Tác dụng của estrogen và progesterone như thế nào?

Estrogen và progesterone là 2 hoóc môn quan trọng nhất của chị em phụ nữ. Vậy tác dụng của estrogen và progesterone như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Estrogen và progesterone được cơ thể tiết ra để đảm bảo sự phát triển giới tính bình thường và duy trì chu kỳ kinh nguyệt trong độ tuổi sinh sản ở nữ giới. Sự khác biệt về lượng hoóc môn có trong cơ thể của người phụ nữ có thể được phản ánh thông qua nhu cầu sinh lý cũng như năng lượng và nét tươi trẻ mà một người thể hiện ra bên ngoài. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem tác dụng của estrogen và progesterone như thế nào.

Tác dụng của estrogen và progesterone như thế nào

1. Tác dụng của estrogen và progesterone

1.1 Tác dụng của estrogen

Để nói về tác dụng của estrogen, chúng ta hãy dựa theo những kết quả trong các cuộc nghiên cứu của các chuyên gia. Theo đó, estrogen có 6 công dụng chính.

Hàm lượng estrogen nhiều vừa đủ giúp cho chị em luôn có ham muốn, biến đời sống sinh dục là một nhu cầu không thể thiếu, giúp người phụ nữ đạt được khoái cảm. Đương nhiên, điều này cũng cần kết hợp với sự dồi dào về testosterone của người đàn ông để duy trì hạnh phúc hôn nhân. Nếu bạn muốn sinh em bé, hãy tìm cách nâng cao nồng độ của hoóc môn estrogen có trong cơ thể!

Hoóc môn sinh dục estrogen chắc chắn phải có lợi trong việc mang đến sự phát triển về cơ thể, đặc biệt là những bộ phận có quan hệ với tuyến sinh dục. Bầu ngực lớn và chắc, lông mu mọc nhiều… là 2 trong số những biểu hiện cho thấy lượng estrogen trong cơ thể một cô gái đang ở mức tương đối tốt.

Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp là một trong những tác dụng của estrogen. Nhờ có các thành phần chất có trong hoóc môn, estrogen giúp những người phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh về tim hoặc các bệnh liên quan đến huyết áp có thể duy trì được sự ổn định trong cơ thể, chống lại những tác nhân gây ra các căn bệnh nghiêm trọng những xơ vữa động mạch hay tăng huyết áp đột ngột. Estrogen đồng thời giúp xương chắc khoẻ và giúp người phụ nữ ở độ tuổi trung niên phòng tránh sự gia tăng của nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có diễn ra đều đặn hàng tháng hay không là phụ thuộc vào lượng estrogen cũng như progesterone có trong cơ thể. Sự thiếu hụt của 1 trong 2 yếu tố có thể gây ra sự rối loạn hành kinh dẫn đến sự đến sớm hoặc đến muộn của ngày đèn đỏ, lượng huyết tố tiết ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.

Hoóc môn estrogen bảo vệ âm đạo khỏi sự viêm nhiễm và nấm ngứa – một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Đồng thời, estrogen cũng đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh của tử cung, khiến phụ nữ tránh khỏi nhiều căn bệnh và phiền toái liên quan đến bộ phận này.

Một tác dụng không thể thiếu của estrogen - mang đến cho phái đẹp một thân hình săn chắc và vô cùng quyến rũ. Bạn lo ngại vì lớp mỡ hình thành trong cơ thể vì nó vừa gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ vừa khiến bạn mất tự tin? Đừng lo, hãy bổ sung ngay estrogen để xoá tan nỗi vướng bận đó. Ngoại hình là vũ khí của phái nữ, còn gì tuyệt vời hơn khi thứ vũ khí ấy ngày càng trở nên sắc bén và có khả năng “tiêu diệt” đấng mày râu.

1.2 Tác dụng của progesterone

Progesterone là một hormone được tiết ra chủ yếu ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, là một trong những loại hormone kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Progesterone được sản xuất từ buồng trứng, ngoài ra còn ở nhau thai (trong giai đoạn mang thai) và tuyến thương thận, giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và duy trì thai kỳ.

Progesterone được liệt kê vào nhóm các hormone steroid, gọi là progestogen. Đây cũng là một chất chuyển hoá trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.

