Tác dụng của rau đay với sức khỏe con người như thế nào?

Rau đay là một loại rau quen thuộc với người dân Việt Nam, đây là món ăn ngon của nhiều người. Vậy tác dụng của rau đay với sức khỏe con người như thế nào.  Rau đay chứa nhiều sắt, canxi, và chất nhờn giúp nhuận tràng, chống táo bón, ngăn ngừa thiếu máu và cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp. Với thành phần dinh dưỡng vượt trội, rau đay mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng, kể cả trẻ em lẫn người lớn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Tác dụng của rau đay với sức khỏe con người như thế nào

1. Tổng quan về rau đay

Rau đay tên khoa học là Corchorus Olitorius, là loại thực vật thuộc họ Đay, nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới, được trồng nhiều ở các quốc gia châu Á, một số vùng châu Phi và Trung Đông

Cây rau đay trồng làm rau cao phổ biến từ 50 - 100cm, nếu để mọc hoang, nó còn cao hơn chiều cao này. Thân cây rau đay thường màu tím ngắt hoặc màu trắng tím. Hoa mọc ở kẽ lá, có màu vàng, nhỏ xíu. Quả tròn, dọc quả có khía chia ra thành múi. Lá hình trứng, nhọn ở đầu, góc lá hình tròn, có cuống ngắn, 2 bên mép có răng cưa nhỏ.

Lá chính là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trên cây rau đay, chủ yếu được dùng làm thực phẩm hoặc dược liệu. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể thu hoạch hạt rau đay để làm giống hoặc làm thuốc chữa bệnh

Loại cây đay tự nhiên này với giá trị dinh dưỡng khá cao. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong 100g rau đay bao gồm những hàm lượng dưỡng chất khác nhau như sau:

Calo: 3,54 calo; Vitamin A: 225µg; Vitamin C: 28,7mg; Vitamin B6: 0,469 mg; Vitamin K: 94µg; Canxi: 0,05 mg; Sắt: 0,09 mg; Magie: 0,13 mg; Kali: 8,08 mg; Kẽm: 0,0 2 mg; Đồng: 0,02 mg; Natri: 0,42 mg; Mangan: 0,04mg; Phốt pho: 0,02mg;

Có 2 loại rau đay ở Việt Nam:

Rau đay trắng:  hay còn gọi là loại rau quả dài với tên khoa học là Corchorus olitorius L.  Loại cây tự nhiên này thuộc loại cây thảo thân đứng, chiều cao tối đa tầm 1,5m với hàm lượng dinh dưỡng chứa nhiều trong lá, giàu vitamin và khoáng chất.

Rau đay đỏ: hay còn gọi là rau đay tía, rau đay quả tròn với đặc điểm nhận biết là thân cây có màu đỏ tía đặc trưng, trước kia rất lâu loại rau màu đỏ này đã được trồng rất phổ biến ở nước ta. Đặc biệt, rau đay đỏ còn thường được biết đến với tên khoa học là Corchorus capsularis L. Loại rau này thuộc loại cây thảo thân thảo, chiều cao tối đa tầm 1-2m.

Tác dụng của rau đay với sức khỏe con người như thế nào

2. Tác dụng của rau đay với sức khỏe

+ Nhuận tràng, trị táo bón:

Công dụng được biết đến nhiều của khi ăn rau đay đó là hạn chế táo bón, giúp nhuận tràng… Chất nhớt có trong rau chính là một phương thuốc hữu hiệu giúp chống lại chứng táo bón. Chất này kích thích nhu động ruột cũng như giúp bôi trơn đường ruột nhằm giúp thức ăn dễ đi qua đại tràng và thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, trong rau còn chứa các chất tốt cho hệ tiêu hóa như:

Polysaccharide có chức năng giúp tăng chuyển động nhu đường ruột và ngăn ngừa ứ đọng phân.

Inositol và Sucrose có khả năng làm mềm phân và tạo khối nên sẽ giúp bạn đi ngoài dễ dàng hơn.

+ Thanh nhiệt cơ thể:

Trong y học dân gian, loại rau này được dùng làm bài thuốc điều trị các bệnh do nóng trong người vì có tính hàn. Do đó, trong những ngày nắng nóng, thời tiết oi bức, ăn rau này sẽ giúp cơ thể bạn thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

+ Bảo vệ sức khỏe tim mạch:

Theo các chuyên gia, hạt của rau này có chứa nhiều loại glycosid, chủ yếu là olitorisid và corchorosid. Công dụng của các chất này chính là làm tăng sức co bóp tim, trợ tim và giảm nhịp tim bằng với nhịp đập sinh học.

