Gừng là loại thực phẩm rất phổ biến trong mọi gia đình của Việt Nam từ thành thị đến nông thôn. Vậy công dụng của gừng là gì là câu hỏi của nhiểu người. Tất cả các bộ phận của cây gừng đều được sử dụng. Lá gừng, có mùi đặc trưng của gừng được dùng làm gia vị rất thơm ngon. Thân Rễ gừng, thường gọi là củ gừng, ngoài việc sử dụng làm thực phẩm: bánh, mứt, kẹo, gia vị… còn được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của gừng.
Công dụng của củ gừng với sức khỏe như thế nào?
1. Công dụng của củ gừng
+ Chữa cảm lạnh: Một trong những tác dụng của gừng mà chúng ta không thể bỏ qua đó là tác dụng chữa cảm, sốt. Gừng có vị cay, tính ấm, khi sử dụng cùng nước ấm có tác dụng làm giãn các mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài để chống lại virus hợp bào hô hấp - nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh. Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió, giải cảm cho người bị cảm lạnh, gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
+ Điều trị một số bệnh đường tiêu hóa: Gừng có hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, trào ngược dạ dày... Củ gừng và tinh dầu gừng thường được coi là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, sử dụng gừng một cách vừa phải mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường trong máu, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì hệ tiêu hóa trong trạng thái tốt nhất.
+ Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm hiệu quả mà không gây loét dạ dày như các loại thuốc chống viêm khác. Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp hiện nay đều có chứa những thành phần chiết xuất từ gừng. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt. Uống trà gừng, đắp bã, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt. Các thành phẩn hoá học trong gừng giúp ức chế sự sinh tổng hợp các chất prostaglandin gây viêm.
Tham khảo thêm sản phẩm có chứa tinh chất gừng giúp điều trị viêm xương khớp hiệu quả: >>> Bi-Jcare - Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà
Bên cạnh đó, tác dụng chống viêm của gừng cũng có ích cho việc điều trị viêm nha chu và phòng ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng, áp xe răng... Bạn có thể thường xuyên uống trà gừng nóng hoặc súc miệng bằng nước gừng để bảo vệ răng miệng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng.
+ Chống ung thư: Trong gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số loại bệnh ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy, các hợp chất trong gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng và bảo vệ da khỏi ánh sáng tia cực tím - tác nhân gây ung thư da.
Người ta thường sử dụng gừng trong các chuyến đi bởi tác dụng của gừng với việc chống say tàu xe khá hiệu quả
Tác dụng của gừng trong việc chống say tàu xe hay giảm các triệu chứng ốm nghén được đánh giá là khá hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm nóng cơ thể và giảm triệu chứng buồn nôn khi đi tàu xe. Ngoài ra, nó cũng kích thích cảm giác thèm ăn cho các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn ốm nghén, chán ăn, thường xuyên ăn không tiêu.
+ Giảm stress, đau đầu: Một tác dụng khác của gừng đó là khả năng giảm đau đầu, giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng như chóng mặt, bồn chồn và lo lắng... Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay đau đầu, bạn chỉ cần nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút là các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.
Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào não. Vì thế, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
+ Hỗ trợ giảm đau lưng, đau vai: Gừng cũng giúp giảm đau lưng, đau vai gáy... Người ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một tư thế thường hay gặp phải các chứng đau lưng, đau vai gáy. Khi bị đau lưng và đau vai, bạn nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn hoặc dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
+ Giảm cholesterol, phòng ngừa tiểu đường: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol và kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol cũng như ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết. Do vậy, sử dụng gừng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, tiểu đường...
+ Hỗ trợ giảm cân: Béo phì, tăng cân thường có nguyên nhân từ việc rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Gừng được cho là có tác dụng giữ cho quá trình trao đổi chất của bạn luôn ổn định, điều này rất quan trọng vì chế độ ăn kiêng chuyên sâu thường làm chậm nó. Một khi quá trình trao đổi chất của bạn chậm lại, trọng lượng mà bạn đã giảm sẽ nhanh chóng tăng trở lại khi bạn ngừng ăn kiêng. Một liều gừng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này.
+ Chữa đau bụng kinh: Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh trong ngày "đèn đỏ", bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn hãy thử sẽ thấy tác dụng tuyệt vời của gừng nhé.
+ Giúp kéo dài tuổi thọ: Các công trình nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng chất cay của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay. Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể vì vậy gừng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
+ Chống dị ứng: Gừng tác động giống chất kháng histamine và giúp trị các chứng bệnh dị ứng. Người có cơ địa viêm mũi dị ứng, thường bị hắt hơi dữ dội khi lạnh đột ngột. Khi bị hắt hơi hoặc có triệu chứng, các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng Histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần Cetirizin, 60 lần Fexofenadin). Đặc biệt, gừng an toàn cho người bệnh, không có tác dụng phụ (khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng trên.
2. Những cách sử dụng gừng phổ biến
Với những tác dụng tuyệt vời của củ gừng với sức khỏe, loại thực vật này được sử dụng làm nguyên liệu cho rất nhiều đồ ăn thức uống, phổ biến nhất có thể kể đến đó là trà gừng, kẹo gừng và nước gừng mật ong.
+ Trà gừng: Trà gừng có vị ấm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, do chứa các thành phần gingerol, shogaol, zingerone và paradol. Các tác dụng của trà gừng tươi có thể kể đến đó là hỗ trợ giảm cân, trị ho, giải cảm, giảm buồn nôn, chóng mặt khi đi tàu xe, tăng cường hệ miễn dịch và chức năng não bộ, giảm đau, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol.
+ Nước gừng mật ong: Nước gừng mật ong cũng có tác dụng tương tự như khi uống trà gừng, nhưng kèm theo đó là một số tác dụng của mật ong như cải thiện lưu thông máu, chữa trị hen suyễn, bệnh hô hấp, trị ho và giảm viêm hiệu quả do mật ong giàu các thành phần vitamin B, C, D, E và chất làm tăng cường hệ miễn dịch.
+ Kẹo gừng: Kẹo gừng là món ăn được dùng phổ biến hơn cả vì tiện mang theo bên người, có thể dùng ở mọi lúc mọi nơi. Tùy theo sở thích mỗi người mà có loại kẹo gừng cứng hoặc kẹo gừng mềm với công dụng nổi bật như giữ ấm cho bao tử, chống viêm và tốt cho cổ họng, chống buồn nôn.
Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của củ gừng như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Chữa huyết áp thấp bằng gừng - BNC medipharm
Viết bình luận