Tác dụng của mộc nhĩ với sức khỏe con người

Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc được dùng trong các bữa ăn của nhiều gia đình từ thành thị đến nông thôn. Mộc nhĩ là một loại nấm mộc trên thân gỗ của nhiều loại cây khác nhau. Mộc nhĩ được sử dụng như thực phẩm và dược liệu với tác dụng bổ huyết, thông mạch, cầm máu và cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân. Vậy tác dụng của mộc nhĩ với sức khỏe con người như thế nào? Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Tác dụng của mộc nhĩ với sức khỏe con người

Tác dụng của mộc nhĩ với sức khỏe con người

1. Tổng quan về mộc nhĩ

Nấm mèo (còn được gọi là mộc nhĩ) thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt, hình nấm giống tai người, vì vậy gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ). Cần chọn nấm mèo mọc trên các loại cây gỗ mục không độc như cây dâu, hòe, sung, mít, so đũa... Nếu không biết chọn, hái nấm trên cây lạ, có độc tính cao, ăn vào sẽ gây ngộ độc chết người.

Các công trình nghiên cứu khoa học cho biết trong 100g nấm mèo có chứa 10,6 protid, 0,2g lipid, 65,5g gluxid xơ, chất thô 5g, Ca 35,7mg, Fe 185mg, caroten 0,03mg, vitamin B1 0,15mg, vitamin B2 0,55mg, vitamin PP 2,6mg.

+ Đặc điểm sinh thái: Mộc nhĩ hay Nấm mèo là một loại nấm phát triển trên các thân cành hay cây gỗ mục của nhiều loại cây khác nhau. Mặt trên nấm nhẵn, mặt dưới có phủ một lớp lông màu nâu. Mô nấm chứa chất keo và mặt sinh sản nhẵn hoặc nhăn, được phủ một lớp phấn trắng do các bào tử phóng ra khi nấm trưởng thành.

Cơ quản sinh sản của Nấm mèo là đảm đa bào, có hình chùy, nằm sâu bên trong chất keo. Một nấm có chứa một bào tử có cuống nhỏ, phát triển ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và đến bề mặt của thể quả. Trên mỗi cuống nhỏ có một bào tử đảm. Thịt Nấm mèo thường dày khoảng 1 – 3 mm. Nấm mèo thường mọc trên các thân cây như Mít, Dướng, Hòe, Sung,…

+ Bộ phận sử dụng dược liệu: Thế quả của Mộc nhĩ được sử dụng để làm dược liệu. Tên gọi khoa học là Auricularia.

+ Phân bố: Nấm mèo phân bố lan rộng ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nấm được tìm thấy ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á, Australia, Nam Mỹ và cả châu Phi. Nấm được cho là có chất lượng tốt nhất thường mọc ở cây Hòe, Dướng, Ruối, Sắn, So đũa, Đậu, Sung, Mít, … Ngoài việc thu hái tự nhiên, Nấm mèo còn được trồng ở thân cây mít, Sắn và So đũa để thu hoạch làm dược liệu.

+ Thu hái - Sơ chế: Nấm mèo thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái thì rửa sạch, cắt bỏ phần bẩn dính vào giá thể rồi mang đi phơi khô.

+ Bảo quản dược liệu: Nấm mèo cần được phơi hoặc sấy khô, bảo quản trong túi ni lông hoặc hộp kín. Đặt nấm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao để nấm không bị ẩm mốc.

+ Tính vị: Mộc nhĩ tính bình, có vị ngọt thanh.

+ Cách dùng - Liều lượng: Mộc nhĩ có thể nghiến uống để uống hoặc sắc để uống, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, nấm còn có thể sử dụng như thức ăn kèm.

Liều lượng sử dụng khuyến cáo: 30 - 100 g mỗi ngày.

Hiện nay có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo (UNESSCO- 2004). Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, công nghiệp nấm đã được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Ở nhiều nước châu Á, trồng nấm còn mang tính chất thủ công, chủ yếu là trên quy mô gia đình và trang trại, sản lượng chiếm 70% tổng sản lượng nấm ăn toàn thế giới. Ở Nhật Bản, nghề trồng nấm truyền thống là nấm hương - Donko (Lentinula edodes), mỗi năm đạt 1 triệu tấn. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm Linh chi (Ganoderma), mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD. Năm 1960, Trung Quốc đã bắt đầu trồng nấm, áp dụng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, năng suất tăng 4-5 lần, sản lượng tăng vài chục lần. Tổng sản lượng nấm ăn của Trung Quốc chiếm 60% sản lượng nấm ăn của thế giới gồm nhiều loại nấm như: nấm mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, nấm sò, nấm kim châm, … và một số loại nấm khác chỉ có ở Trung Quốc như Đông trùng hạ thảo, tuyết nhĩ. Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu hàng triệu tấn nấm sang các nước phát triển, thu về nguồn ngoại tệ hàng tỷ đô la.

2. Tác dụng của mộc nhĩ với sức khỏe con người

+ Mộc nhĩ trị táo bón, bệnh trĩ:

Nguyên liệu: 75g mộc nhĩ, 35g hồng khô.

Cách dùng: Ngâm mộc nhĩ trong nước rồi rửa sạch, cho cùng với hồng khô vào nấu nhừ để dùng.

+ Mộc nhĩ chữa kiết lỵ, đau lưng:

Nguyên liệu: 50g mộc nhĩ, 1 ít muối và giấm.

Cách dùng: Ngâm mộc nhĩ trong nước rồi rửa sạch. Cho mộc nhĩ vào 2 chén rưới nước, nấu chín. Cho thêm muối và giấm vào, dùng 2 lần mỗi ngày.

+ Mộc nhĩ chữa chảy nước mắt liên tục, đau mắt sưng đỏ:

Nguyên liệu: 40g mộc nhĩ, 40g cây mộc tặc, 75g gan heo (hoặc gan dê).

Cách dùng: Nướng mộc nhĩ, phơi khô mộc tặc, nghiền nát 2 nguyên liệu rồi trộn vào nhau, mỗi lần dùng 10g, chưng với gan heo.

+ Mộc nhĩ trị tiểu đường:

Nguyên liệu: 15g mộc nhĩ, 75g củ từ hoặc thêm 25g hoàng kì và 25g đậu ván trắng.

Cách dùng: Cho mộc nhĩ, củ từ và gia vị vào xào chín dùng. Nếu có thêm hoàng kì, đậu ván thì cho thêm ít nước vào sắc, dùng.

+ Chữa Lupus ban đỏ hệ thống:

Nguyên liệu: 10g mộc nhĩ, 10g ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), đường phèn vừa đủ dùng.

Cách dùng: Ngâm mộc nhĩ và ngân nhĩ trong nước 1 đêm, nấu với lửa nhỏ cho mềm, thêm đường phèn, dùng vào buổi sáng trước khi đi ngủ, mỗi ngày 1 lần.

Tác dụng của mộc nhĩ với sức khỏe con người

+ Chữa thiếu máu do thiếu sắt:

Nguyên liệu: 40g mộc nhĩ, 6 trái táo khô, đường đủ dùng.

Cách dùng: Cho mộc nhĩ và táo vào nước nấu, cho thê đường, nấu cho đến khi sệt là được.

+ Trị thận hư, chóng mặt, run rẩy, đau tức ngực:

Nguyên liệu: 15g mộc nhĩ, 15g ngân nhĩ, 15 trái táo khô, đường phèn đủ dùng.

Cách dùng: Cho mộc nhĩ, táo đã ngâm vào tô, rồi thêm đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 1 tiếng, dùng 2 lần mỗi ngày. Lưu ý: người bị phù đầu, nặng đầu và các bệnh liên quan không nên dùng.

