Lá lốt là gia vị quen thuộc với chúng ta, nó cũng là nguyên liệu được yêu thích để chế biến những món ăn ngon. Vậy công dụng của lá lốt với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Lá lốt phổ biến được sử dụng để chế biến các món ăn hấp dẫn như món om, món chả, món canh, rang, chiên, xào,…Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, hơi cay, tính ấm, có nhiều công dụng trong trị bệnh về xương khớp, chữa bệnh ra mồ hôi chân tay, mụn nhọt ... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của lá lốt với sức khỏe như thế nào.
* Tổng quan về lá lốt
Lá lốt là một loại cây mềm, mọc cao tới 1m, thân hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong, phiến lá dài 13cm, rộng 8,5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cuống lá dài chừng 2,5cm. Cụm hoa mọc thành bông, bông hoa cái dài chừng 1cm, cuống dài 1cm.
Phân bố, thu hái và chế biến: Cây lá lốt mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở miền Bắc nước ta, thường trồng bằng mẩu thân cắt thành từng khúc 20 – 25cm, giâm vào nơi ẩm ướt, dưới bóng mát. Thường nhân dân trồng lấy lá làm gia vị hay làm thuốc. Lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa hay rễ. Hái về dùng tươi hay phơi khô để dành dùng dần, nhưng thường dùng tươi. Nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8 – 9.
- Nơi sống: Cây lá lốt thường mọc ở những nơi ẩm ướt ở trung du hay miền núi, trong vườn hoặc bất kỳ nơi nào có điều kiện môi trường phù hợp, nó rất phổ biến.
- Lá của cây mọc so le, có hình bầu dục hoặc hình tim, khá mỏng, mép uốn lượn, có bẹ ở gốc. Lá có 5 gân chính phân ra từ cuống lá, mặt trên của lá loáng bóng.
- Hoa mọc riêng rẽ, hình thù hơi đặc biệt, tròn và dài như hình ngón tay nhưng thon nhỏ. Hoa có màu xanh khi mới xuất hiện và màu trắng khi đã trưởng thành.
- Quả của cây lá lốt thì mọng, trong quả có chứa một hạt. Người ta có thể dùng hạt này để phân tán sự sinh trưởng của cây bên cạnh cách giâm cành nơi ẩm ướt.
Thành phần hóa học: Lá và thân chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen, rễ cây chứa tinh dầu thành phần chính là benzylaxetat.
* Công dụng của lá lốt với sức khỏe
+ Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: Lá lốt tươi 20 g, rửa sạch, đun với 300 ml nước còn 100 ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
+ Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30 g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
+ Tác dụng của lá lốt trị mụn nhọt vỡ mủ: Đối với những chiếc mụn nhọt có mủ, sưng to hãy thực hiện với cách: lá lốt, lá chanh, lá ráy, lá tía tô mỗi loại lá 15gam. Thêm lớp vỏ bên trong của cây chanh, phơi khô giã nát với những loại lá trên, đắp vào mụn. Thực hiện 1 lần/ ngày. Duy trì trong 3 ngày mụn sẽ biến mất.
+ Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20 g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30 g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600 ml nước, còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
+ Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh: 5-10 g lá lốt phơi khô (15-30 g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30 g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600 ml nước, còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
+ Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30 g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30 g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4-5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
+ Tác dụng của cây lá lốt điều trị viêm nhiễm âm đạo, nhiều khí hư: Viêm nhiễm âm đao khi xuất hiện nhiều khi hư là tình trạng bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ. Nếu bạn đang gặp tình trạng này hãy thực hiện với bài thuốc.
Cách thực hiện: 50gam lá lốt, 40gam nghệ tươi, 20gam phèn chua. Sau đó đổ 250ml nước vào nồi, cho nguyên liệu vào và đun sôi trong 20 phút. Sử dụng nước đó rửa viêm âm đạo hàng ngày, mỗi ngày 1-2 lần và duy trì trong 5-7 ngày bệnh sẽ hết.
* Lời khuyên của chuyên gia: Với một người bình thường thì mỗi ngày chỉ ăn từ 50 đến 100g lá lốt, trường hợp để điều trị bệnh thì có thể nhiều hơn nhưng cần đảm bảo cơ thể phù hợp với lá lốt và không bị kích ứng hay mẫn cảm quá đáng. Lá lốt khi được nấu chín thì công dụng chữa bệnh cũng không bị giảm đi. Do vậy chúng ta hãy chế biến nó cùng với những món ăn mà mình yêu thích theo cách riêng để không những phát huy những tác dụng của nó trong việc bồi bổ sức khỏe cũng như điều trị bệnh mà còn được thưởng thức lá lốt một cách an toàn.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của lá lốt với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gì đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của khoai lang sùng với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của rau kinh giới với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả bầu với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận