Mất ngủ mãn tính là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người gặp phải. Phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Mất ngủ mãn tính là một hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc lúc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm mà không thể ngủ trở lại được tình trạng này có thể gây ra các bệnh lý như lo âu, trầm cảm, tim mạch, cao huyết áp và có nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính.
1. Mất ngủ mãn tính là gì?
Trước khi biết mất ngủ mãn tính có chữa được không thì mọi người cần hiểu rõ về chứng mất ngủ mãn tính là như thế nào?
Mất ngủ mãn tính hay còn gọi là mất ngủ kinh niên, một hiện tượng khó đi vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giấc lúc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm mà không thể ngủ trở lại,... diễn ra trong thời gian dài từ 1 tháng trở nên.
Những người bị mất ngủ mãn tính thường chỉ ngủ được 3-4 giờ mỗi ngày và khi đã đi vào giấc ngủ thì họ thường xuyên bị tỉnh giấc, ngủ chập chờn, gặp mộng mị...
2. Phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính
2.1 Điều trị không sử dụng thuốc
+ Liệu pháp kiểm soát kích thích:
Liệu pháp kiểm soát kích thích dựa trên giả thuyết rằng mất ngủ là một phản ứng có điều kiện đối với các tín hiệu tạm thời (giờ đi ngủ) và môi trường (giường/ phòng ngủ) thường liên quan đến giấc ngủ. Theo đó, mục tiêu chính của liệu pháp kiểm soát kích thích là đào tạo bệnh nhân “gắn kết lại với giường và phòng ngủ để khởi phát giấc ngủ nhanh bằng cách hạn chế các hoạt động không tương thích với giấc ngủ (rõ ràng và tiềm ẩn) - các tín hiệu để tỉnh táo và bằng cách thực hiện một cách nhất quán lịch trình ngủ-thức.” Liệu pháp kiểm soát kích thích bao gồm các quy trình hướng dẫn sau đây chỉ đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ, chỉ sử dụng giường và phòng ngủ để ngủ và quan hệ tình dục và không xem ti vi trên giường, ra khỏi giường và đi vào phòng khác bất cứ khi nào không thể ngủ thiếp đi hoặc quay lại giấc ngủ trong vòng 15 - 20 phút và chỉ trở lại giường khi buồn ngủ trở lại, duy trì thời gian thức dậy đều đặn vào buổi sáng bất kể thời gian ngủ đêm hôm trước và tránh có giấc ngủ ngắn vào ban ngày.
Bằng chứng cho thấy liệu pháp kiểm soát kích thích có hiệu quả và phù hợp để kiểm soát chứng mất ngủ ở người cao tuổi với mức độ ảnh hưởng từ 0,81 đến 1,16 cho độ trễ giấc ngủ, 0,41 đến 0,38 cho tổng thời gian ngủ và 0,70 cho thời gian thức giấc sau khi khởi phát giấc ngủ.
+ Giới hạn giấc ngủ:
Liệu pháp giới hạn giấc ngủ bao gồm hạn chế lượng thời gian nằm trên giường để gần như phù hợp với lượng thời gian ngủ. Ví dụ: nếu một người cho biết ngủ trung bình 5 giờ mỗi đêm trong 8 giờ nằm trên giường, thì “cửa sổ ngủ” được quy định ban đầu (tức là, thời gian từ lúc bắt đầu ngủ đến lần thức dậy cuối cùng) sẽ là 5 giờ. Sau đó, thời gian cho phép trên giường được tăng thêm 15 - 20 phút trong một tuần khi hiệu quả của giấc ngủ (được định nghĩa là tỷ lệ của tổng thời gian ngủ/ tổng thời gian nằm trên giường × 100%) vượt quá 90%, giảm cùng lượng thời gian khi hiệu quả giấc ngủ thấp hơn 80% và giữ ổn định khi hiệu quả giấc ngủ nằm trong khoảng 80% đến 90%. Điều chỉnh định kỳ được thực hiện (thường là hàng tuần) cho đến khi đạt được thời gian ngủ tối ưu. Do đó, liệu pháp giới hạn giấc ngủ tạo ra tình trạng thiếu ngủ nhẹ và được cho là “thúc đẩy giấc ngủ khởi phát nhanh hơn, giấc ngủ hiệu quả hơn và ít biến đổi giữa các đêm”. Để ngăn chặn cơn buồn ngủ ban ngày quá mức, thời gian trên giường không nên dưới 5 giờ mỗi đêm. Bằng chứng cho thấy rằng liệu pháp giới hạn giấc ngủ có hiệu quả trung bình với mức độ ảnh hưởng nằm trong khoảng từ 0,85 đến 0,98 cho độ trễ giấc ngủ, (-1,06) đến 0,37 cho tổng thời gian ngủ và 0,76 cho thời gian thức giấc sau khi khởi phát giấc ngủ.