+ Tăng cường sữa cho thai phụ:

Ngoài những công dụng trên thì rau đay còn được xem là thực phẩm lợi sữa cho các mẹ bầu, tăng cường lượng sữa sau sinh, giúp đủ sữa cho em bé. Bởi vì trong loại rau này có chứa nhiều nước nên sẽ hỗ trợ làm tăng thể tích sữa, các chất nhầy có trong rau này cũng giúp sữa về nhiều hơn. Do đó, sau khi sinh em bé, bạn có thể ăn loại rau này trong 4 tuần đầu để hỗ trợ tăng lượng sữa cho bé nhé.

+ Phòng tránh viêm đường tiết niệu:

Đối với những người có bệnh lý về đường tiết niệu, khó tiểu tiện, tiểu buốt… thì có thể ăn rau đay thường xuyên. Loại rau này được xem là bài thuốc hiệu quả giúp chữa và phòng tránh các bệnh về viêm đường tiết niệu. Loại rau này với hoạt chất vận động tim mạch tốt nên sẽ hỗ trợ tăng số lượng nước tiểu, giúp bạn tiểu tiện dễ hơn. Hơn nữa, loại thảo dược tự nhiên này còn có công dụng kháng viêm, chống viêm ở các bộ phận như đường tiết niệu, bàng quang…

+ Chống bệnh còi xương:

Khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, bạn cũng có thể kết hợp chế biến rau đay để làm thực đơn ăn dặm cho bé. Loại rau này hỗ trợ bổ sung canxi hiệu quả. Trong 100g rau có tới 182mg canxi. Điều này sẽ giúp chống bệnh còi xương ở trẻ, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển hệ cơ xương tốt hơn. Chính vì thế, trong giai đoạn bé ăn dặm, bạn nên cho bé ăn loại rau này theo liều lượng thích hợp mỗi tuần nhé.

+ Sơ cứu vết thương, trị rắn cắn:

Trong y học dân gian, rau đay còn được dùng để sơ cứu vết thương cơ bản, trị rắn cắn vô cùng hiệu quả. Nghe có vẻ khó tin nhưng loại rau này thực sự có công dụng như thế đấy. Nếu chẳng may bạn bị rắn cắn thì hãy dùng đọt đay, chuối tiêu và dây kim cang, mỗi thứ một nắm. Sau đó mang tất cả đi rửa sạch và thái nhỏ, vắt lấy nước uống. Còn phần bã thì đắp vào vết thương. Sau khi sơ cứu xong thì nhanh chóng liên hệ với các cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.

+ Kháng viêm hiệu quả:

Kháng viêm, chống phản ứng viêm là một trong những công dụng hữu hiệu của rau đay. Hàm lượng chất chống oxy cao có trong rau này sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương do viêm gây ra. Vào năm 2015, trong một nghiên cứu được thực hiện đã phát hiện ra rằng ăn lá của loại rau này thường xuyên sẽ có thể điều trị viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm vô cùng hiệu quả.

+ Phòng chống bệnh hen suyễn:

Với những người thường khó thở hoặc mắc bệnh hen suyễn mãn tính thì cũng nên ăn nhiều rau đay. Các vi chất magie trong loại rau này sẽ giúp thư giãn phế quản cũng như hỗ trợ điều hòa nhịp thở. Do đó, ăn loại rau xanh này thường xuyên được xem là cách để giảm thiểu những vấn đề về hô hấp, hen suyễn…

+ Ngăn ngừa bệnh thiếu hụt máu:

Với khoảng 7mg chất sắt có trong 100g rau đay thì rau này được đánh giá là loại thực vật có công dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu rất tốt. Phụ nữ sau sinh nên ăn khoảng 200-300 gam rau/ngày để giúp bổ máu và bổ sung chất sắt cho cơ thể, hạn chế việc thiếu máu sau sinh thường gặp. Bên cạnh đó, với những người bị thiếu máu do thiếu sắt cũng nên bổ sung loại rau này trong thực đơn ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng này.

Tác dụng của rau đay với sức khỏe con người như thế nào

3. Những món ăn ngon từ rau đay

+ Canh tôm rau đay:

Bên cạnh riêu cua, tôm tươi cũng có thể kết hợp chung với rau đay để tạo thành một món ăn dân giã nhưng hương vị lại quá đỗi ngon miệng, canh tôm rau đay có người thêm cả mồng tơi để tạo thêm hương vị cho món ăn. Rau đay có công dụng thanh nhiệt rất hữu hiệu, kết hợp cùng tôm ngọt và giàu chất dinh dưỡng tạo nên một món canh thơm ngon tròn vị khó cưỡng!