+ Chữa viêm gan mạn, xơ cứng gan:

Nguyên liệu: 10g mộc nhĩ, 40g hồng khô, đường đủ dùng

Cách dùng: Mộc nhĩ ngâm rồi rửa sạch, cho vào nồi với hồng khô, nấu nhừ, sau đó thêm đường vào dùng.

+ Điều trị bệnh thận, cao huyết áp:

Nguyên liệu: 75g mộc nhĩ, 40g hồng khô.

Cách dùng: Nấu cả hai cho tới khi mềm, chia làm nhiều lần ăn.

+ Mộc nhĩ chữa tê tay chân:

Nguyên liệu: 17g mộc nhĩ, 17g mật ong nguyên chất, 10g đường đỏ.

Cách dùng: Rửa sạch mộc nhĩ, cho vào tô rồi thêm mật ong nguyên chất, đường đỏ vào đảo đều. Cho tô hỗn hợp vào nồi chưng, dùng hàng ngày.

+ Trị bệnh cao huyết áp, nhiệt:

Nguyên liệu: 15g mộc nhĩ, 40g đậu xanh, đường trắng đủ dùng.

Cách dùng: Mộc nhĩ ngâm nước rồi rửa sạch, đậu xanh vo sạch, cho tất cả vào nồi nấu đến khi đậu xanh chín mềm thì cho đường vào là dùng được.

+ Trị bệnh ra nhiều mồ hôi:

Cách 1: Dùng 25g mộc nhĩ, 40g lá dâu, 6 quả táo khô. Cho cả ba vào sắc nước, dùng 2 đến 3 lần mỗi ngày

Cách 2: Dùng 20g mộc nhĩ, 20g mạch môn đông, 10 quả táo khô, 1 quả trứng gà. Cho tất cả vào nồi, nấu chín để dùng. Ngày dùng 1 đến 2 lần.

+ Mộc nhĩ chữa ho lâu ngày:

Nguyên liệu: 40g mộc nhĩ, 40g đường phèn hoặc thêm 10g hạnh nhân.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hầm kĩ, ăn hàng ngày.

+ Mộc nhĩ chữa viêm thấp khớp:

Nguyên liệu: 40g mộc nhĩ, 5g tế tân, 3 lát gừng tươi, 25g đường phèn.

Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu lên, sau đó cho thêm đường phèn, chia làm 2 lần dùng,

+ Trị ho ra máu:

Nguyên liệu: 20g mộc nhĩ, 200g lá bắp cải, 1 lát gừng tươi, 25g đường phèn.

Cach dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu chín rồi cho đường phèn vào. Mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần.

+ Mộc nhĩ trị chóng mặt:

Nguyên liệu: 20g mộc nhĩ, 40g hoàng kì.

Cách dùng: Cho nguyên liệu vào nồi nấu, mỗi ngày dùng 2 lần.

+ Trị tỳ vị hư dẫn đến kinh nguyệt không đều:

Nguyên liệu: 20g mộc nhĩ, 10 quả táo đỏ, 40g đường đỏ.

Cách dùng: Rửa sạch mộc nhĩ và táo đỏ, sau đó cho vào nồi, dùng lửa nhỏ đun khoảng 30 phút, khi ăn cho đường đỏ vào dùng chung.

3. Các món ăn ngon từ mộc nhĩ

+ Trứng chiên đậu phụ nấm mèo:

Chuẩn bị: 5 quả trứng, 1 thanh đậu phụ, 2 tai nấm mèo.

Thực hiện:

Đập trứng ra bát cho gia vị khuấy đều

Đậu phụ dằm nhuyễn khuấy cùng trứng

Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh, thái nhỏ trộn cùng trứng và đậu phụ, cho một xíu mắm, mì chính khuấy đều

Bắc chảo dầu để nóng dầu vặn nhỏ lửa, lấy muôi to múc hỗn hợp trứng đổ vào chảo thành miếng tròn như bánh rán, lật qua lại khi có màu vàng giòn là được

+ Tai heo cuộn mộc nhĩ:

Chuẩn bị: 1 cái tai heo, 3 tai nấm mèo, hành khô, sả, hạt tiêu, dấm, bột canh

Thực hiện: Tai heo làm sạch, rửa với muối và giấm. Cắt phần lỗ tai, lọc mỏng chỗ mỡ thịt phần chân tai. Mộc nhĩ ngâm nở, cắt bỏ chân. Sả rửa sạch cắt khúc. Hành bóc vỏ.

Trải mộc nhĩ vào mặt trong của tai heo. Sau đó cuộn tai heo lại. Dùng dây lạt hoặc chỉ để cố định tai heo lại. Chú ý buộc thật chặt để phần mộc nhĩ sau khi luộc không bị rời ra.Cho tai cuộn mộc nhĩ vào nồi nước cùng 2 thìa giấm và một chút muối. Cho tai heo cuộn vào luộc sơ. Nước sôi thì vớt tai ra rửa sạch với nước.

Lấy một nồi nước khác. Cho sả, hành, hạt tiêu, 2 thìa giấm, rồi cho tai heo vào luộc cùng. Nước sôi thì để om 25-30 phút thì tắt bếp

Vớt tai heo cuộn mộc nhĩ ra để nguội. Bọc lại rồi để ngăn mát tủ lạnh 3 giờ đồng hồ là được. Khi ăn, đem tai heo cắt bỏ dây, thái miếng mỏng vừa phải. ăn kèm với tương ớt hoặc chanh muối.

Tác dụng của mộc nhĩ với sức khỏe con người

+ Giá đỗ xào nấm mèo chay:

Chuẩn bị: 500 gram giá đỗ, 2 cái mộc nhĩ loại to, 2 cây hành lá, mì chính, hạt nêm

Thực hiện:

Giá đỗ rửa sạch, mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân, rửa sạch, hành cắt lấy lá rửa sạch

Mộc nhĩ thái sợi

Cho dầu ăn vào chảo, cho giá vs mộc nhĩ vào xào chín, nêm gia vị vừa ăn, cho hành vào đảo đều bày ra đĩa và dùng nóng ạ.

+ Xôi thịt băm nấm mèo:

Chuẩn bị: 1/2 nếp Thái, 1 lạng thịt nặc dăm, 2 tai nấm mèo, 2 củ Hành khô, gia vị

Thực hiện:

Vo nếp ngâm khoảng 1 tiếng cho vào nồi cơm điện đổ xâm xấp nước, khoảng 0,5 cm nước so vơi mặt nếp. Cho thêm tí bột canh cùng 10ml dầu ăn vào trộn đều.

Thịt nạc rửa sạch băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn. Ngâm nở nấm mèo rửa sạch cắt bỏ phần rễ. Cắt nhỏ nấm mèo trộn chung vơi phần thịt nạc vừa ướp.

Bắt chảo nóng, cho dầu ăn vào phi thơm hành củ(đã đập dập) cho thịt cùng nấm mèo vào xào chín nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho vào nồi xôi vừa chín trộn dều cho vào khuôn(hộp) để nguội. Có thể ăn cùng giò, gà. Món xôi cực dễ nấu mà đủ chất cho bữa sáng đầu tuần vội vàng nhé cả nhà.

+ Thịt gà xào mộc nhĩ nấm hương:

Chuẩn bị: 200 gr lườn gà tươi, 6 cái nấm hương khô, 1 cái mộc nhĩ khô, 10 ml dầu oliu’1 củ hành khô, 2 thìa nhỏ; hạt tiêu, 1 miếng lê tươi

Thực hiện:

Luộc sơ lườn gà cho chín rồi xé nhỏ, sau đó đem 2 thìa tiêu trộn cùng gà cho thơm đều.Ngâm mộc nhĩ nấm hương cho nở ra rồi thái nhỏ để ra bát. Xắt nhỏ hành khô

Giữ lại 1/2 chén nhỏ nước dùng gà vừa luộc, thái nhỏ lê tươi rồi cho vào đun cho lê ra nước ngọt.