+ Liệu pháp thư giãn:
Liệu pháp thư giãn dựa vào sự quan sát rằng bệnh nhân mất ngủ thường có biểu hiện mức độ kích thích cao (sinh lý và nhận thức), cả vào ban đêm và ban ngày. Các phương pháp thư giãn được sử dụng để vô hiệu hóa hệ thống hưng phấn tăng cường, và việc lựa chọn một kỹ thuật cụ thể thay đổi tùy thuộc vào việc kích thích sinh lý hay nhận thức là mục tiêu điều trị. Các kỹ thuật dãn cơ dần dần và phản hồi sinh học tìm cách giảm kích thích cơ thể, trong khi các quy trình tập trung chú ý như đào tạo hình ảnh và dừng suy nghĩ được sử dụng để giảm kích thích nhận thức trước khi ngủ (ví dụ, suy nghĩ ám ảnh (intrusive thoughts), suy nghĩ dồn dập (racing mind)). Các liệu pháp thư giãn bổ sung (ví dụ, thở bụng, thiền, thôi miên) cũng được ủng hộ, nhưng hiện tại không có bằng chứng hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp này trong điều trị mất ngủ với mức độ ảnh hưởng rất nhỏ từ 0,81 đến 0,83 cho độ trễ khởi phát giấc ngủ, 0,25 đến 0,52 cho tổng thời gian ngủ và 0,06 khi thời gian thức dậy sau khi khởi phát giấc ngủ. Là tiền đề cho hầu hết các kỹ năng tự quản lý, tất cả các kỹ thuật thư giãn này đòi hỏi phải thực hành thường xuyên trong một vài tuần và cần có hướng dẫn chuyên môn trong giai đoạn đầu đào tạo bệnh nhân.
+ Liệu pháp nhận thức:
Liệu pháp nhận thức tìm cách thay đổi niềm tin và thái độ sai lầm về giấc ngủ. Ví dụ, những người mất ngủ “thường thể hiện nỗi lo sợ về thời gian đi ngủ và sự lo âu thực hiện (performance anxiety) trong nỗ lực kiểm soát quá trình khởi phát giấc ngủ, một số người thậm chí còn nghĩ đến những hậu quả thảm khốc của chứng mất ngủ, tất cả đều có thể làm tăng phản ứng của họ đối với giấc ngủ nghèo nàn.” Mục tiêu của liệu pháp nhận thức là cắt vòng luẩn quẩn của chứng mất ngủ, đau khổ về cảm xúc, nhận thức rối loạn và sâu hơn là rối loạn giấc ngủ. Ví dụ về các mục tiêu điều trị của liệu pháp nhận thức bao gồm những kỳ vọng về giấc ngủ không thực tế (ví dụ: “Tôi phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm”), những quan niệm sai lầm về nguyên nhân của chứng mất ngủ (ví dụ: “Chứng mất ngủ của tôi hoàn toàn do mất cân bằng hóa học trong cơ thể”), khuếch đại hậu quả của nó (ví dụ: “Tôi sẽ thất bại sau một giấc ngủ không ngon”) và sự lo âu thực hiện do những nỗ lực quá mức trong việc kiểm soát quá trình ngủ.
Những người ủng hộ liệu pháp nhận thức tin rằng “liệu pháp này bao gồm việc phát hiện các nhận thức về rối loạn giấc ngủ đặc trưng với bệnh nhân, thách thức tính hợp lệ của chúng và thay thế chúng bằng các nhận thức thay thế phù hợp hơn thông qua việc sử dụng các kỹ thuật tái tổ chức như đào tạo giao quyền lại (reattribution tranining), tái phục hồi (decatastrophizing), kiểm tra giả thuyết, đánh giá lại và chuyển sự chú ý. “Bằng chứng của chế độ can thiệp này là mạnh nhất với mức độ ảnh hưởng từ 0,93 đến 1,20 cho độ trễ khởi phát giấc ngủ, 0,28 đến 0,57 cho tổng thời gian ngủ và 0,28 cho thời gian thức dậy sau khi khởi phát giấc ngủ.