- Progesterone có vai trò quan trọng trong việc giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ và có nhiệm vụ chính là giúp tử cung luôn sẵn sàng mang thai. Sau khi rụng trứng, progesterone sẽ làm lớp nội mạc tử cung (lớp lót bên trong tử cung) phát triển, chuyển sang dạng chế tiết để chuẩn bị cho tế bào trứng được thụ tinh. Nếu việc thụ tinh không xảy ra, nồng độ progesterone sẽ giảm xuống và bạn bắt đầu có kinh nguyệt. Nếu trứng thụ tinh ở thành tử cung, progesterone sẽ giúp duy trì lớp nội mạc này trong suốt thai kỳ.

- Progesterone còn được coi là một hormone an thai do có tác dụng ngăn chặn các cơn co tử cung, giúp cổ tử cung của người mẹ luôn đóng kín.

- Duy trì duy trì nồng độ cao trong suốt thai kỳ nên sẽ có tác dụng ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.

- Tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi.

- Hỗ trợ tuyến vú phát triển trong suốt thai kỳ, có vai trò trong quá trình tạo sữa sau sinh

- Tạo nút nhầy cổ tử cung người mẹ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Nếu lượng progesteron thấp, niêm mạc tử cung mỏng sẽ rất khó khăn cho quá trình thụ thai. Trường hợp xấu, quá trình làm tổ của trứng còn không thể xảy ra được, dẫn đến hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.

Nếu như mang thai được bình thường mà lượng progesteron thấp cũng gặp rắc rối trong quá trình thai nhi phát triển. Lúc này, lượng progesteron không đủ khiến niêm mạc tử cung không phát triển, không gian chứa em bé sẽ rất chật hẹp và gây ra một số tình trạng nguy hiểm như: chảy máu âm đạo, cơ thể bị tăng áp bất thường, hoặc sảy thai, lưu thai…

Đối với phụ nữ không mang thai mà nồng độ progesteron thấp có thể bị chảy máu tử cung, mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó thụ thai, hiếm muộn. Cùng với đó, nếu như nồng độ progesteron quá thấp sẽ dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố gây nên các triệu chứng như:

- Tăng cân nhẹ

- Suy giảm chức năng ham muốn tình dục

-Tâm lý không ổn định, stress, trầm cảm

- Kinh nguyệt không đều, xuất hiện các dấu hiệu tiền mãn kinh

- Ngực bị căng tức, xơ nang vú

- Có nguy cơ ung thư tử cung, nội mạc tử cung, u xơ tử cung, mắc các bệnh về tuyến giáp.

Việc xét nghiệm progesterone (PGSN) giúp bác sĩ xác định nồng độ progesterone có quá thấp không. Đồng thời cho bạn biết tại sao bạn gặp khó khăn trong việc mang thai, cũng như xác định khả năng rụng trứng.

Tác dụng của estrogen và progesterone như thế nào

2. Các dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết tố

+ Rối loạn giấc ngủ:

Nếu bạn đang bị rối loạn giấc ngủ như không ngủ đủ giấc, hoặc chất lượng giấc ngủ suy giảm, thì nội tiết tố của bạn có thể đang có vấn đề. Progesterone một loại hormone do buồng trứng tiết ra, giúp bạn dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu mức độ của loại hormone thấp hơn bình thường, sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Estrogen thấp có thể kích hoạt các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, cả hai triệu chứng này đều có thể khiến bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ.

+ Chu kỳ kinh nguyệt không đều:

Hầu hết phụ nữ có kinh nguyệt đến sau 21 đến 35 ngày. Nếu kinh nguyệt không đến vào cùng một thời điểm mỗi tháng hoặc mất vài tháng, điều đó có nghĩa là bạn có quá nhiều hoặc quá ít một số loại hoóc môn nhất định (ví dụ: estrogen và progesterone). Nếu bạn ở độ tuổi 40 hoặc giai đoạn đầu của tuổi 50, thì đây có thể là dấu hiệu của tiền mãn kinh hoặc đây là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác, như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

+ Mụn trứng cá mãn tính:

Có mụn trứng cá trước hoặc trong thời kỳ hành kinh là điều bình thường, tuy nhiên mụn trứng cá kéo dài có thể là triệu chứng của các vấn đề về hormone. Nguyên nhân là do lượng dư thừa androgen có thể khiến tuyến dầu của bạn làm việc quá sức. Androgens cũng ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông. Cả hai yếu tố này có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.

