Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? - BNC medipharm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không là câu hỏi của nhiều người. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không.

Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không

1. Tổng quan về căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

+ Nguyên nhân bệnh Thoát vị đĩa đệm:

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:

- Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương

- Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương

- Do chấn thương ở vùng lưng

- Yếu tố di truyền

- Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

- Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm

- Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng

+ Triệu chứng bệnh Thoát vị đĩa đệm:

Một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình bao gồm:

- Triệu chứng tê bì tay chân: nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, luôn thấy mình như bị kiến bò trong người,…

- Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.

- Yếu cơ, bại liệt: xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được. Giai đoạn này người bệnh khó có thể đi lại vận động, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn

- Cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì

+ Bệnh nhân cần tới bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:

- Tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu

- Đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt thường nhật

- Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn

+ Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:

- Hội chứng đuôi ngựa: rễ thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép, khiến việc đi đại tiện không kiểm soát.

- Khi nhân nhầy chui vào trong ống sống, chèn ép rễ thần kinh, làm hẹp khoang sống sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.

- Rối loạn cơ vòng: Khi rễ thần kinh bị tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến cơ vòng đường tiểu: bí tiểu, sau đó lại đái dầm dề, nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động

- Không vận động lâu ngày sẽ khiến cơ trở nên suy yếu, bị teo, các chi teo nhanh chóng, chân tay bé lại, khả năng đi lại, vận động giảm sút.

2. Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?

Trên thực thế, dây thần kinh chi phối kiểm soát chức năng tình dục nằm ở cột sống xương cùng và hầu như không bị ảnh hưởng bởi thoát vị đĩa đệm. Tuy vậy, những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên có thể tác động nhiều đến tâm lý người bệnh. Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là ở vùng thắt lưng sẽ cảm thấy khó khăn trong vận động và ít có hứng thú khi quan hệ. Có rất nhiều trường hợp người bệnh bị cảm thấy sợ hãi khi nhắc đến chuyện chăn gối.

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục, tuy nhiên nên hạn chế ở mức độ vừa phải và hợp lý. Các bác sĩ cũng đưa ra một số lời khuyên cho bệnh nhân trong vấn đề quan hệ tình dục theo mức độ bệnh.

Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, việc quan hệ vẫn có thể bình thường nhưng cần tìm hiểu rõ tư thế với cường độ vừa phải, kèm theo đó là sự trợ giúp của đối phương nhằm hạn chế cơn đau xảy ra. Với tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng, khi phần nhân nhầy của đĩa đệm đã thoát ra hoàn toàn và chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh nên hạn chế việc quan hệ vì có thể khiến cơn đau thêm dữ dội, bệnh có thể sẽ trở nặng hơn.

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho “thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không” rồi phải không. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn các giải pháp an toàn nhất khi quan hệ cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không

+ Tư thế quan hệ an toàn cho người thoát vị đĩa đệm:

Tư thế quan hệ an toàn cho người thoát vị đĩa đệm là tránh dồn lực vào lưng hoặc cúi lưng. Bạn có thể áp dụng những tư thế sau nếu mong muốn hạn chế những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra khi quan hệ tình dục.

- Tư thế nằm sấp:

Đây là tư thế phù hợp khi nữ bị thoát vị đĩa đệm. Người nữ nằm sấp, hướng mặt về phía sàn, giữ cho cột sống cong tự nhiên và cố gắng không di chuyển nhiều. Một chiếc gối đặt dưới lưng hoặc cổ sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem bôi giảm đau, massage hay tắm nước nóng giúp thư giãn cơ cơ thể. Sử dụng đệm cứng hoặc sàn cứng thay vì đệm mềm cũng giúp giữ cột sống cong tự nhiên khi quan hệ. Điều quan trọng hơn, bạn cần giữ tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái, không căng thẳng và hãy mạnh dạn bày tỏ với bạn tình để cùng tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất nhé.

- Tư thế quan hệ đứng:

Với tư thế này sẽ khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi bị thoát vị đĩa đệm ở lưng. Ngược lại, tư thế uốn người về phía trước sẽ làm cơn đau thêm nghiêm trọng.

Trong trường hợp này, nếu người bệnh là nam, bạn có thể áp dụng tư thế doggy quan hệ từ phía sau, chú ý dùng lực từ chân thay vì hông và luôn giữ lưng thẳng. Còn nếu là nữ, tư thế truyền thống nam trên-nữ dưới mặt đối mặt sẽ khiến bạn không cần di chuyển nhiều.

Bạn cần chú ý giữ lưng cố định, không co chân quá sâu làm cột sống cong về phía trước.

3. Giải pháp cho bệnh thoát vị đĩa đệm

Bi-Jcare Max là một giải pháp tổng thể và toàn diện, đột phá trong phòng và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đây là một công thức đặc biệt được nghiên cứu bởi đội ngũ các nhà khoa học về dược lý của hãng dược phẩm nổi tiếng VitaCare Pharma Inc. của Hoa Kỳ, để đáp ứng nhu cầu của xã hội về một sản phẩm phòng, điều trị, chăm sóc và bảo dưỡng hệ xương khớp một cách toàn diện. Bi-Jcare Max đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng VitaCare Pharma Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu với số Đăng Ký Công Bố Sản Phẩm: 7558/2020/ĐKSP. Với sự có mặt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ thảo dược và nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như: Glucosamin, Chondroitin, MSM, Hyaluronic Acid, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan),Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.Calcium, Vitamin D3 và Sodium với độ tinh khiết và sinh khả dụng cao có trong Bi-Jcare Max đã tạo ra một sản phẩm hoàn hảo với các tác dụng hợp đồng, phổ rộng để giải quyết một cách triệt để các vấn đề mà hệ xương khớp đối mặt hàng ngày như thoái hoá sụn khớp, khô chất nhờn, viêm cấp và mãn, loãng xương, khắc phục các tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp một cách an toàn và hiệu quả.

