không bị hấp thu vào cơ thể mà nó còn có tác dụng làm no bụng, giảm bớt hấp thu thức ăn vào cơ thể, có tác dụng khử mỡ hạ đường, phòng ngừa chứng u ở ruột.
+ Dưa hấu: Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), ăn dưa hấu giúp giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch (sự tích tụ mảng bám trong động mạch) ở động vật. Ngoài ra, dưa hấu còn giúp giảm huyết áp, giảm tích tụ mỡ bụng, giảm các rủi ro liên quan đến tích tụ mảng bám động mạch và bệnh tim.
+ Táo: Có rất nhiều loại trái cây có tác dụng tốt đối với căn bệnh mỡ trong máu, nhưng táo vẫn là loại trái cây được nhắc đến nhiều nhất. Với hàm lượng chất xơ hòa tan dồi dào, táo có thể loại bỏ toàn bộ lượng chất béo dư thừa bên trong cơ thể, trong đó không thể thiếu sự có mặt của cholesterol xấu.
Ngoài ra, với khả năng phân hủy axit acetic, táo cò giúp ngăn chặn sự dị hóa của các thành mỡ thừa trong máu gồm triglyceride và cholesterol.
+ Giá đỗ: Đỗ xanh là một trong những loại thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giá trong quá trình lên mầm, vitamin C có thể cao lên gấp 6, 7 lần so với hàm lượng vốn có trong đỗ xanh. Hàm lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.
Bên cạnh đó, chất xơ trong giá đỗ xanh có thể giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể, kết hợp với cholesterol đồng thời chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic bài trừ ra ngoài cơ thể, từ đó giảm mức cholesterol.
2. Thực phẩm giàu chất chống oxi hóa
Cần lựa chọn thực phẩm chống oxy hóa để dọn dẹp các gốc tự do sẽ giúp ngăn chặn phản ứng viêm và sự phát triển của căn bệnh này. Tốt nhất hãy chọn chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các loại hạt, ngũ cốc, cá, và các loại dầu lành mạnh. Các chất chống oxy hóa như: vitamin E, C, A... thường được tìm thấy trong cá tươi, các loại rau quả có màu xanh, đỏ, hoặc vàng đậm như súp lơ xanh, rau cải bó xôi, rau bina, cải xoăn, cà chua, cà rốt, dâu tây, cam, quýt, dưa hấu, mận tím… Rau quả nhiều màu sắc có tác dụng chống oxy hóa tốt cho người bệnh mạch vành.
Một số thực phẩm như: gừng, nghệ, tỏi và hành tây, nho khô, nho tươi, quả chà là, việt quất, dâu tây, quế, cam thảo… có chứa salicylate, một hóa chất có thể ngăn chặn các tiểu cầu kết dính và làm chậm quá trình đông máu. Ngoài ra, loại axít béo như omega-3 có nhiều trong các loài cá như: cá thu, cá cơm, cá hồi, cá ngừ, cá trích và một số loại hạt như: hạt lanh, đậu, dầu ôliu hay quả óc chó... cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa cục máu đông.
Với người bệnh mạch vành đang sử dụng thuốc chống đông máu kháng vitamin K như Sintrom (Acenocoumarol) và Coumadin (warfarin)... nên đặc biệt lưu ý khi lựa chọn thực phẩm bởi có nhiều loại chứa hàm lượng vitamin K lớn có thể gây cản trở tác dụng của thuốc chống đông. Các loại thực phẩm có chứa vitamin K bao gồm cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp, củ cải, rau chân vịt, súp lơ, mùi tây, hành xanh, rau muống, măng tây và rau diếp; mù tạt; trà xanh; bơ; gan động vật, thịt cừu, thịt bò; dầu đậu tương, đậu nành...
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực đơn cho người bị bệnh mạch vành như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Thuốc điều trị hẹp mạch vành loại nào tốt
>>> Top 3 thuốc điều trị bệnh mạch vành tốt nhất hiện nay
>>> Nguyên nhân bệnh mạch vành là gì và cách phòng bệnh ra sao
Viết bình luận