+ Giáo dục vệ sinh giấc ngủ:
Giáo dục vệ sinh giấc ngủ hướng đến các thực hành sức khỏe (ví dụ: chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng các chất gây nghiện) và các yếu tố môi trường (ví dụ: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ và nệm) có thể gây bất lợi hoặc có lợi cho giấc ngủ. Mặc dù các yếu tố này hiếm khi đủ nghiêm trọng để là nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ mạn tính, nhưng chúng có thể làm phức tạp vấn đề giấc ngủ hiện tại và cản trở tiến trình điều trị. Các khuyến cáo bổ sung – khuyến cáo có xu hướng chồng chéo với kiểm soát kích thích và giới hạn thời gian giấc ngủ, cũng có thể bao gồm giảm bớt các giấc ngủ ngắn trong ngày và giảm thời gian ngủ trên giường. Những người có giấc ngủ kém thường vệ sinh giấc ngủ tốt hơn, tuy nhiên họ cũng có các hoạt động không lành mạnh nhiều hơn so với những người ngủ tốt. Vì vậy, mục tiêu của vệ sinh giấc ngủ là thúc đẩy thực hành sức khỏe tốt hơn. Trong một phân tích gộp về vệ sinh giấc ngủ, mức độ ảnh hưởng của phương pháp này được quan sát là khiêm tốn đối với tất cả các thông số.
+ Can thiệp hành vi:
Để bệnh nhân giữ một cuốn nhật ký giấc ngủ trong 2 tuần có thể hữu ích. Tùy thuộc vào những phát hiện trong nhật ký giấc ngủ, một cuộc thảo luận về vệ sinh giấc ngủ có thể có lợi cho bệnh nhân. Việc áp dụng các thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt thường rất hữu ích cho dù bệnh nhân bị mất ngủ nguyên phát hay rối loạn giấc ngủ liên quan đến tình trạng y tế. Các nhà tâm lý học hành vi tập trung vào việc khuyến khích bệnh nhân loại bỏ hành vi không phù hợp với giấc ngủ, chẳng hạn như nằm trên giường và lo lắng, bằng cách hướng dẫn bệnh nhân rời khỏi phòng ngủ vào những thời điểm này. Các bệnh nhân có thể tự khiến họ trở thành những người mất ngủ và phương pháp điều trị tập trung vào việc huấn luyện lại bệnh nhân khỏi việc gắn kết giữa phòng ngủ với sự thao thức.
2.2 Điều trị sử dụng thuốc
Các lựa chọn điều trị bao gồm:
+ Lựa chọn đầu tiên
- Nhóm thuốc Benzodiazepin:
Các thuốc benzodiazepin thường được kê đơn để điều trị chứng mất ngủ. Những loại thuốc ngủ này giảm độ trễ khởi phát giấc ngủ và tổng số lần thức tỉnh bằng cách tăng tổng thời gian ngủ. Các thuốc benzodiazepin tăng cường tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh ức chế gamma-amino butyric acid (GABA) bằng cách tăng ái lực của GABA đối với thụ thể của nó. Các thuốc benzodiazepin gắn không chọn lọc với vị trí dị lập thể và ảnh hưởng đến phức hợp thụ thể GABA-A, dẫn đến tăng số lượng ion clorua xâm nhập vào tế bào khi GABA tương tác với thụ thể và do đó tăng cường hoạt động ức chế của GABA. Cơ chế này giải thích cho tác dụng an thần, giải lo âu, giãn cơ và chống co giật của nhóm thuốc này. Năm loại thuốc benzodiazepin (estazolam, flurazepam, quazepam, temazepam và triazolam) có một chỉ định được FDA phê duyệt để kiểm soát chứng mất ngủ. Liều dùng, đặc tính dược động học (tốc độ hấp thu, phân phối và thời gian bán thải) và tỷ số lợi ích – nguy cơ nên được xem xét khi lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả để giảm thiểu tác dụng phụ, và tránh sử dụng các loại thuốc benzodiazepin có tác dụng kéo dài với các chất chuyển hóa có hoạt tính ở người cao tuổi.
+ Thuốc ngủ không chứa benzodiazepin.
- Zopiclon:
Zopiclon là thuốc ngủ không chứa benzodiazepin, thuộc nhóm cyclopryrrolon. Zopiclon có hiệu quả để giảm độ trễ khởi phát giấc ngủ và tỉnh giấc về đêm và tăng tổng thời gian ngủ. Zopiclon làm trì hoãn khởi phát giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh (REM) nhưng không làm giảm đồng thời tổng thời gian của (REM). Hiệu ứng dội ngược đã được báo cáo nhưng rất nhỏ. Tỷ lệ gặp tác dụng phụ thấp ở liều khuyến cáo (3,75-7,5 mg).
