Râu bắp hay râu ngô có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Vậy tác dụng của râu bắp với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Cây ngô là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta từ vùng núi đến đồng bằng. Trong Y Học Cổ Truyền, râu ngô còn được gọi là ngọc mễ tu là vị thuốc được sử dụng nhiều. Râu ngô rất dễ kiếm, dễ sử dụng, dễ bảo quản và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Râu ngô giàu vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể, có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về tác dụng của râu bắp.
1. Tổng quan về râu bắp
+ Đặc điểm sinh thái cây Ngô:
Cây ngô (bắp) là cây lương thực và là một cây thuốc quý có thể điều trị nhiều bệnh lý. Đặc điểm nhận dạng như sau:
Cây thân thảo cao khoảng 1,5 – 2,5 m. Thân dày, đặc, tương tự như thân tre, có đốt, các đốt cách nhau khoảng 20 – 30 cm.
Lá to, dài, bản rộng, méo có nhiều lông thô ráp.
Hoa đực có màu lục, tạo thành một bông dài tụ lại ngọn. Hoa cái tụ thành một bông to hình trụ ở nách lá và được bao bởi nhiều lá bắc dạng màng. Vòi nhụy có dạng sợi, màu vàng, túm lại thành chùm, có thể dài tới 20 cm. Đầu nhụy màu nâu hoặc tím sẫm.
Quả ngô hình trứng, có nhiều hạt, xếp khít nhau tạo thành 8 – 10 dây hạt. Hạt cứng, bóng, nhiều màu sắc, tuy nhiên màu phổ biến là màu vàng.
+ Dược liệu Râu ngô:
Râu ngô hay còn gọi là vòi nhụy là bộ phận được ứng dụng làm thuốc. Ngoài ra, hạt ngô cũng có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
+ Phân bố:
Ngô có nguồn gốc ở châu Mỹ, được trồng ở đồng bằng và cả miền núi để lấy hạt làm lương thực.
Hiện tại, Ngô được trồng ở nhiều nơi để làm lương thực và thuốc.
+ Bào chế thuốc:
Râu ngô sau khi thu hái, mang đi phơi thật khô. Nhặt bỏ các sợi râu màu đen, chỉ lấy những sợi màu nâu vàng óng và mượt.
+ Bảo quản:
Bảo quản Râu ngô ở nơi kín, thoáng gió, tránh sâu bọ, nhiệt độ cao và nơi ẩm ướt.
+ Thành phần dinh dưỡng của râu ngô:
Theo Đông y, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt và tính bình, tác động vào 2 kinh thận và bàng quang. Râu ngô được dùng làm thuốc trong điều trị nhiều bệnh như: Đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sỏi niệu quản, bàng quang, phù thũng.
Đồng thời, râu ngô cũng được dùng để hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da... Đặc biệt, đây cũng là một trong những loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan hiệu quả nhất. Mỗi ngày nên sử dụng 30 - 60g dạng khô, 100 - 200g dạng tươi.
Trong râu ngô có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A; vitamin K; vitamin nhóm B: B1, B2, B6 (pyridoxine); vitamin C; vitamin PP; các flavonoid: inositol, axit pantothenic; các saponin; các steroid như sitosterol và stigmasterol; dầu béo; các chất đắng; vết tinh dầu và các chất vi lượng khác.
Vậy nên, có thể coi râu ngô là loại thuốc tự nhiên bao gồm nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kéo dài tuổi thanh xuân, không độc hại giá thành lại rất hợp lý.
2. Tác dụng của râu bắp với sức khỏe
Râu ngô đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Dưới đây là một vài tác dụng chính:
Làm tăng bài tiết mật và giảm bớt độ nhớt của mật nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi để mật đi vào ruột dễ dàng hơn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Làm hạ đường huyết, giúp máu chóng đông và tăng bài tiết nước tiểu.
Có tác dụng rất tốt đối với những ai bị ứ mật và sỏi túi mật. Có thể uống nước râu ngô hằng ngày thay cho nước chè.
Có tác dụng lợi tiểu, đặc biệt tốt cho những người bị bệnh về thận.
Những trường hợp bị phù do liên quan đến bệnh tim.
Những bệnh nhân bị sỏi mật, sỏi bang quang, sỏi niệu quản nếu thường xuyên uống nước râu ngô sẽ giúp làn tan sỏi.
3. Các bài thuốc từ râu ngô
+ Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu:
Nước râu ngô dùng mỗi lần khoảng 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.
Cho 10g râu ngô vào 200ml nước sôi và đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm.
Nếu làm nước sắc râu ngô thì lấy khoảng 10g râu ngô cho vào 300ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút.
+ Điều trị bệnh tiểu đường:
Công thức thứ nhất: Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu, mạch môn... hiệu quả sẽ tốt hơn.
Công thức thứ 2: Thịt lợn hầm râu ngô cần chuẩn bị thịt lợn nạc 100 - 200g, râu ngô tươi 100 - 200g (hoặc 50g khô). Hầm nhừ, thêm gia vị phù hợp, dùng cho người mắc đái tháo đường.
+ Ho ra máu:
Chuẩn bị râu ngô 50g, đường phèn 50g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng trong 5 ngày với công thức như trên.