+ Canh cua rau đay:

Canh cua ray đay là món ăn dân giã, cực kỳ phổ biến nhờ hương vị thơm ngon. Những ngày hè nóng bức mà có một chén canh cua rau đay ăn cùng chén mắm ớt thì thật là thơm ngon, mát lành. Bên cạnh món canh cua rau đay truyền thống, nhiều người thường biến tấu thêm mồng tơi và mướp vào để tăng thêm hương vị và sự mới lạ cho món ăn.

+ Canh rau đay nấu riêu tôm:

Ngoài tôm tươi, nhiều người còn dùng đầu tôm để làm riêu tôm nấu cùng rau đay. Món canh này rất phổ biến ở những làng quê nghèo, vì muốn tận dụng hết nguyên liệu nên người dân dùng đầu tôm để nấu canh rau đay, còn thịt dùng để chế biến những món ăn ngon khác.

Nguyên liệu làm canh rau đay nấu riêu tôm: 1 bó rau đay; 1 quả mướp; Đầu tôm (số lượng tùy thích); Gia vị;

Cách làm canh rau đay nấu riêu tôm:

Bước 1: Rau đay và mướp bạn rửa sạch, để ráo. Riêng mướp cắt thành miếng vừa ăn.

Bước 2: Đầu tôm rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng với một ít nước. Nếu có máy xay thì có thể dùng để tiết kiệm thời gian.

Bước 3: Lọc xác tôm qua rây, giữ lại phần nước.

Bước 4: Bắt một nồi nước sôi, cho phần nước tôm đã lọc vào nồi nấu cho đến khi nổi lên như riêu cua.

Bước 5: Cho mướp, rau đay vào nấu thêm 5 phút, nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

+ Canh rau đay nấu tôm khô:

Chẳng cần gì thịt cá cầu kỳ, chỉ với tôm khô và rau đay - 2 nguyên liệu dân giã, dễ tìm thôi mà cũng nấu thành một món canh thơm ngon tuyệt vời.

Nguyên liệu làm canh rau đay nấu tôm khô: 1 bó rau đay;  1 quả mướp; 1 chén nhỏ tôm khô; Hành tím; Gia vị;

Cách làm canh rau đay nấu tôm khô:

Bước 1: Rau đay và mướp rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.

Bước 2: Tôm khô ngâm cùng nước ấm cho mềm rồi chắt bỏ nước, sau đó cho vào cối giã nhuyễn.

Bước 3: Phi thơm hành sau đó cho tôm khô vào xào cho dậy mùi. Thêm vào nồi khoảng 1 lít nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun thêm khoảng 10 phút cho tôm ra chất ngọt.

Bước 4: Cho rau đay, mướp vào nấu thêm 5 phút cho chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

+ Canh cá rô nấu rau đay:

Đã bao giờ bạn thưởng thức món cá rô nấu cùng rau đay chưa? Món ăn này tuy không quá phổ biến nhưng nếu ai đã từng thử qua thì không thể nào quên đi được hương vị được.

Nguyên liệu làm canh cá rô nấu rau đay: 1 bó rau đay; 1 quả mướp; Cá rô (số lượng tùy thích); Hành tím; Gia vị;

Cách làm canh cá rô nấu rau đay:

Bước 1: Cá rô làm sạch sau đó ướp cùng một ít hạt nêm, nước mắm và tiêu cho đậm đà.

Bước 2: Rau đay và mướp rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn.

Bước 3: Phi thơm hành trong nồi, sau đó cho cho cá vào, đổ thêm khoảng 1.5 lít nước vào luộc cá cho chín rồi lấy ra, để nguội và bóc thịt.

Bước 4: Nêm vào nồi nước luộc cá hạt nêm, bột ngọt.

Bước 5: Cho rau đay, mướp vào nấu chín, thêm thịt cá vào rồi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Tác dụng của rau đay với sức khỏe con người như thế nào

4. Một số câu hỏi thường gặp

Rau đay nấu gì thì tốt cho sức khỏe?

Loại rau này có thể dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và tốt cho sức khỏe của cả nhà. Nếu chưa biết nấu món gì ngon thì bạn có thể nấu canh tôm, nấu với riêu tôm, cá rô….

Ăn nhiều rau đay có tốt không?

Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều loại rau này sẽ không tốt. Bất kỳ loại thực phẩm nào bạn cũng nên dùng với liệu lượng phù hợp sẽ tốt nhất. Ăn nhiều rau này có thể khiến bạn dễ bị tiêu chảy.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của rau đay với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của lá lốt với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của củ hành với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của sữa ong chúa với da như thế nào

Viết bình luận