Tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe con người như thế nào?

Rau dừa nước là loại rau dại phổ biến tại Việt Nam, ngày xưa các cụ thường lấy rau về nấu cho lợn ăn. Tuy nhiên rau dừa nước cũng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe với con người. Vậy tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Rau Dừa nước hay còn gọi là cây thủy long thường được sử dụng để điều trị phù thũng, mụn nhọt, phát ban, áp xe, nóng sốt, ho khan, ho có đờm,… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về tác dụng của rau dừa nước.

Tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe con người như thế nào

1. Tổng quan về rau dừa nước

Tên gọi khác: Thủy long, Du long thái, Rau dừa trâu, Thụy thái

Tên khoa học: Jussuaea repens L.

Họ: Thuộc họ Rau dừa nước – Oenotheraceae

+ Đặc điểm sinh thái:

Cây rau dừa nước thân thảo, nhỏ, đường kính thân khoảng 1 – 2 cm thường mọc bò trên mặt nước. Rễ dừa nước thường mọc ở các mấu, xung quanh có một lớp xốp bọc bên ngoài tương tự như phao nổi, hình trứng.

Lá rau dừa nước hơi thuôn, có hình trứng, cuống lá hơi dẹp, đầu tù hoặc hơi tròn. Lá dài khoảng 4 – 6 cm. Hoa Dừa nước mọc đơn dọc theo các kẽ lá. Hoa màu trắng, có 5 cánh, cuống dài khoảng 1 cm.

Quả nang, có hình trụ dài khoảng 25 mm, mở thành ba mảnh, bên ngoài quả có phủ một lớp lông mịn. Bên trong quả có nhiều hạt, hạt có thể có hình chữ nhật hoặc góc cạnh.

+ Bộ phận sử dụng:

Toàn thân cây rau dừa nước được ứng dụng để làm thuốc.

+ Phân bố:

Ở nước ra, rau dừa nước thường mọc hoang ở các ao, đầm, sông hồ, bờ ruộng hoặc các nơi ẩm ướt. Nhiều địa phương chỉ sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lợn.

Ngoài ra, rau dừa nước còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc

+ Thu hái và sơ chế:

Thu hái: Dược liệu này gần như có thể thu hái quanh năm.

Sơ chế: Sau khi thu hái, loại bỏ phần gốc, rễ, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn khoảng 2 – 3 cm. Mang đi phơi nắng, thỉnh thoảng cần đảo đều để dược liệu nhanh khô và khô đều. Phơi liên tục trong trong 4 – 6 ngày, thì đóng gói, bảo quản để dùng dần.

+ Bảo quản dược liệu:

Sau khi sơ chế, bảo quản dược liệu ở nơi khô thoáng, tránh nơi có độ ẩm cao và nấm mốc. Rau Dừa nước có thể thu hái quanh năm do đó không cần tích trữ quá nhiều dược liệu.

+ Thành phần hóa học:

Trong thân và lá của rau dừa nước có chứa một số hoạt chất như:

Rất nhiều muối Na, K, canxi, sắt, Chất nhầy, Tanin, Flavon, Vitamin C, Protid, Glucid, Chất tro, Chất xơ, Photphos, Calcium, Caroteen, Xenluloza

Tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe con người như thế nào

2. Tác dụng của rau dừa nước

Công dụng tuyệt vời của loài cây này mãi đến những năm 70 của thế kỷ trước mới được phát hiện. Trong một bản báo cáo của lương y Phạm Công Tuyên và bác sĩ Tạ Đắc Du (bệnh viện Đông y Hà Nội) cho biết, 2 vị y sĩ đã sử dụng 100g rau dừa nước khô, sắc lấy nước và uống liên tục trong 5 đến 10 ngày. Kết quả có thể làm giảm các triệu chứng tiểu dắt, tiểu ra máu và giúp điều trị viêm bàng quang

Theo Đông y, rau dừa nước vị ngọt nhạt, tính hàn, khả năng giải nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trị ban sởi, mụn nhọt, vàng da... Toàn bộ thành phần của cây rau dừa nước gồm lá, thân và rễ đều được sử dụng làm thuốc. Cây có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, cắt ngắn phơi khô bảo quản dùng dần làm thuốc.