+ Vấn đề về bụng:

Ruột của bạn được lót bằng các tế bào nhỏ gọi là thụ thể đáp ứng với estrogen và progesterone. Khi các hormone này cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong cách bạn tiêu hóa thức ăn. Đó là lý do tại sao các triệu chứng như: Tiêu chảy, đau dạ dày, đầy hơi và buồn nôn có thể tăng lên hoặc trở nên tồi tệ hơn trước và trong thời gian hành kinh của bạn.

+ Suy nghĩ không rõ ràng:

Những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone có thể khiến đầu bạn khó nhớ mọi thứ. Một số chuyên gia cho rằng estrogen có thể tác động đến các hóa chất trong não được gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Các vấn đề về khả năng chú ý và các vấn đề về trí nhớ. Ngoài ra, đây cũng là triệu chứng liên quan đến bệnh tuyến giáp. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn gặp khó khăn trong việc suy nghĩ rõ ràng.

+ Mệt mỏi liên tục:

Mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của mất cân bằng hormone. Progesterone dư thừa có thể làm bạn buồn ngủ. Và nếu tuyến giáp của bạn sản xuất ra quá ít hormone tuyến giáp, nó có thể làm hao mòn năng lượng của bạn. Một loại xét nghiệm máu đơn giản được gọi là thyroid panel, có thể cho bạn biết mức độ của hormone tuyến giáp có quá thấp hay không.

+ Thèm ăn và tăng cân:

Khi bạn cảm thấy buồn hoặc bị kích thích thì đó có thể là lúc cơ thể bạn đang bị giảm nồng độ estrogen khiến bạn có thể muốn ăn nhiều hơn.

+ Tâm trạng thất thường và trầm cảm:

Việc giảm nội tiết tố hoặc thay đổi nhanh chóng về nồng độ của nội tiết tố có thể gây ra tâm trạng buồn bã.

+ Nhức đầu:

Rất nhiều yếu tố có thể kích hoạt triệu chứng này. Nhưng đối với một số phụ nữ nguyên nhân có thể do suy giảm estrogen gây ra. Nhức đầu thường xuyên hoặc thường xuyên xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi tháng có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ hormone này của bạn có thể đang thay đổi.

+ Giảm ham muốn tình dục:

Nếu nồng độ testosterone thấp hơn bình thường, có thể khiến bạn giảm ham muốn tình dục.

+ Khô âm đạo:

Thỉnh thoảng xuất hiện khô âm đạo cũng là bình thường. Nhưng nếu triệu chứng này thường xuyên xuất hiện thì nhiều khả năng là do nồng độ estrogen thấp. Các hormone giúp mô âm đạo giữ ẩm và sạch sẽ. Nếu estrogen của bạn giảm do mất cân bằng nội tiết tố và làm giảm dịch âm đạo.

+ Thay đổi ở vú:

Suy giảm estrogen có thể làm cho mô vú của bạn bớt dày đặc hơn. Và sự gia tăng hormone có thể làm dày mô vú, thậm chí gây ra các cục hoặc u nang mới. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy dấu hiệu thay đổi ở vú, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào khác khiến bạn lo lắng.

3. Làm gì khi bị mất cân bằng nội tiết tố

Hằng ngày các tế bào trong cơ thể của chúng ta vẫn hoạt động không ngừng nghỉ để tiết ra được một lượng hormone cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, không phải lúc nào lượng hormone được tiết ra này cũng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu mà cơ thể cần thiết. Chính vì thế khi bị thiếu hụt estrogen và progesterone, bạn cần có phương pháp giúp cân bằng bổ sung estrogen và progesterone cho cơ thể một cách hợp lý.

+ Thực phẩm bổ sung estrogen và progesterone:

Estrogen và progesterone không chỉ được sản sinh trong cơ thể mà còn có trong nhiều loại rau củ tự nhiên. Vậy còn chần chừ gì nữa mà chị em chưa note lại danh sách các thực phẩm tự nhiên bổ sung estrogen và progesterone dưới đây:

- Hạt lanh: Loại hạt này có chứa các phytoestrogen được gọi là lignans, không chỉ có tác dụng bổ sung estrogen và progesterone mà còn hỗ trợ phòng ung thư vú và bệnh tim mạch.

- Củ dền, củ mài: có chứa pregnenolone hỗ trợ sinh sản ra estrogen và progesterone.