- Zolpidem:
Zolpidem là thuốc ngủ không chứa benzodiazepin, thuộc nhóm imidazopyridin. Zolpidem có tác dụng gây ngủ và ít có tác dụng giãn cơ, chống co giật, và an thần, vì zolpidem ưu tiên gắn với phức hợp của thụ thể GABA-A và phân nhóm alpha-1. Zolpidem có hiệu quả để giảm độ trễ khởi phát giấc ngủ và tỉnh giấc về đêm và tăng tổng thời gian ngủ. Hiệu ứng dội ngược là rất nhỏ. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn ngủ, chóng mặt và đau đầu.
- Zaleplon:
Zaleplon giống như zolpidem, thuộc nhóm imidazopyridin - nhóm thuốc ngủ không chứa benzodiazepin. Đặc tính dược lý của hai loại thuốc này là tương tự nhau; tuy nhiên, zaleplon có thời gian tác dụng rất ngắn. [48] Zaleplon có hiệu quả để giảm thời gian khởi phát giấc ngủ, nhưng không hiệu quả để giảm tỉnh giấc vào ban đêm hoặc tăng tổng thời gian ngủ. Không có tác dụng an thần vào ngày hôm sau hoặc mất ngủ dội ngược được ghi nhận với zaleplon khi dùng ở liều khuyến cáo (5 - 10 mg).
- Eszopiclon:
Eszopiclon là đồng phân lập thể hoạt động của zopiclon, hoạt động như một chất chủ vận của các thụ thể benzodiazepin (BNZ). Thuốc hấp thu tốt qua đường uống, khoảng 3 mg eszopiclon tương đương với 10 mg diazepam. Mặc dù được FDA phê duyệt cho mục đích kiểm soát chứng mất ngủ mạn tính, nhưng đã có một số báo cáo về tác dụng phụ như đau đầu, buồn ngủ ban ngày, không phối hợp được cử động, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, giảm ham muốn tình dục, đau bụng kinh và tăng kích thước vú ở nam giới, dẫn đến một tác giả đã nhận xét rằng tỷ số lợi ích – nguy cơ nên được cân nhắc cẩn thận do các tác dụng bất lợi có thể xảy ra như ung thư, nhiễm trùng và tử vong.
- Ramelteon:
Ramelteon là một chất chủ vận melatonin, hoạt động bằng cách gắn có chọn lọc với các thụ thể melatonin (MT1, MT2) trong nhân trên chéo (SCN). Gần đây ramelteon cũng đã được phê duyệt để điều trị chứng mất ngủ và là loại thuốc kê đơn không theo lịch trình duy nhất có sẵn ở Hoa Kỳ để điều trị chứng mất ngủ. Ramelteon đã được chứng minh là có hiệu quả ở người cao tuổi.
Không có thuốc cụ thể nào trong nhóm này được khuyến cáo là tốt hơn so với các thuốc khác theo nghĩa chung; mỗi thuốc trong nhóm đều có tác dụng tích cực đối với độ trễ giấc ngủ, tổng thời gian ngủ (TST) và/ hoặc thời gian thức dậy sau khi khởi phát giấc ngủ (WASO) trong các thử nghiệm có đối chứng với giả dược.
+ Thuốc chống trầm cảm:
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) như amitriptylin, doxepin và nortriptylin có hiệu quả trong việc gây ngủ và cải thiện giấc ngủ liên tục. Các tác nhân này nên được sử dụng ở liều thấp nhất có hiệu quả để giảm thiểu tác dụng kháng cholinergic và giảm thiểu tác dụng kéo dài dẫn truyền tim, đặc biệt là ở người cao tuổi. Khả năng quá liều của TCAs lớn hơn so với các thuốc ngủ khác, và tác dụng an thần ban ngày có thể là đáng kể.
- Trazodon:
Trazodon là một thuốc chống trầm cảm mạnh, có tác dụng cải thiện tính liên tục của giấc ngủ và là một lựa chọn thích hợp ở những người dễ lạm dụng chất gây nghiện, do thuốc không nằm trong nhóm chất gây nghiện hoặc gây dung nạp thuốc. Trazodon cũng được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm kích thích như một số SSRI và bupropion ở bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ. Tác dụng ức chế adrenergic có thể dẫn đến an thần quá mức và hạ huyết áp thế đứng, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi. Nguy cơ cương đau dương vật kéo dài - một tình trạng đau đớn, cương cứng kéo dài ở nam giới, là rất hiếm gặp. Các thuốc chống trầm cảm khác bao gồm mirtazapin cũng được sử dụng do đặc tính an thần của chúng. Bằng chứng về hiệu quả của các thuốc thuộc nhóm này khi được sử dụng một mình là tương đối yếu và do đó không có tác nhân cụ thể nào được khuyến cáo là tốt hơn so với các tác nhân khác trong cùng nhóm.
