Cây ngũ gia bì là một loại cây quen thuộc tại Việt Nam. Loại cây này vừa dùng để làm cảnh đẹp vừa là vị thuốc được đông y hay dùng. Vậy tác dụng của cây ngũ gia bì như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của loại cây này với sức khỏe như thế nào.
Tác dụng của cây ngũ gia bì với sức khỏe như thế nào?
1. Tổng quan về cây ngũ gia bì
Cây Ngũ Gia Bì còn có tên gọi khác là cây Ngũ gia bì chân chim, Sâm Non, Sâm Nam. Ngũ gia bì là một loại cây quý, thường được trồng làm trang trí nội thất, đại sảnh, phòng khách, hành lang và sân vườn.
Đặc điểm hình thái:
Cây Ngũ gia bì là cây thân cứng, chiều cao cây có thể lên đến 1.5m. Thân cây Ngũ gia bì dẻo dai và giàu sức sống, có hình dáng đẹp thường được người chơi cây kiểng ưa thích trồng trong chậu hoặc hòn non bộ. Cây ngũ gia bì có hệ rễ phát triển mạnh, có nhiều rễ phụ mọc từ thân cây bám chắc vào đất và chậu cây.
Cây ngũ gia bì có lá xoè ra giống hình bàn tay rất đặc trưng. Mỗi cụm lá có 6 – 8 lá mọc từ một cuống duy nhất, cuống lá dài và mảnh nhưng dẻo dai.
Đặc điểm sinh học:
Cây Ngũ gia bì ưa ánh sáng nhẹ, sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và chịu lạnh khá tốt. Ngũ gia bì là loại thường xanh quanh năm, có sức sống rất cao, muốn nhân giống cây ngũ gia bì chỉ cần cắt một đoạn cành cũ vỏ cây đã sần sùi và ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ sau đó găm vào đất ẩm có đầy đủ dinh dưỡng là có thể phát triển thành một cây Ngũ gia bì mới.
Ứng dụng và ý nghĩa:
Cây Ngũ gia bì còn có tác dụng chữa nhiều căn bệnh như gân cốt, đau nhức xương khớp, trừ phong, suy nhược cơ thể, kháng viêm, giảm đau…Bởi vậy bên cạnh vẻ đẹp độc lạ, cây Ngũ gia bì còn được xếp vào hàng cây cảnh đẹp cao cấp và đắt tiền.
Ngũ gia bì còn có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả, nhiều gia đình sống ở vùng ẩm thấp hoặc cây cối um tùm thường trồng vài chậu Ngũ gia bì trong nhà vừa có khả năng đuổi muỗi vừa thanh lọc được nhiều độc tố rất tốt cho sức khoẻ.
Ngũ gia bì thường được trồng làm cây cảnh ở hành lang, đại sảnh hoặc cửa hàng. Cây Ngũ gia bì cũng rất thích hợp để trồng trong sân vườn kết hợp với các loại cây cảnh Bonsai khác tạo nên vẻ đẹp hài hoà.
Chậu cây Ngũ gia bì để bàn có chiều cao khoảng 40cm rất phù hợp để trang trí ở bàn làm việc, bàn tiếp khách, quầy lễ tân, thu ngân hoặc trang trí ở phòng bếp gia đình, Ngũ gia bì phát ra tinh dầu thơm dễ chịu đồng thời mang lại cho bạn bầu không khí trong lành sảng khoái.
2. Công dụng của cây ngũ gia bì với sức khỏe như thế nào?
Trong Đông y cây ngũ gia bì được sử dụng để giúp con người hạn chế và hỗ trợ điều trị 1 số bệnh. Tiêu biểu như:
+ Giảm căng thẳng, lo âu, ổn định tinh thần: Cây ngũ gia bì sẽ giúp sự mệt mỏi và hưng phấn ở các dây thần kinh TW được cân bằng. Dù giúp bạn hưng phấn thật đấy nhưng không hề ảnh hưởng đến giấc ngủ chút nào cả.
+ Đánh tan cảm giác mệt mỏi: Cây ngũ gia bì được đánh giá giúp cơ thể khỏe mạnh còn hơn cả nhân sâm nữa đấy! Nó sẽ giúp cơ thể chống chọi được với nhiều trường hợp khắc nghiệt hơn. Ví dụ như nhiệt độ cao quá, thấp quá hay thiếu oxy chẳng hạn. Ngoài ra thì cây còn được sử dụng để tiêu độc, chống nhiễm phóng xạ, ổn định huyết áp, nâng cao thể lực và trí lực,… Hơn thế nữa nó còn có khả năng nâng cao đời sống tình dục và ngăn chặn lão hóa.
+ Hệ miễn dịch khỏe mạnh: Ngũ gia bì là liều thuốc tự nhiên giúp bạn tăng thể trọng của lách lên. Từ đó giúp việc kháng thể cũng được hình thành nhanh chóng theo. Ngoài ra cây ngũ gia bì cũng được người ta nghiên cứu là có nhiều chất chống viêm nhiễm, các tác nhân gây hại. Đặc biệt là sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Và còn cả đẩy mạnh hệ miễn dịch nữa. Chưa dừng lại ở đó, cây ngũ gia bì còn có thể làm tiêu đờm, giảm ho, giảm huyết áp,…
+ Điều trị chứng thấp khớp: 120g ngũ gia bì, 120g tùng tiết và 120g mộc qua. Sau khi phơi khô thì nghiền bột mịn. Khi nào dùng thì lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước. Ngày uống 2 lần là được.
+ Cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức xương, chống suy nhược cơ thể và liệt dương: Đầu tiên đem ngũ gia bì phơi khô rồi lấy 1 lạng sao vàng lên. Sau đó cho vào bình ngâm với 1l rượu. Độ rượu ít nhất 30 độ là được. Mỗi ngày lắc 1 lần cho dưỡng chất mau tiết ra. Sau 10 ngày là dùng được rồi. Khi uống chỉ lấy 20ml, tối đa 40ml để uống thôi. Thời điểm tốt nhất là trước khi ăn tối để rượu phát huy hết tác dụng.
+ Giúp vết băng bó xương cốt mau lành: 40g ngũ gia bì, 40g địa cốt bì phơi khô rồi đem nghiền nhỏ. Lấy thịt gà nghiền nát ra rồi trộn với hỗn hợp trên. Đảo đều rồi đắp vào chỗ cần liền xương. Băng bó và nẹp lại. Chừng 1 tuần sau tháo nẹp là thấy xương cốt đã nối lại rồi.
+ Nâng cao sức khỏe cho phụ nữ: Tán bột 40g ngũ gia bì, 40g xích thược, 40g đương quy và 40g mẫu đơn là được. Khi nào uống lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước. Ngày dùng 2 thìa.
+ Cải thiện tình trạng thiếu bạch cầu: Vào năm 1978 người ta dùng cây ngũ gia bì để điều trị tình trạng thiếu bạch cầu cho 43 người. Kết quả thu được rất khả quan. Đến năm 1982, ở 1 nơi khác họ cũng thí nghiệm tương tự cho 22 người. Nhưng lần này là dạng viên hoàn. TRong đó có tới 19 người chuyển biến tốt. Như vậy có thể thấy ngũ gia bì có tác dụng tích cực đối với bệnh thiếu bạch cầu.
+ Giảm mỡ máu và triệu chứng đau ngực: Người ta đã thí nghiệm thuốc này trên người. Cho các bệnh nhân ngày dùng 3 lần, 3 viên/ lần. Sau từ 30 đến 90 thu được hết quả rõ rệt. Có tới gần 96% các ca co thắt ngực trong 132 ca thí nghiệm là tiến triển tốt. Còn người nào bị mỡ máu thì tất cả đều giảm cholesterol xấu. Thậm chí giảm cả Triglycerid.
+ Tăng huyết áp cho người huyết áp thấp: Người Trung Quốc ưa viên hoàn ngũ gia bì lại. Cho bệnh nhân dùng 5 viên/ lần, 3 lần/ ngày. Sau 20 ngày thu được kết quả cực kỳ khả quan.
+ Chữa trị bệnh nhồi máu não: Vào năm 1988 1 bài báo của học viên y Cam Túc đã chỉ ra rằng. Với 40ml chiết từ ngũ gia bì hòa với 300ml dịch glucose rồi truyền vào tĩnh mạch. Cứ làm đều đặn ngày 1 lần thì tất cả các ca thí nghiệm đều có kết quả cực hiệu quả.
+ Giảm tình trạng cước cóng chân tay: Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn điều chỉnh liều lượng các nguyên liệu sao cho từ 8 đến 16g là được. Miễn sao liều lượng bằng nhau. Nguyên liệu gồm ké đầu ngựa, tía tô, chỉ xác, hạt cau. Ngoài ra thêm lõi thông, ngũ gia bì và củ gấu là được. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun lấy nước uống. Uống hết trong ngày. Ngày 1 thang. Uống đến khi khỏi hẳn.
+ Điều trị eczema: Cần chuẩn bị các nguyên liệu sau với lượng bằng nhau. Cụ thể là 20g mỗi loại. Đầu tiên là cỏ dĩ, ngũ gia bì, tỳ giải, thổ phục linh. Ngoài ra cho thêm rễ gấc, bạch chỉ vào nữa. Đem các nguyên liệu sắc nước uống. Nước sắc uống 2 lần sáng và tối. Liệu trình làm 7 ngày liên tục là có kết quả.
+ Đánh bay cảm sốt: Chuẩn bị đường quy 40g, ngũ gia bì 40g, mẫu bì đơn 40g, xích thược 40g. Sau khi phơi khô thì đem nghiền bột. Khi nào uống lấy 1 thìa cà phê nhỏ hòa với nước. Ngày uống 2 thìa.
+ Hết đau họng, chảy nước mũi: Chuẩn bị cúc vàng cả cây 35g, và ngũ gia bì 15g là được. Cho các nguyên liệu đi sắc lấy nước. Uống hết trong ngày. Liên tục 3 đến 5 ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.
+ Tiêu độc, nhất là độc lá ngón hay sắn củ: Đun vỏ ngũ gia bì uống lấy nước mỗi ngày là được.