+ Điều trị viêm đường tiết niệu:
Có nhiều hình thức làm nước chè râu ngô điều trị viêm đường tiết niệu. Bạn có thể làm nước luộc ngô tươi, nước râu ngô hãm đặc uống khi nóng hoặc nước râu ngô pha đường để lạnh chia uống nhiều lần trong ngày, uống hàng ngày thay nước trà
+ Điều trị tăng huyết áp:
Bạn có thể pha râu ngô phối hợp với hoa hòe, ngưu tất, cỏ ngọt, câu đằng... có tác dụng ổn định huyết áp. Nguyên nhân là do dầu hạt ngô có tác dụng hạ mỡ máu, hạ cholesterol máu, làm chậm sự thâm nhập của β - lipoprotein vào động mạch chủ. Do đó làm giảm bệnh xơ vữa động mạch và hạ áp.
+ Điều trị viêm gan vàng da:
Chuẩn bị cháo đậu đen, đại táo, cà rốt, râu ngô. Sau đó, cho râu ngô 60g vào sắc hãm lấy nước; đem nước râu ngô nấu với đậu đen, đại táo, cà rốt. Nấu chín nhừ và thêm chút gia vị cho vừa ăn.
4. Cách dùng râu ngô làm thuốc chữa bệnh
+ Thang râu ngô điều hòa huyết áp: Râu ngô 60g, nấu nước uống hàng ngày. Dùng liên tục 1-3 tháng.
+ Canh râu ngô thịt trai: Râu ngô tươi 50g, trai bóc bỏ vỏ lấy 120g thịt; thêm nước vào nấu kỹ thành món canh; cách một ngày dùng 1 lần, ăn thịt trai và uống nước canh. Dùng cho người cao huyết áp, đái tháo đường, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm gan vàng da và viêm thận cấp tính phù nề và viêm túi mật.
+ Trà râu ngô hoa cúc: Râu ngô 18g, thảo quyết minh tử (hạt muồng ngủ) 10g, cam cúc hoa 6g; Hãm nước sôi uống thay trà. Dùng cho người cao huyết áp kèm theo hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu; bệnh tim mạch.
+ Rượu cái, râu ngô: Râu ngô 15g, bỏ vào nồi, cho nước vừa phải, đun sôi 20 phút, sau đó vớt hết râu ngô ra, cho thêm 100g rượu cái đã lên men tốt, đun sôi lên ăn. Dùng để chữa trị bệnh phong chẩn, mẩn ngứa.
+ Thang râu ngô vỏ chuối tiêu: Râu ngô 30g, vỏ chuối tiêu 30g, chi tử (dành dành) 9g; sắc nước uống. Dùng cho người cao huyết áp kèm theo chảy máu, thổ huyết; chữa bệnh cao huyết áp nguyên phát. Dùng cho người cao huyết áp, viêm thận cấp tính phù nể, đái đường, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm gan da vàng và viêm túi mật.
+ Thang râu ngô, đậu đỏ: Râu ngô 30g (tươi 100g), đậu đỏ 30g. Râu ngô đựng trong túi vải, nấu chung với đậu đỏ cho tới khi đậu nhừ. Ăn đậu uống thang, ngày 1 lần. Uống liền 7 ngày. Dùng cho người tỳ hư gan nóng, đau đầu, váng đầu, người và chân tay phù thũng lâu ngày không khỏi.
+ Trà râu ngô, rễ cỏ tranh: Râu ngô 30g, rễ cỏ tranh 30g, chè 5g. Hãm nước sôi uống thay trà. Dùng cho người phù nề do viêm thận, đồng thời bị cao huyết áp.
+ Thang râu ngô thủy ngưu giác: Râu ngô 30g, thủy ngưu giác (sừng trâu) 15g, đường đỏ 60g. Râu ngô sắc lấy nước bỏ bã, thủy ngưu giác mài nước cho vào đường đỏ đánh lẫn. Uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng cho người cao huyết áp, đau đầu căng thẳng, buồn bực trong lòng dễ tức giận, đêm ngủ không yên...
+ Cao lỏng râu ngô: Râu ngô tươi 1000g, cho nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 1 giờ, bỏ bã đun thêm cô đặc, khi nào nguội cho 500g đường trắng vào cho hút hết nước thuốc, trộn đều, phơi khô, bỏ lọ dùng dần. Uống ngày 3 lần, mỗi lần 10g; pha nước sôi cho tan mà uống. Dùng cho người viêm thận phù nề, sỏi thận, đau lưng, tiểu ra máu.
4. Lưu ý khi sử dụng Râu ngô
Râu ngô là dược liệu lành tính được sử dụng rộng rãi để thanh nhiệt và bài trừ độc. Tuy nhiên, sử dụng Râu ngô cần chú ý liều lượng và nguồn gốc dược phẩm để tránh các tác dụng phụ đến sức khỏe của người dùng.
Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng Râu ngô như sau:
Chọn nguồn cung cấp Râu ngô chất lượng và uy tín. Bởi vì Râu ngô nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh.
Rửa sạch Râu ngô trước khi sử dụng để tránh bụi bẩn hoặc các loại hóa chất khác.
Chọn sản phẩm Râu ngô có sợi to, bóng, mượt, màu nâu óng như nhung.
Không uống quá nhiều lần trong ngày hoặc sử dụng liên tục hơn 10 ngày.
Phụ nữ có thai cần trao đổi với thầy thuốc để sử dụng Râu ngô một cách an toàn.
Cần cẩn thận khi sử dụng kèm các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thực phẩm chức năng khác.
Không dùng thay nước lọc cho trẻ nhỏ.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của râu bắp với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả chôm chôm với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của củ gừng với sức khỏe như thế nào?
>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận