Rau răm là loại rau thơm được dùng nhiều để ăn kèm với các món ăn được nhiều người yêu thích. Vậy tác dụng của rau răm với đàn ông như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Một trong những tác dụng của rau răm với đàn ông là hỗ trợ điều trị tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Uống nước lá rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm giảm đầy hơi. Ngoài ra, các thầy thuốc Đông y còn dùng phần bã rau răm để đắp vào quanh rốn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của rau răm với đàn ông.
1. Tác dụng của rau răm với đàn ông
Rau răm có tính cay, ấm, mùi hắc, được dùng để ăn kèm với các món gỏi, nộm, trứng vịt lộn,... Nhiều người cho rằng chính vì tính ấm đặc trưng của loại rau này mà khi đàn ông ăn vào sẽ gây vô sinh.
Trên thực tế, đặc tính này không gây vô sinh một cách trực tiếp nhưng ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tủy và làm giảm tinh khí. Khi sử dụng một lượng lớn rau răm, “cánh mày râu” sẽ bị suy giảm ham muốn tình dục, “cậu nhỏ” thường ỉu xìu và chất lượng tinh trùng kém đi.
Không những vậy, khi chất lượng “tinh binh” không được đảm bảo, chúng sẽ không đủ khỏe để tiếp cận đến trứng. Điều này làm giảm khả năng thụ thai, thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh và trí tuệ bị ảnh hưởng.
Một số tác dụng của rau răm với đàn ông:
+ Hỗ trợ chữa đầy hơi, chướng bụng:
Một trong những tác dụng của rau răm với đàn ông là hỗ trợ điều trị tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Uống nước lá rau răm có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm giảm đầy hơi. Ngoài ra, các thầy thuốc Đông y còn dùng phần bã rau răm để đắp vào quanh rốn. Chỉ với vài thao tác đơn giản này, tình trạng chướng bụng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
+ Hỗ trợ chữa bệnh cảm cúm:
Trong những thời điểm giao mùa, bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh cảm cúm. Để điều trị căn bệnh này, bạn chuẩn bị một nắm rau răm và 3 lát gừng, đem giã nhỏ rồi chắt lấy nước uống. Rau răm có tính ấm, có thể tán hàn giải cảm, làm giảm tình trạng nghẹt mũi một cách hiệu quả.
+ Làm lành nước ăn chân:
Không chỉ dùng để hỗ trợ chữa bệnh từ bên trong, rau răm còn có thể sử dụng như một loại thuốc sát khuẩn da. Khi bị nước ăn chân, bạn hãy lấy nước rau răm giã nát chấm lên vết thương hàng ngày. Trong quá trình điều trị, bạn hạn chế để chân tiếp xúc với nước để tránh bị bội nhiễm.
+ Chữa mụn nhọt:
Mụn nhọt cũng có thể được điều trị hiệu quả bằng cách đắp rau răm. Với phương pháp này, bạn hãy lấy vài hạt muối cùng rau răm đem giã nhỏ, đắp lên vết thương và băng lại. Rau răm có tác dụng chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết. Từ đó, làm giảm sưng, giảm viêm mụn nhanh chóng.
+ Chữa đau bụng tiêu chảy:
Với tính ấm, tiêu chướng, tán hàn, rau răm có thể chữa trị căn bệnh tiêu chảy do nhiễm lạnh vô cùng dễ dàng. Rau răm sau khi phơi khô có thể sắc lấy nước cùng một số loại thảo dược khác như: Kinh giới, quế, gừng nướng, bạch truật, lương khương.
+ Chữa say nắng:
Vào mùa hè, khi phải vận động trong thời gian dài, cơ thể rất dễ bị say nắng. Lúc này, uống nước rau răm đun sôi để nguội sẽ cải thiện nhanh chóng tình trạng chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy.
2. Những món ăn được chế biến từ rau răm
+ Sò huyết xào rau răm:
Sò huyết ngọt xào cùng với rau răm, thêm một chút tương sa tế thơm dậy mùi và cay cay, làm món nhắm cho chồng rất ngon.