+ Giảm đau nhức xương khớp kinh niên: Ngũ gia bì, bưởi bung, trinh nữ, cát căn, ngải điệp mỗi vị 16g. Thêm tục đoạn nam 20g nữa. Cho vào nồi đun với 4 bát nước. Sắc đặc còn 2 bát thì đem nước chia đều cho 2 lần uống hết trong ngày.
+ Quai bị dẫn tới tinh hoàn bị viêm: Ngũ gia bì, lệ chi, đinh lăng mỗi vị 16g. Bạch linh, xa tiền, trần bì mỗi vị 10g. Thêm 12g bạch truật và 6g quê slaf được. Đun với 4 bát nước đến khi đặc lại chỉ còn ½ thì thôi. Sau đó chia đều cho 2 lần uống trong ngày.
+ Tăng cường chức năng sinh lý cho nam: Ngũ gia bì, thỏ ty tử, phòng sâm mỗi loại 16g. Khởi tử, thục địa, hạt sen, cấu tích, Mỗi loại 12g. Thêm nhục thung dung, phá cố chỉ, cam thảo, tầm giao mỗi loại 10g nữa. Cho các nguyên liệu vào nồi có sẵn 1800ml nước. Đun cạn đến còn 400ml thì tắt bếp. Mỗi lần uống 1 nửa lượng nước còn lại. Ngày uống 2 lần là hết.
+ Tỳ hư vị nhược, tay chân không có sức: Ngũ gia bì, biến đậu, bạch truật, đinh lăng, đương quy. Mỗi vị 16g là được. Thêm trần bì, cao lương khương, mỗi loại 10g. Cùng với 12g hoài sơn và 6g sinh khương là được. Cứ đun với 1800ml nước. Khi nào còn 400ml thì mới dùng uống. Mỗi ngày 1 thang chia uống 2 lần.
+ Giúp thận hết phù: Ngũ gia bì, mã đề, bạch truật, hương nhu trắng, ngải điệp mỗi vị 16g. Thêm quế và bào khương mỗi vị 10g. Cùng với đó là cẩu tích 12g và đinh lăng 20g. Đem sắc lấy nước. Liệu trình điều trị 7 đến 8 ngày sẽ có kết quả rõ rệt. Không chỉ giúp hết phù thận mà còn làm tiêu thũng, bổ tỳ. Bởi vì bệnh nhân đi tiểu nhiều nên giúp thận cũng khỏe hơn nữa.
+ Điều trị tỳ thấp: Ngũ gia bì, hoài sơn, lá đáng, ngải điệp, ngấy hương, đinh lăng, bạch truật mỗi vị 16g. Cùng với đó là 10g vỏ quýt khô nữa là được. Cũng đem các nguyên liệu sắc nước uống. Ngày 1 thang là ok.
+ Tăng cường chức năng của thận: Ngũ gia bì, tục đoạn, đương quy, đinh lăng, hắc táo nhân mỗi vị 16g. Cẩu tích, thục địa, khởi tử, liên nhục mỗi loại 12g. Thêm xuyên khung 10g, cam thảo 11g là đầy đủ. Sau khi các nguyên liệu được thái nhỏ thì cho vào bình rồi đổ nước ngập lên. Ủ nửa tháng thì mang đi dùng. Mỗi lần không quá 45ml. Thời điểm tốt nhất để dùng là trước bữa ăn. Ngày uống 2 lần là được.
+ Điều trị bệnh thống phong: Ngũ gia bì, trinh nữ, bồ công anh, nam tục đoạn, cà gai leo, đinh lăng, đơn hoa, cát căn, xương bồ, kinh giới. Mỗi thảo dược chuẩn bị đúng 16g. Thêm quế 10g, tất bát 12g và rễ cỏ xước 20g là đủ nguyên liệu. Đem các nguyên liệu sắc uống mỗi ngày là được. Ngày 1 thang.
+ Sau sinh mẹ bị phù nề: Ngũ gia bình, đan sâm, ích mẫu mỗi vị đúng 16g. Uất kim, bạch truật mỗi vị đúng 12g thì dừng. Tô mộc, đinh lăng mỗi vị đúng 20g. CÒn lại là hồng hoa, vỏ quyết khô, xa tiền và quế mỗi nguyên liệu đúng 10g. Đem tất cả sắc với 1800ml đến đặc còn đúng 400ml thì lấy nước đó dùng. Mỗi lần dùng 200ml. Trong ngày sẽ hết nước sắc. Sau khi dùng 1 vài thang là thấy hết phù ngay.
+ Bị hàn dẫn tới đau thần kinh: Ngũ gia bì, thổ phục linh, tang ký sinh, rễ cỏ xước và kinh giới mỗi vị đúng 16g. Thêm kiện, quế, phòng phong, cố chỉ mỗi vị đúng 10g là được. Đem sắc các nguyên liệu với nhau rồi lấy nước uống. Không chỉ hết phong hàn mà còn giúp thần kinh thoải mái hơn, không còn đau nhức nữa.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của rau cần như thế nào?
>>> Công dụng của cây râu mèo với sức khỏe con người như thế nào?
Viết bình luận