Tác dụng của rau tầm bóp với sức khỏe con người như thế nào?

Rau tầm bóp là thảo dược được dùng nhiều trong y học cổ truyền và cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Vậy tác dụng của rau tầm bóp với sức khỏe con người như thế nào. Các chất trong cây tầm bóp được cho là có khả năng kích thích miễn dịch hiệu quả. Đặc biệt là khả năng chống tế bào ung thư, nhất là ung thư bạch cầu. Chất Physalin F và D có hoạt chất diệt tế bào ung thư ác tính. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Tác dụng của rau tầm bóp với sức khỏe con người như thế nào

1. Tổng quan về rau tầm bóp

Trong dân gian loại cây này có rất nhiều tên gọi khác nhau, được đặt tên bởi đặc trưng âm thanh của quả khi bị bóp vỡ.

Tên dược liệu: Cây tầm bóp

Các tên gọi khác: Bôm bốp, bùm bụp, thù lù cạnh, lồng đèn, lu lu cái

Danh pháp trong khoa học: Physalis Angulata L

Thuộc họ Cà - Solanaceae

+ Cây tầm bóp là cây gì và đặc điểm thực vật:

Hình ảnh cây tầm bóp với hình dáng quả độc đáo không còn xa lạ với trẻ em nông thôn. Nhiều địa phương thậm chí còn sử dụng như một loại rau và ăn quả trong bữa cơm hàng ngày.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về cây tầm bóp như thế nào, bạn có thể dựa vào những đặc điểm gì dưới đây:

Cây thân thảo, chiều cao trung bình từ 50 - 90cm, phân nhiều cành thành các góc, các cành có xu hướng mọc rủ xuống dưới.

Lá mọc so le với nhau nối liền thân bởi cuống dài 15 - 30mm, phiến lá hình bầu dục, màu xanh lục, dài 30 - 50mm, rộng khoảng 20 - 40mm, có lá chia thuỳ hoặc không.

Hoa thường mọc đơn lẻ, có cuống mảnh dài khoảng 1cm. Đài hoa hình chuông, có lông mịn, màu trắng tươi hoặc vàng nhạt, dưới gốc có chấm tím ở mỗi cánh, phân chia 5 thuỳ từ giữa đài hoa.

Quả tầm bóp rất đặc biệt, được bao trùm bởi một lớp đài có hình dáng giống chiếc lồng đèn, khi bóp vỡ lớp vỏ ngoài có tiếng kêu lốp bốp. Bên trong quả mọng, hình tròn và nhẵn, rộng 2cm, dài 3 – 4cm, lúc non màu xanh, lúc chín chuyển dần sang màu đỏ hoặc cam đẹp mắt. Quả có nhiều hạt nhỏ li ti hình thận.

+ Phân biệt cây tầm bóp và cây lu lu, cây tầm bóp leo:

Nhiều người thắc mắc cây tầm bóp có mấy loại? Trong thiên nhiên chỉ có duy nhất một loại cây tầm bóp họ Cà (Physalis Angulata L).

Thế nhưng rất nhiều người lại nhầm lẫn giữa nó với 2 loại cây khác là lulu và cây tầm bóp dây do tương đồng về tên gọi và đặc điểm thực vật. Để phân biệt bạn cần phải quan sát kỹ lưỡng đặc điểm riêng của mỗi loại.

Cây lu lu đực hay thù lù đực, thường nhầm lẫn với cây lu lu cái tức tầm bóp. Để phân biệt có thể dựa vào những điểm khác biệt như thân cành phủ lông, cao hơn, lá mọc đơn lẻ, to hơn lu lu cái, hoa chỉ nở từ tháng 6 - 10 mọc thành chùm từ 3 bông, màu trắng, quả chín màu đen hoặc tím.

Cây tầm bóp dây leo (tam phỏng, xoan leo - họ Bồ hòn Sapindaceae), rất giống với tầm bóp họ Cà. Phân biệt bằng những đặc điểm như cây thân thảo dây leo phân nhánh mảnh, lá nhọn hơn có thể có lông hoặc không, có 2 tua cuốn, quả nang chia thành 3 ô, phồng lên có gân lồi.

Cả 3 loại cây đều có tác dụng chữa bệnh nhưng cần phải phân biệt để tránh sử dụng nhầm lẫn, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

+ Nguồn gốc và khu vực phân bổ địa lý:

Đây là loại thực vật có nguồn gốc từ châu Mỹ nơi có khí hậu nhiệt đới và di thực ra nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Loại thực vật này được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực khí hậu nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi ở lề đường, bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang, ven rừng, nơi có độ cao dưới 1500m so với mực nước biển.

Tại Việt Nam, người ta có thể dễ dàng bắt gặp cây thuốc ở khắp mọi nơi, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Đặc biệt, nhận thấy giá trị của cây, nhiều địa phương còn dùng hạt giống cây tầm bóp để nhân trồng nhiều nơi, để nấu ăn, làm thuốc chữa bệnh.

+ Thu hoạch và bào chế dược liệu:

Tầm bóp xanh tốt quanh năm, ra hoa và kết trái quanh năm. Theo kinh nghiệm dân gian, người dân có thể thu hoạch cây thuốc bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Toàn bộ bộ phận cây thuốc từ rễ, thân cành, lá và cả quả đều được thu hái để sử dụng làm dược liệu. Dược liệu có thể dùng tươi hoặc phơi/sấy khô, sao vàng để sử dụng dần. Dược liệu khô cần được bảo quản trong túi kín, tránh ẩm, tránh mốc, mối mọt,… có thể đưa ra phơi lại để dùng trong thời gian dài.

+ Thành phần hóa học của cây tầm bóp:

Theo kết quả phân tích, các nhà khoa học đã ghi nhận được nhiều thành phần hóa học có trong thân và quả của cây tầm bóp.

Trong thân cây có các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid;

Trong quả tầm bóp bao gồm nước, các chất béo, chất xơ, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất như lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri.

Cây tầm bóp không chứa độc tính, có vị đắng, tính mát. Riêng quả tầm bóp thì có tính bình, vị chua nhẹ.

Tác dụng của rau tầm bóp với sức khỏe con người như thế nào

2. Tác dụng của rau tầm bóp với sức khỏe con người

+ Ngăn ngừa tổn thương mô cơ:

Thành phần vitamin C trong cây tầm bóp là yếu tố giúp cơ thể ngăn ngừa chứng đau nhức và tổn thương mô cơ sau khi tập thể dục.

+ Ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát mỡ máu:

Cây tầm bóp cung cấp một lượng lớn vitamin C giúp người dùng tránh xa các gốc tự do gây hư hỏng các mạch máu, từ đó hạn chế tối đa các vấn đề về tim mạch. Lượng vitamin C và vitamin A có trong cây tầm bóp còn mang lại khả năng kiểm soát cholesterol máu, từ đó giúp người uống tránh được các bệnh lý do tăng cholesterol máu như bệnh đột quỵ não. Người dùng có thể tận dụng những dưỡng chất trên bằng cách xay lá cây tầm bóp với nước sau đó lọc bỏ phần bã và uống như một loại nước ép thông thường. Ngoài ra, chúng ta có thể xào cây tầm bóp với các loại thực phẩm khác như hải sản, thịt heo, bò...

+ Điều trị ung thư:

Cây tầm bóp có tác dụng gì không thể không nhắc đến khả năng hỗ trợ điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như cây tầm bóp có thể hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị nhiều bệnh ung thư (bao gồm ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và ung thư vòm miệng). Ngoài ra, một số hợp chất khác trong cây tầm bóp ức chế và tiêu diệt các tế bào ác tính phát triển trong cơ thể, thậm chí còn có tác dụng thu nhỏ khối u ung thư.

+ Điều trị cảm lạnh, hạ sốt:

Cảm lạnh, ho là triệu chứng gợi ý hệ thống miễn dịch bắt đầu suy yếu. Vì vậy, người bệnh hãy tiêu thụ một lượng cây tầm bóp để cung cấp đủ vitamin C mỗi ngày, nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, cây tầm bóp là bài thuốc giúp cơ thể tăng hấp thu sắt, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn. Bên cạnh đó, quả tầm bóp có thể hạ sốt rất tốt khi dùng cho trẻ em.

+ Hỗ trợ làm sáng mắt:

Sử dụng cây tầm bóp là một cách bổ sung lượng vitamin A cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể, lượng vitamin này giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt, giúp mắt thích nghi tốt hơn trong bóng tối. Hơn nữa, cây tầm bóp sẽ giữ cho võng mạc khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.

+ Điều trị đái tháo đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu:

Thành phần vitamin C của cây tầm bóp khá hữu ích trong việc điều trị bệnh đái tháo đường vì nó tăng tác dụng hormone insulin trong máu. Ngoài ra, vitamin A trong cây tầm bóp kích thích hình thành canxi photphat, góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.

punsemin

3. Những bài thuốc từ cây tầm bóp

Người dùng có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản sau trong hỗ trợ điều trị bệnh:

+ Bài thuốc cho người tiểu đường:

Sử dụng rễ cây tầm bóp cùng với chu sa và tim lợn nấu lên dùng liên tục trong 7 ngày với liều lượng mỗi ngày 1 lần. Vị thuốc này có tác dụng tốt đối với người tiểu đường hoặc sỏi niệu. Kết hợp với các phương pháp điều trị khác, nhất là kiêng khem và uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc.

+ Bài thuốc chữa mụn nhọt:

Tầm bóp tươi rửa sạch với nước muối loãng, đem giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Còn bã dùng để đắp trên nhọt, đinh râu,... Đây là bài thuốc chữa nhọt rất hiệu quả và an toàn, tác dụng khá nhanh. Nước tầm bóp giúp thanh nhiệt, giải độc. Bã tầm bóp có thể giúp nhọt bớt sưng, mau lên mủ và mau khỏi.

+ Thuốc chữa bệnh hô hấp:

Với người có biểu hiện ho khan, viêm họng, có thể áp dụng bài thuốc sau: dùng tầm bóp khô, sắc mỗi lần khoảng 20gr, sắc lấy nước uống trong 4 ngày. Tình trạng sưng đau họng, ho có thể thuyên giảm rõ rệt. Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với người bị thủy đậu, ban đỏ, là bài thuốc lợi tiểu khá hữu hiệu.

4. Một số lưu ý khi sử dụng tầm bóp

Cây tầm bóp là cây dược liệu lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cũng cần phải thận trọng. Liều dùng và cách dùng phải theo chỉ định của bác sĩ hay những người từng có kinh nghiệm. Dùng tầm bóp để hỗ trợ điều trị các bệnh thông thường, tránh việc lạm dụng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, việc sử dụng tầm bóp làm thuốc cần lưu ý những điều sau đây:

+ Sau khi sử dụng thuốc từ tầm bóp, nếu có những biểu hiện như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn ngứa,... cần dừng lại ngay.

+ Tránh sử dụng tầm bóp cho những người có cơ địa dị ứng với loại cây này hoặc dị ứng thảo mộc nói chung.

+ Không dùng cây tầm bóp cho người đang cho con bú, phụ nữ có thai.

+ Tránh nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực, một loại cây gần giống nhau nhưng lại có độc tính, chứ không có tác dụng chữa bệnh.

+ Cần phải hết sức thận trọng khi dùng tầm bóp kết hợp với điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp có thể tác dụng với các thành phần trong thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc tây.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của rau tầm bóp với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của lá ổi với sức khỏe con người

>>> Công dụng của trà mãng cầu xiêm như thế nào?

>>> Glucosamin và công dụng của nó với hệ xương khớp

Viết bình luận