Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe con người như thế nào?

Nhân sâm là loại thực phẩm quý và có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Được ứng dụng nhiều trong y học cũng như đời sống. Vậy tác dụng của nhân sâm như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Nhân sâm là dược liệu quý mà hầu như mọi người đều biết đến với tác dụng đại bổ ích nguyên khí, nhân sâm được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, hen phế quản, tiểu đường, hen phế quản, tâm thần bất ổn,.. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe con người như thế nào

Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe con người như thế nào?

1. Tổng quan về nhân sâm

Nhân sâm có tên tiếng Anh là Rhizoma et Radix Ginseng. Nó là thân rễ và rễ đã phơi hay sấy khô của cây Nhân sâm, tên khoa học là Panax ginseng C.A.Mey, họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Sâm trồng gọi là Viên sâm, sâm mọc hoang gọi là Sơn sâm.

Cây Nhân sâm là một cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m. Rễ mọc thành củ to.

Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được 1 năm (nghĩa là sau khi gieo được 2 năm) thì chỉ có 1 lá với 3 lá chét. Nếu cây Nhân sâm được 2 năm cũng chỉ có 1 lá với 5 lá chét. Cây Nhân sâm 3 năm có 2 lá kép, cây Nhân sâm 4 năm có 3 lá kép, cây Nhân sâm 5 năm trở lên có 4 đến 5 lá kép. Tất cả đều có 5 lá chét (đặc biệt có thể có 6 lá chét) hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu. Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây Nhân sâm mới cho hoa, kết quả.

Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm.

Quả mọng hơi dẹt to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt.

Nhân sâm phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tập trung nhiều ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong đó Sâm Cao Ly của Hàn Quốc được đánh giá là vị thuốc rất quý vì sinh sống trong điều kiện địa lý tốt. Sâm Ngọc Linh của Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum).

Bộ phận dùng: Rễ củ.

Thu hái: Thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào tháng 9 - 10 hằng năm, chỉ thu hoạch rễ của cây 6 năm tuổi.

Chế biến:

+Tẩm rượu sau đó ủ mềm, thái lát, lót giấy vào chảo và sao với lửa nhỏ (theo Trung Y).

+Tán bột uống hoặc sắc uống.

+Hấp trong nồi cơm cho mềm, sau đó thái mỏng và dùng liền. Hoặc tẩm với nước gừng, sao với gạo nếp cho vàng (theo kinh nghiệm Việt Nam).

Bảo quản: Dễ bị nấm và sâu mọt nên bảo quản trong lọ kín, dưới đáy nên lót vôi sống hoặc gạo rang.

+ Thành phần hóa học: Nhân sâm là một trong những dược liệu có chứa thành phần hóa học rất đa dạng, bao gồm: Panaxisdes, maltose, nicotinic acid, panaxtriol, riboflavin, gensemin, protopanaxatriol,…

2. Tác dụng của nhân sâm

+ Chống lão hoá: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất Nhân sâm đã được chứng minh là cải thiện khả năng học tập và trí nhớ ở động vật bình thường, già hoặc bị tổn thương não. Cơ chế thông qua việc chống oxy hoá mạnh của Nhân sâm.

Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe con người như thế nào

+ Chống đái tháo đường: Năm 2001, Chung et al. báo cáo rằng sử dụng đường uống của rễ Nhân sâm cho chuột KKAy mắc bệnh tiểu đường trong 4 tuần làm giảm mức đường huyết tương tự như thuốc nhạy cảm với insulin. Năm 2004, đã có báo cáo rằng chiết xuất ethanol trong Nhân sâm hoang dã có thể ngăn ngừa đái tháo đường tuýp 2 và béo phì ở chuột IRC thông qua việc cải thiện chỉ số kháng insulin và giảm đường kính tế bào mỡ trắng và nâu.

+ Hoạt động miễn dịch: Ginsan, một loại polysacarit trong Nhân sâm đã được chứng minh có tác dụng điều hoà miễn dịch mạnh. Năm 2005, ginsan đã được tìm thấy là cải thiện tình trạng ức chế miễn dịch do bức xạ.

+ Chống ung thư: Nhân sâm đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Các hợp chất saponin và không saponin từ rễ Nhân sâm đã được báo cáo cho thấy những hoạt động gây độc tế bào, chống lại các loại tế bào ung thư khác nhau trong nuôi cấy.

Hợp chất K, chất chuyển hóa ginsenoside, đã được tìm thấy là ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu đơn nhân (năm 2005). Rg3 đã được phát hiện ức chế sự tăng sinh tế bào khối u và gây ra apoptosis tế bào ở những con chuột bị ung thư gan. Năm 2009, Fishbein et al. đề xuất Nhân sâm đỏ như một liệu pháp tiềm năng, bổ trợ trong điều trị ung thư đại trực tràng, thông qua tác động hiệp đồng.

+ Hoạt động thần kinh: Bổ sung phần saponin của Nhân sâm có thể làm tăng lượng norepinephrine và dopamine (DA) trong não chuột. Tổng số saponin trong Nhân sâm có thể điều chỉnh hệ thống tế bào thần kinh dopaminergic gây ra bởi methamphetamine. Năm 2009, người ta đã báo cáo rằng chiết xuất Hồng sâm có thể điều chỉnh biểu hiện các yếu tố tăng trưởng thần kinh trong mô hình chuột đa nang gây ra bởi steroid.

+ Hoạt động điều hòa lipid và chống huyết khối: Người ta thấy rằng saponin, một trong những thành phần chính của Nhân sâm Panax có ảnh hưởng đến chuyển hóa lipid. Saponin kích thích sự hấp thụ, chuyển hóa và vận chuyển lipid. Ngoài ra, nó cũng làm giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương, ức chế sự hình thành xơ vữa động mạch chủ ở động vật bị tăng cholesterol máu do sử dụng lâu dài cholesterol cao hoặc do ăn chế độ ăn có chứa cholesterol cao.

+ Chữa lành vết thương và loét: Ginsenoside Rh3 được chuyển hóa từ ginsenoside R5 có thể cải thiện viêm da mãn tính hoặc bệnh vẩy nến. Năm 2003, người ta phát hiện Rb1 có tác dụng chống loét thông qua việc tăng tiết chất nhầy.

Tác dụng dược lý theo nghiên cứu hiện đại:

+ Tác dụng ức chế và gia tăng vỏ não, nhân sâm có tác dụng điều hòa khi hai quá trình này bị rối loạn. Thành phần saponin ở lượng nhỏ có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh và tác dụng ức chế khi được dùng ở lượng lớn.

+ Tăng khả năng phòng vệ trước những tác nhân gây hại và tăng khả năng thích nghi của cơ thể.

+ Tác dụng hồi phục huyết áp do mất máu vừa hạ huyết áp ở những người bị cao huyết áp.

+ Chống lại ACTH khiến tuyến thượng thận bị phì đại vừa có tác dụng ức chế corticoid làm teo tuyến thượng thận.

+ Tác dụng hạ đường huyết cao do chế độ dinh dưỡng vừa có tác dụng tăng đường huyết do insulin gây ra.

+ Tăng hiệu suất hoạt động của thể lực và tư duy, giảm mệt mỏi. Cải thiện chức năng não bộ ở người cao tuổi, chống lão hóa và tăng trí nhớ, độ tập trung của não bộ.

+ Tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, khả năng miễn dịch của cơ thể và hiệu suất chuyển hóa của tế bào.

+ Thực nghiệm cho thấy nhân sâm có khả năng tăng cường sức đề kháng ở động vật đối với mọi bệnh tật.

+ Dịch nhân sâm làm tăng khả năng co bóp tim, nếu dùng liều cao có thể giảm co bóp. Dùng cho động vật suy tuần hoàn cấp, nhận thấy dược liệu có tác dụng cường tim rõ rệt.

+ Nhân sâm thông qua tuyến yên và vùng dưới đồi nhằm tạo ra ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận và tạo ra tác dụng hưng phấn. Ngoài ra, thân và lá của thảo dược này cũng có tác kích thích hormone ở cả đực và cái.

+ Thành phần saponin trong dược liệu giúp tăng cường sự hợp thành sinh vật học lipoprotein và cholesterol, thúc đẩy chuyển hóa lipid trong gan của chuột cống. Tuy nhiên khi gây tăng cholesterol ở thỏ thì nhận thấy nhân sâm có tác dụng ngăn ngừa tăng choslesterol và hạn chế hình thành xơ vữa động mạch.

+ Giảm tác hại của chất phóng xạ đối với cơ thể.

+ Tăng chức năng thải độc của gan, bảo vệ gan, tăng khả năng thích nghi của thị lực đối với điều kiện thiếu ánh sáng và nâng cao thị lực.

+ Saponin Rh2 trong nhân sâm có khả năng ức chế hoạt động và sự sinh trưởng của tế bào ung thư.

+ Nhân sâm có độc ít.

Tác dụng theo y học cổ truyền:

+ Tác dụng: Đại bổ ích nguyên khí (an tinh thần, minh mục, thông huyết mạch, bổ ngũ tạng, điều trung trị khí, điều trung,…).

+ Dùng sống có tác dụng tả hỏa. Khi tẩm sao có tác dụng bổ nguyên khí và bổ tân dịch.

Tác dụng của nhân sâm với sức khỏe con người như thế nào

3. Một số bài thuốc dân gian sử dụng nhân sâm

+ Sâm phụ thang: Nhân sâm 40g (có thể 20g), Chế phụ tử 20g (có thể dùng 10g), Sinh khương 3 nhát, Táo đen 3 quả, nước 3 bát (600ml) sắc còn 200ml (1 bát) chia làm nhiều lần uống trong ngày. Chữa những trường hợp mạch suy, kiệt, mồ hôi ra nhiều, chân tay lạnh.

+ Độc sâm thang: Nhân sâm 40g. Nước 400ml (2 bát) sắc còn 200ml (1 bát), cho uống từng ít một, không kể thời gian. Chữa cơ thể quá suy nhược sau khi mất máu nhiều, thần kinh suy nhược. Uống xong cần nằm yên.

+ Tứ quân tử thang: Nhân sâm 10g, Bạch truật 9g, Phục linh 9g, Cam thảo (chích) 6g. Tất cả tán thành bột. Mỗi lần dùng 6g sắc với 200ml nước còn 150 ml, uống không kể thời gian. Chữa ăn uống kém, thở ngắn, hay mệt mỏi, mặt nhợt nhạt, chân tay đau mỏi, nôn mửa.

+ Sâm tô ẩm: Nhân sâm, Tô diệp, Cát căn, Tiền hồ, Bán hạ, Phục linh mỗi vị 22,5g. Trần bì, Cam thảo, Cát cánh, Chỉ xác, Mộc hương mỗi vị 15g tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 12g, nước 150ml, gừng 7 lát, táo 1 quả. Sắc uống lúc còn nóng. Chữa ngoại cảm phong hàn, phát sốt sợ rét, đau đầu ngạt mũi, ho nhiều đờm.

4. Những ai không nên dùng nhân sâm

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.

Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về tác dụng của nhân sâm với sức khỏe như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của cây xuyên đá với sức khỏe con người như thế nào

>>> Bài thuốc tăng ham muốn cho phụ nữ - BNC medipharm

>>> Cây thuốc nam chữa ung thư gan - BNC medipharm

Viết bình luận