+ Các thuốc kháng histamin:
Thuốc kháng histamin có mặt trong nhiều loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn (OTC). Các tác nhân này có hiệu quả cho chứng mất ngủ nhẹ; tuy nhiên, tác dụng an thần vào ngày hôm sau có thể là một vấn đề. Thuốc kháng histamin thường gây suy yếu tâm lý và có tác dụng kháng cholinergic. Dung nạp thuốc có thể xảy ra khi sử dụng nhiều lần và bằng chứng về hiệu quả và an toàn của nhóm thuốc này là rất hạn chế.
+ Các thuốc điều trị thay thế:
Đây là những loại thuốc có bằng chứng khác nhau và chỉ hữu ích trong một số trường hợp cụ thể.
Cây nữ lang (valerian) là một cây lâu năm dường như làm tăng nồng độ GABA trong các nghiên cứu trên động vật, nhưng cơ chế chính xác chưa được biết đến. Cây nữ lang không nên được sử dụng để kiểm soát chứng mất ngủ cấp tính vì tác dụng gây ngủ của nó bị trì hoãn trong 2-4 tuần. Cây nữ lang dường như được dung nạp tốt; tuy nhiên, có thể gây đau đầu và buồn ngủ vào ban ngày [63] và hiện vẫn đang được đánh giá.
Các loại thảo mộc khác được sử dụng để thúc đẩy giấc ngủ bao gồm cỏ long ba (skullcap), hoa lạc tiên, cây anh túc California và bạc hà chanh. Melatonin và l-tryptophan là hai phân tử khác đang được đánh giá để điều trị chứng mất ngủ mạn tính. Hiện tại có rất ít bằng chứng cho việc sử dụng chúng. Indiplon, một chất có ảnh hưởng đến GABA khác, gần đây đã được nghiên cứu, và hiện đã không còn được sử dụng do độc tính của nó.
Người bệnh mất ngủ mãn tính nên tham khảo sử dụng sản phẩm PM Nature Pro bao gồm các thảo dược tự nhiên giúp bạn có giấc ngủ hoàn hảo.
PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.
Công dụng PM Nature Pro giúp:
- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ
- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…
- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung
- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý
- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…
- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)
- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn
- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…
- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não
- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể
Đối tượng sử dụng:
Người trưởng thành mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Trẻ em bị rối loạn tăng động, giảm chú ý, tự kỷ cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> PM Nature Pro - Tái tạo giấc ngủ tự nhiên bằng thảo dược
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ BÌNH NGHĨA
Nhập Khẩu - SĐK: 10741/2021/ĐKSP
3. Triệu chứng của mất ngủ mãn tính
Người bệnh mất ngủ mãn tính có thể nhận biết qua các triệu chứng sau:
Hay bị tỉnh giấc nhưng lại khó đi vào giấc ngủ trở lại.
Trằn trọc khó đi vào giấc ngủ.
Thường thức giấc sớm.
Không có cảm giác nghỉ ngơi, phục hồi sau khi ngủ dậy.
Thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy.
Cảm thấy lờ đờ, uể oải, không tỉnh táo và hay buồn ngủ vào ban ngày.
Người bị mất ngủ kinh niên thường cảm thấy khó tập trung, giảm sự chú ý và ghi nhớ.
Thấy khó chịu, lo âu hoặc trầm cảm.
Hay bị căng thẳng và nhức đầu…
Cảm thấy khó đưa ra quyết định sáng suốt.
Tâm trạng hay bồn chồn, dễ cáu giận.
Có thể bị ảo giác.
Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng nặng hoặc nhẹ khác nhau.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu phương pháp điều trị mất ngủ mãn tính an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Bài thuốc trị mất ngủ kinh niên như thế nào?
>>> Cách điều trị rối loạn lo âu mất ngủ như thế nào?
>>> Mất ngủ thường xuyên bị bệnh gì? - BNC medipharm
Nguồn tham khảo: nhipcauduoclamsang.com, duocphamvinhgia.vn, vinmec.com
Viết bình luận