- Rau có màu xanh đậm: như súp lơ xanh, rau họ cải…có chứa DIM có khả năng kích thích cơ thể tiết ra estrogen và progesterone.

- Thực phẩm giàu vitamin B6: như quả óc chó, ngũ cốc, thịt nạc đỏ, thịt gia cầm, chuối, đậu, khoai tây, hải sản,… để duy trì mức độ cần thiết của progesterone, nếu thiếu vitamin này có thể làm giảm sản xuất progesterone.

- Dầu oliu, trái cây sấy khô, lúa mì,… có thể hỗ trợ cơ thể tăng tổng hợp estrogen và progesterone.

Các loại trái cây: Đào, mận, dưa hấu, dâu tây, quả mâm xôi…

+ Thói quen sống tốt:

Trong cuộc sống, chị em cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress, giữ tinh thần thoải mái, tươi trẻ. Chú ý hơn đến việc duy trì luyện tập thể dục đều đặn để mang lại hiệu quả tốt.

Hạn chế tối đa các thói quen xấu như: ăn đồ ăn nhanh, thức khuya, dùng chất kích kích gây nghiện, ít vận động, hay lạm dụng thuốc kháng sinh chính là cách bổ sung nội tiết tố nữ đơn giản mà ai ai cũng có thể thực hiện được.

+ Hỗ trợ cân bằng nội tiết tố bằng Eluna giúp cân bằng nội tiết tố nữ một cách tự nhiên:

Eluna dưới dạng viên nang, được chế xuất từ những nguyên liệu tự nhiên, bao gồm những thành phần chăm sóc sức khoẻ cho nữ giới một cách toàn diện nhờ sự kết hợp đặc biệt của L-Arginine, Selenium, Indole-3-Carbinol với 10 loại thảo dược quý hiếm cùng với các vitamin A, C, E, Vitamin nhóm B (B1,2,3,5,6,7,9,12) và các muối  khoáng: sắt, kẽm,  kẽm, calcium,magie… giúp cân bằng nội tiết tố nữ, điều hòa kinh nguyệt, chống lão hóa, bồi bổ khí huyết.

Eluna - giúp điều hòa kinh nguyệt ở chứng rối loạn kinh nguyệt do nội tiết tố gây ra giúp cho người phụ nữ có cảm giác thoải mái và thăng hoa trong đời sống tình dục. Sản phẩm giúp khắc phục được các triệu chứng khó chịu như: cơn bốc hoả, nóng bừng, toát mồ hôi đêm, nóng giận vô cớ, hồi hộp, lo âu, da nhăn, tóc khô, âm đạo khô, đau khi quan hệ…

Eluna giúp tăng khoái cảm khi “yêu” của chị em bằng cách nâng cao hoạt động chuyển hoá, sản sinh hormone và các chất xúc tác tình dục giúp nâng cao cảm hứng, giúp bảo vệ bộ phận sinh dục nữ, chống viêm ngứa, giúp giảm đau mỏi do những rối loạn ở giai đoạn mãn kinh. Eluna giúp tăng cường kích thích để cơ thể sản sinh estrogen, progesterone, testosterone ... một cách tự nhiên nhất. Từ đó giúp người phụ nữ cải thiện tình trạng ham muốn tình dục một cách lành mạnh và lâu dài.

ELUNA - thực phẩm chức năng cân bằng nội tiết tố nữ

eluna

Eluna hiệu quả cao và an toàn cho:

-    Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh
-    Phụ nữ ở tuổi trưởng thành
-    Phụ nữ lão hóa sớm
-    Phụ nữ giảm nhu cầu sinh hoạt tình dục
-    Phụ nữ lãnh cảm.

Eluna - Sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp sản sinh estrogen tự nhiên, bổ sung hỗn hợp vitamin, khoáng và chiết xuất thảo dược, giúp bồi bổ khí huyết, giúp chống lão hóa, hỗ trợ phục hồi và duy trì sự linh hoạt, trẻ trung cho nữ giới.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Eluna giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sinh lý nữ

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem tác dụng của estrogen và progesterone như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Cách tăng nội tiết tố nữ tự nhiên - BNC medipharm

>>> Những thực phẩm gây rối loạn nội tiết tố nữ

>>> Thiếu nội tiết tố nữ nên ăn gì? - BNC medipharm

Viết bình luận