Bắc bếp lên, sau đó cho 10ml dầu oliu phi với hành khô cho thơm, bỏ nấm hương mộc nhĩ vào xào chín

Nước lê sau khi sôi và lê đã chín mềm, ta đổ vào chảo mộc nhĩ nấm hương đảo đều rồi trút gà vào xào nhanh cho khô săn lại

Bắc ra đĩa rồi rắc thêm ít tiêu + mùi ta lên và dùng thôi nào, mẹ nào thích có thể thay bằng dưa chuột nhé. Ớt cay mình dùng tuỳ khẩu vị

Đây là một món ăn khá đơn giản, ít calo dành cho các mẹ muốn ăn kiêng giảm béo hiệu quả đấy ạ

+ Canh khổ qua nhồi thịt nấm mèo:

Chuẩn bị: 6 trái khổ qua nhỏ, 300g thịt heo xay, 200g tôm đất xay, 3 cái nấm mèo, Hành lá, hành tím, hạt nêm, muối, tiêu

Thực hiện:

Hành lá xắt nhỏ, hành tím băm nhuyễn, nấm mèo ngâm nở rửa sạch xắt nhỏ, trộn tất cả nguyên liệu trên với tôm và thịt đã xay nhuyễn, thêm 1 muỗng cafe tiêu, 1/2 muỗng muối, 1 muỗng hạt nêm, đeo bao tay nilong vào nhồi cho đều, ướp trong 15p

Khổ qua rửa sạch, xắt khoanh, bỏ ruột, nấu nước sôi cho khổ qua vào nấu sơ vớt ra cho vào nước lạnh để giảm vị đắng

Nhồi thịt vào phần ruột khổ qua

Nấu nước sôi cho từng khoanh khổ qua vào nấu trong 15-20p, nêm đường, muối, hạt nêm vừa ăn, cho thêm hành lá rồi tắt bếp.

+ Chả giò nem nấm (thực phẩm chay):

Chuẩn bị: 3 tai nấm mộc nhĩ, 1 cây nấm đùi gà, 50g nấm đông cô tươi, 50g nấm kim châm, nửa củ cà rốt, 50g thịt heo bằm nhuyễn (món chay thì không dùng), bánh tráng để cuốn, gia vị: tiêu, bột năng, rau mùi …

Thực hiện:

Mộc nhĩ ngâm nở trong nước mát 30 phút rồi thái sợi và băm nhỏ. Nấm đùi gà và  kim châm rửa sạch và thái hình hạt lựu nhỏ. Nấm đông cô ngâm nở rồi cắt nhỏ hình hạt lựu. Cà rốt gọt vỏ, thái sợi. Chúng ta nên băm nhỏ các nguyên liệu trên.

Cho thêm rau mùi, hạt tiêu, gia vị vừa ăn và 1/2 muỗng canh bột năng vào trộn đều tất cả các nguyên liệu.

Cuốn chả giò rồi chiên vàng. Vì tất cả là rau củ nên ko cần chiên quá lâu, chiên lửa vừa trong 5 – 7 phút là được. Nên cho nhiều dầu một chút để tránh bị cháy vì chả giò khi chiên hút rất nhiều dầu ăn. Khi ăn chấm nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt.

4. Những lưu ý khi dùng mộc nhĩ

+ Không ăn mộc nhĩ khi ngâm lâu: Mộc nhĩ đến tay người tiêu dùng là sản phẩm khô, khi sử dụng cần được ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu. Mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.

+ Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng: Nhiều người để cho tiện và muốn mộc nhĩ nở nhanh thường ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.

Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5-3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.

+ Không ăn mộc nhĩ khi cơ thể có dấu hiệu sau:

- Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.

- Người tiêu hóa kém: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

- Người có có địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ...

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của rau sam như thế nào?

>>> Công dụng của rau má với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của củ cải khô như thế nào

Viết bình luận