+ Điều trị viêm bàng quang, tiểu ra máu, tiểu ra dưỡng chấp:

Nguyên liệu gồm: 100g rau dừa nước khô.

Sắc nước và uống liên tục trong thời gian từ 2 tới 3 tháng. Ngoài ra, còn có thể kết hợp rau dừa nước 50g, cây huyết dụ 50g và sắc nước uống hàng ngày.

+ Điều trị viêm cầu thận:

Nguyên liệu gồm: 80g rau dừa nước khô, 30g lá mã đề khô.

Cho nguyên liệu vào ấm, sắc với 2 lít nước đến khi cạn còn 600ml đến 700ml. Rót nước ra bát và chia 3 đến 4 lần để uống trong ngày. Điều trị liên tục 1 tuần mới có tác dụng.

+ Điều trị rối loạn tiêu hóa:

Nguyên liệu: 100g rau dừa nước tươi hoặc 50g rau dừa nước khô.

Sắc nước uống trong ngày, dùng liên tục 3 đến 4 lần mới có tác dụng.

+ Tăng cường tiêu hóa, lợi tiểu:

Sử dụng rau dừa nước nấu canh cua, canh cá hoặc ăn sống, canh rau dừa nước ăn rất mát và tốt cho sức khỏe.

+ Nóng bụng, bí đại tiện:

Nguyên liệu: 100g rau dừa nước tươi.

Rửa sạch rau dừa nước rồi giã vắt lấy nước, cho mật mía vào uống cùng. Chỉ cần uống một lần là có hiệu quả, bạn cũng có thể uống thêm những ngày tiếp cho ổn định hơn.

+ Viêm đường tiết niệu:

Nguyên liệu: 50g rau dừa nước tươi, 20g mã đề, 30g kim ngân, 20g rau dấp cá, 30g đinh lăng.

Sắc nước và uống liên tục 5 - 7 ngày.

Những người suy thận biểu hiện tiểu đục, uống nước sắc rau dừa nước từ 5 đến 7 ngày bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm, nước tiểu trong trở lại.

+ Phụ nữ khí hư bạch đới:

Nguyên liệu: 40g rau dừa nước, 30g cây chó đẻ, 20g mẫu lệ chế, 20g thổ phục linhh, 20g nam hoàng bá, 16g trạch lan, 16g bạc sau.

Cho nguyên liệu vào ấm và sắc uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.

+ U xơ tiền liệt tuyến:

Nguyên liệu: 24g rau dừa nước phơi khô, 16g cỏ xước, 12g thương nhĩ (sao), 20g đinh lăng, 5g hoàng cung trinh nữ (khô), 10g huyền sâmm, 16g hoàng kỳ, 10g trần bì.

Sắc uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng, điều trị 1 tháng là một liệu trình.

+ Vú có u cục kèm đau nhức, sốt:

Nguyên liệu: rau dừa nước tươi.

Đầu tiên rửa sạch rau dừa nước, sau đó cho ít muối vào cùng rồi giã nhỏ. Cuối cùng chỉ cần đắp lên vú và băng lại, sau vài hôm thì u cục sẽ tiêu.

Review viên uống cân bằng nội tiết tố nữ Eluna có tốt không và mua ở đâu

+ Hội chứng tiền mãn kinh:

Nguyên liệu: 24g rau dừa nước khô,10g hậu phác, 16g ích mẫu, 5 quả táo tàu, 16g quy, 12g thục, 10g bán hạ, 10g cam thảo, 16g ngưu tất, 16g mẫu lệ, 16g hắc táo nhân.

Sắc nước và uống ngày mỗi ngày trong 1 tháng.

3. Cách dùng và liều dùng của Dừa nước

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Rau có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Dạng tươi có thể dùng dược liệu để sắc uống, ngọn và lá rau để ăn sống cho mát.

Liều dùng:

Nếu dùng tươi: 30 - 40 g mỗi ngày

Nếu dùng khô 10 - 20 g mỗi ngày

Dùng ngoài không kể liều lượng

Kiêng kỵ

Dị ứng với bất kỳ thành phần có trong dược liệu.