Nguyên liệu:
- 300 g sò huyết còn nguyên vỏ
- Rau răm, muối, nước mắm, hạt nêm
- 2 thìa nhỏ ớt sa tế
- Hành khô.
+ Canh bò rau răm:
Món canh với vị thơm nồng của rau răm vừa có hương vị lạ miệng.
Nguyên liệu:
- 200 g thịt bò mềm
- 1 quả cà chua
- 1/4 củ hành tây
- 1 bó rau răm
- 1 bó hành lá
- Gia vị: tỏi băm, hạt nêm, dầu hào, nước tương, tiêu, đường.
+ Cá kèo kho rau răm:
Món cá kho của người dân Nam Bộ có mùi thơm của rau răm, vị đăng đắng của mật cá làm bạn ăn mãi không ngán.
Nguyên liệu:
- 30 g cá kèo
- 1 bó rau răm
- 4 muỗng nhỏ nước mắm
- 2 muỗng nhỏ đường
- 1/2 muỗng nhỏ tiêu
- 2 muỗng nhỏ dầu ăn
- 2 muỗng nhỏ đường thắng
- Hành lá, hành hương (hành tím củ nhỏ).
+ Trứng gà lộn rang me:
Vị chua, cay đậm đà của nước sốt me hòa quyện với lạc rang và vị ngọt mà không tanh của trứng gà lộn, là món ăn vặt chắc chắn sẽ được cả nhà ưa thích.
Nguyên liệu:
- 3-5 quả trứng gà lộn hoặc trứng vịt lộn
- 1 vắt me khô hay 1-2 quả me xanh
- Rau răm, đường, ớt bột, nước mắm, tỏi
- Lạc rang chín, giã thô.
+ Bắp bò hoa rim rau răm:
Bắp bò chín mềm, vị đậm đà của nước mắm, thoang thoảng vị thơm nồng của rau răm, làm món lai rai hay dùng kèm cơm trắng đều ngon miệng.
Nguyên liệu:
- 1 kg bắp bò hoa.
- 100 g rau răm; 5 củ tỏi.
- 1 chén canh nước mắm; 2/3 chén đường cát trắng; 1 thìa cà phê tiêu xay; 1 thìa hạt nêm.
3. Những lưu ý khi ăn rau răm
+ Thịt gà kỵ với rau răm:
Rau răm có tác dụng tăng cường cơ bắp, thị lực nhưng khi ăn cùng thịt gà có thể tạo ra những chất có hại cho hệ tiêu hóa.
+ Phụ nữ không nên ăn rau răm trong ngày "đèn đỏ":
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên tránh ăn rau răm vì nó có thể gây ra hiện tượng rong huyết.
+ Phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm:
Loại rau thơm này có vị cay, tính ấm, tính thơm, hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành), có khả năng kích thích tử cung, làm ra thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm.
Tuy nhiên, bà bầu chỉ ăn vài ngọn rau răm cùng với trứng vịt lộn… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Chỉ khi dùng rau răm với lượng lớn như giã uống hay sắc làm thuốc uống thì mới gây ra nguy hiểm lớn. Trong dân gian, người ta hay dùng rau răm để làm sảy thai tự nhiên.
+ Không ăn rau răm quá thường xuyên:
Một tác dụng phụ của rau răm mà ai cũng biết là giảm ham muốn tình dục. Theo Đông y, ăn nhiều rau răm sinh nóng rét, giảm tinh khí, tổn thương tủy, suy yếu tình dục.
Cả nam và nữ ăn nhiều và thường xuyên ăn rau răm đều có thể gặp tình trạng suy giảm ham muốn tình dục. Nam giới ăn nhiều loại rau này có thể kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Trong khi đó, phụ nữ có thể gặp tình trạng mất chu kỳ kinh nguyệt.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của rau răm với đàn ông như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Tác dụng của dâm dương hoắc như thế nào?
Viết bình luận