Bi-JCare Max

Công dụng Bi-JCare Max:

>> Bổ sung dịch nhờn khớp và tái tạo sụn khớp, củng cố sức khoẻ dây chằng các khớp.

>> Giúp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ và đốt sống lưng.

>> Giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, giãn dây chằng.

>> Bổ sung canxi, vitamin D và vi khoáng giúp phòng chống loãng xương và gai cột sống.

>> Giảm đau và chống viêm khớp cấp và mãn, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...

>> Phòng, bảo dưỡng sức khỏe tổng thể hệ xương khớp.

>> Sản phẩm sức khỏe xương khớp cho mọi nhà.

Bi-Jcare Max giúp:

- Tái tạo Sụn Khớp: nhờ các hoạt chất sinh họcGlucosamin, Chondroitin, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan),Undenatured Collagen Type-II (UCII),Hyaluronic Acid vàMSM là những thành phần chính để cấu tạo nên sụn khớp.

- Giúp Bổ Sung và Tái Tạo Chất Nhờn: Hyaluronic Acid là thành phần chính, quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp. Glucosamin, Chondroitin, MSM, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan),Undenatured Collagen Type-II (UCII) cùng Hyaluronic Acid tạo nên sự trẻ hoá, tái tạo chất nhờn, sụn khớp và giúp khớp khoẻ mạnh.

- Giúp Chống lão hoá và Thoái Hoá Khớp: Hyaluronic Acid là thành phần không thể thiếu trong dịch khớp, nó có tác dụng chống oxy hoá và khử các gốc tự do giúp bảo vệ khớp không bị thoái hóa, Chondroitin, MSM, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.

- Giúp giảm đau và chống viêm trong các bệnh lý xương khớp mà không cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm nhóm không steroid là nhờ các hoạt chất tự nhiên: Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext, Glucosamin, Chondroitin, MSM

- Giúp Chống Loãng Xương: Calcium, Vitamin D3 và Sodium
Chondroitin, MSM, Hyaluronic Acid, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.

Xem thêm sản phẩm tại: >>> Bi-Jcare Max - Giải pháp tổng thể cho bệnh lý xương khớp

ẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 7558/2020/ĐKSP

4. Lưu ý khi bị thoát vị đĩa đệm

+ Ngưng khuân vác các đồ vật nặng: Khuân vác các vật nặng quá sức sai tư thế sẽ gây ra áp lực lên vùng cột sống khiến các chấn thương rất khó hồi phục. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên hạn chế mang vác các vật nặng có trọng lượng lớn hơn 2kg, kể cả việc bế em bé.

+ Không ngồi quá lâu: Tư thế ngồi sẽ tạo ra áp lực lên đĩa đệm cột sống gấp 3 lần khi đứng. Vì vậy, ngồi liên tục trong thời gian dài sẽ khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, khi ngồi trước màn hình máy tính, mọi người thường có khuynh hướng ngồi khom lưng, gây ra càng nhiều áp lực lên đĩa đệm.

+ Không chạy nhảy hoặc cử động thắt lưng quá mạnh: Chạy nhảy hoặc thực hiện các cử động cúi gập người, xoay vặn thắt lưng sẽ gây ra áp lực đáng kể lên đĩa đệm, khiến bệnh tình càng nặng hơn, tác động không tốt đến quá trình điều trị. Vì vậy, khi cơn đau mới bắt đầu xuất hiện hoặc trong quá trình điều trị, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên hạn chế tối đa các cử động ảnh hưởng đến cột sống.

+ Không nằm nhiều: Nghỉ ngơi rất cần thiết cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc nằm nhiều mà không hoạt động sẽ khiến các cơ khớp dần bị co cứng, mất đi tính linh hoạt. Vì vậy, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hàng ngày nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục các chấn thương.

+ Chú ý khi cười, hắt hơi hoặc ho: Đĩa đệm bị thoát vị rất nhạy cảm với các áp lực dù là nhỏ nhất. Vì vậy, tác động từ một cái hắt hơi, ho hoặc cười đều có thể khiến cơn đau trở nặng hơn. Để tránh tình trạng này, khi chuẩn bị ho hoặc hắt hơi, bạn nên giữ chặt các cơ ở vùng bụng, cố gắng không để đầu ngả về phía trước.

+ Thận trọng khi thay đổi tư thế: Khi đang nằm và muốn đứng lên, người bệnh cần chuyển tư thế từ từ, ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột.

+ Tư thế ngồi và nằm cho người thoát vị đĩa đệm: Bên cạnh các phương pháp trị liệu thông thường, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh nên tập các tư thế ngồi cũng như tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm và…

+ Ngồi đúng tư thế khi làm việc giúp hạn chế cơn đau do thoát vị đĩa đệm: Lựa chọn bàn ghế với độ cao phù hợp cũng như luyện tập ngồi đúng tư thế sẽ giúp cải thiện đường cong cột sống tự nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh lý cột sống hiệu quả. Ngoài ra, sau 1-2 tiếng làm việc, bạn nên đứng lên đi lại thư giãn, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm

>>> Biểu hiện thoát vị đĩa đệm

>>> Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Viết bình luận