Không nên dùng cho người già thận khí hư, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ.

Phụ nữ có thai, trẻ em cần thận trọng.

4. Những điều cần nhớ khi sử dụng rau dừa nước chữa bệnh

Rau dừa nước có rất nhiều công dụng. Nhìn vào số công dụng của nó bạn cũng thấy được rồi đấy! Nhưng dù thế nào thì bạn cũng cần dùng nó cho đúng liều lượng và tình trạng bệnh. Đồng thời, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để có được hiệu quả điều trị tốt nhất nhé!

Những người nên dùng rau dừa nước để chữa bệnh

Trong các bài thuốc dân gian cây dừa nước xuất hiện khá nhiều. Nó được dùng trong các bài thuốc chữa:

Người viêm bàng quang nhưng không có sỏi

Người tiểu tiện ra máu hoặc có dịch nhầy

Tiêu hóa kém

Người bị lỵ hoặc viêm cầu thận cấp tính cũng dùng được.

5. Cần phân biệt rau dừa nước và dừa cạn

Có 2 loại là dừa nước và dừa cạn. Nếu bạn đang có ý định sử dụng rau dừa nước để chữa bệnh thì nhất định phải phân biệt được 2 cây này. Vì có như vậy việc chữa bệnh mới có hiệu quả. Cùng dựa vào các đặc điểm sau để phân biệt 2 loại này nhé!

+ Dừa nước:

Như đã nói rau dừa nước còn có tên là du long thái. Vì hình dáng của nó giống con rồng đang bơi. Tên khoa học của nó được gọi là Ludwwigia adscendans (L.) Hara. Giống cây này ở trong họ dừa nước.

Cây là giống thân thảo nhưng mọc bò trên mặt nước nước cơ. Nó nổi trên mặt nước được là nhờ các phao mềm và nhẹ như xốp màu trắng. Thân chia thành nhiều đốt mềm. Mỗi mấu đốt lại có nhiều rễ con. Các lá mọc chếch nhau. Hai mặt lá nhẵn. Đầu và gốc là hơi tù.

Hoa mọc đơn lẻ từ kẽ lá. Sau khi hoa tàn sẽ cho quả nang.

Tác dụng của rau dừa nước với sức khỏe con người như thế nào

+ Cây dừa cạn:

Ngoài cái tên là dừa cạn nó còn được biết tới với cái tên trường xuân hoa. Tên khoa học của cây là Catharanthus roseus (L.) G. Don. Người ta xếp cây dừa cạn vào nhóm thực vật ở trong họ trúc đào.

Dừa cạn cũng là cây thân thảo và chỉ cao tầm 40 đến 80cm mà thôi. Các lá mọc đối nhau và hơi thuôn 1 chút. Lá có thể dài từ 3 đến 8cm và rộng cỡ 1 ngón tay.  Hoa đơn mọc ra từ nách lá. Hoa có 5 cánh. Tùy cây có thể màu trắng hoặc hồng.

Cây dừa cạn cho quả chia làm 2 đại. Trong mỗi đại lại có nhiều hạt màu nâu nữa.

Cây dừa cạn bắt nguồn từ châu Mỹ. Ở nước ta hiện tại 1 số tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa,… cũng có nhiều cây này. Đây đều là các tỉnh ven biển. Ngoài ra ở 1 số thành phố lớn người ta trồng làm cây cảnh hoặc làm thuốc.

Dừa cạn dùng để làm thuốc người ta chỉ dùng lá và rễ mà thôi. Thời điểm nhiều người thu hái lá nhất là trước khi cây nở hoa. Vì theo đánh giá lúc này alcaloid trong lá nhiều nhất. Lá có thể phơi vừa tới hoặc sấy nhẹ. Rễ cây cũng sẽ được rửa sạch rồi sơ chế tương tự như lá.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của cây dừa nước với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của quả bơ với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của củ cải đường với sức khỏe như thế nào

>>> Công dụng của ngải cứu với sức khỏe như thế nào?

Viết bình luận